Quân đội Mỹ cần ít nhất 600 tàu chiến để đối phó với Trung Quốc

01/11/2012 07:34
Đông Bình
(GDVN) - Tờ “Nhật báo phố Wall” đã so sánh cán cân sức mạnh giữa Hải quân Mỹ và Trung Quốc, đáng chú ý là có liên quan đến tranh chấp biển Đông.
Báo Mỹ so sánh sức mạnh hải quân giữa Mỹ và Trung Quốc
Báo Mỹ so sánh sức mạnh hải quân giữa Mỹ và Trung Quốc

Ngày 28/10, tờ “Nhật báo phố Wall” đăng bài viết của Mark Helprin, nhà nghiên cứu lâu năm của Viện nghiên cứu Clermont Mỹ cho biết, khi đáp trả lại quan điểm “số lượng tàu chiến của Hải quân Mỹ còn xa mới bằng đầu thế kỷ trước” của ứng cử viên Tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa Mitt Romney, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nói rằng, tính chất của quân Mỹ đã thay đổi, hơn nữa quân Mỹ có các trang bị quân sự mạnh như tàu sân bay và tàu ngầm.

Tuy nhiên, Mark Helprin chỉ ra rằng, đối mặt với Hải quân Trung Quốc hiện nay, thực lực hiện có của Hải quân Mỹ chưa chắc chắn sẽ hỗ trợ cho chính sách biển Đông của họ.

Ông chỉ ra, hiện nay, Trung Quốc đang hiện đại hóa lực lượng quân sự của họ một cách có mục đích, có hiệu quả và thành công, không ngừng thu hẹp khoảng cách chất lượng về trang bị quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc.

Chẳng hạn, 20 năm trước, Trung Quốc chỉ sở hữu 1 tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo, Mỹ sở hữu 34 chiếc, nhưng hiện nay họ sở hữu 3 tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo (sắp trang bị thêm 2 chiếc), còn Mỹ sở hữu 14 chiếc.

Tính theo chiều ngang trong cùng 1 thời gian, tổng số tàu ngầm của Trung Quốc từ 94 chiếc giảm xuống còn 71 chiếc, trong khi đó số lượng tàu ngầm của Mỹ từ 121 chiếc giảm xuống còn 71 chiếc.

Trong khi không ngừng thu nhỏ khoảng cách về số lượng, thì Trung Quốc đang liên tục thu nhỏ khoảng cách về chất.

Cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ
Cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ

Trong một cuộc tranh luận về chính sách ngoại giao gần đây, Tổng thống Obama trả lời đối thủ của ông rằng: “Thống đốc Romney có lẽ không bỏ ra nhiều thời gian cho công việc của quân đội chúng ta. Ví dụ, ngài đã nói đến Hải quân, nói rằng tàu chiến hiện có của Mỹ ít hơn năm 1916.

Vâng, thưa ngài Thống đốc, ngựa chiến và lưỡi lê của chúng ta ít hơn, bởi vì tính chất của quân đội chúng ta đã thay đổi. Chúng ta sở hữu tàu sân bay có thể mang theo máy bay, chúng ta sở hữu tàu chiến có thể hoạt động dưới nước, sở hữu tàu ngầm hạt nhân. Vì vậy, vấn đề không phải ở chỗ xung đột giữa các tàu chiến đòi hỏi phải tính toán số lượng, mà là ở trong khả năng của chúng ta”.

Ngựa chiến của quân Mỹ đã được thay thế bằng xe tăng và máy bay trực thăng, lưỡi lê đã được thay thế bằng xe bọc thép và pháo tự động tầm xa, như vậy, đối với Hải quân, thì cái gì đã thay thế tàu chiến? Helprin chỉ ra, trên thực tế, ngoài lưỡi lê được thay thế bằng phòng thủ tên lửa, đạn dẫn đường chính xác, máy bay trang bị cho tàu sân bay có phạm vi hành trình rộng, thì khả năng tác chiến săn ngầm, tác chiến thủy lôi, đưa tàu chiến quay trở lại chiến trường của Hải quân Mỹ đều đã ít nhiều giảm xuống, hơn nữa số lượng tàu chiến của Mỹ cũng giảm so với trước đâ - báo TQ viện lời tuyên truyền.

Chẳng hạn, chính sách ngoại giao của Hillary ở biển Đông đến hiện giờ vẫn chưa thực sự mạnh, bởi vì Mỹ chỉ đưa ra các tuyên bố và không được hậu thuẫn đầy đủ bởi sức mạnh quân sự cho các tuyên bố đó, ngay cả khi hiện nay sức mạnh của Hải quân Trung Quốc không bằng 1/2 trong vòng 10 năm nữa.

Cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ trên biển Đông.
Cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ trên biển Đông.

Về tàu chiến mặt nước, hay còn gọi là tàu nổi, cán cân số lượng giữa Trung Quốc và Mỹ càng rõ. Tàu nổi chính của Trung Quốc từ 56 chiếc tăng lên 78 chiếc, trong khi số lượng tàu nổi của Mỹ từ từ 207 chiếc giảm xuống còn 114 chiếc.

Ngoài sự thay đổi về số lượng, Trung Quốc liên tục chế tạo các loại vũ khí trang bị cần thiết nhằm vào Mỹ như tên lửa chống hạm, ngư lôi tốc độ cao và tên lửa lướt biển, tàu chiến trang bị tên lửa, trong khi đó Mỹ ít có hoặc không có biện pháp ứng phó - báo TQ tuyên truyền.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles, Hải quân Mỹ
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles, Hải quân Mỹ

Trung Quốc hoàn toàn không phải là đối thủ tiềm tàng trên biển duy nhất của Mỹ được trang bị máy bay, tên lửa hạm đối hạm và radar vượt tầm nhìn.

Đối với vấn đề này, Helprin chỉ ra rằng, đáp án của vấn đề này không phải là ít ở 300 chiếc, không phải là 200 chiếc mà Hải quân Mỹ muốn đạt được, cũng không phải 330 hoặc 350 chiếc, mà là 600 chiếc như thập niên 80 của thế kỷ trước, mới thích hợp ứng phó với Trung Quốc, nước đang trỗi dậy nhanh chóng thành cường quốc biển.

Xu thế này đã rất rõ ràng và đáng lo ngại. Nhưng, điều đáng chú ý là, hiện nay, hiệp hội ngành đóng tàu Mỹ chỉ có 6 nhà máy đóng tàu chủ yếu, trong khi đó Trung Quốc có hơn 100 nhà máy đóng tàu. Sau khi Trung Quốc tự tin với hệ thống vũ khí trên biển của họ, thì họ có thể sản xuất quy mô lớn, dần dần đuổi kịp Mỹ.

Biên đội tàu chiến của Hải quân Trung Quốc.
Biên đội tàu chiến của Hải quân Trung Quốc.

Đông Bình