Trục quan hệ Trung - Nhật - Hàn đang có xu hướng gì đáng chú ý?

06/07/2013 14:00
Việt Dũng
(GDVN) - Theo bài báo, Tổng thống Hàn Quốc đã phá thông lệ, đến thăm Trung Quốc trước mà chưa thăm Nhật Bản, đây là một động thái khác thường.
Ngày 27 tháng 6 năm 2013, tại Bắc Kinh, Tổng thống Hàn Quốc bà Park Geun-hye và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tổ chức hội đàm
Ngày 27 tháng 6 năm 2013, tại Bắc Kinh, Tổng thống Hàn Quốc bà Park Geun-hye và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tổ chức hội đàm

Ngày 29 tháng 6, tờ “Kyoto Shimbun” Nhật Bản đăng bài viết nhan đề "Tìm kiếm hợp tác Đông Á và lợi ích chung". Tờ Tân Hoa Xã sử dụng dữ liệu bài báo này và đã có bài bình luận về quan hệ Trung - Nhật - Hàn giai đoạn hiện nay.

Theo bài viết của Tân Hoa Xã, trên nền tảng quan hệ kinh tế, Trung Quốc và Hàn Quốc cũng đang nhanh chóng "dựa vào nhau" trong lĩnh vực ngoại giao và bảo đảm an ninh. Lần này, hội đàm cấp cao của hai bên ở Bắc Kinh rất có ý nghĩa tượng trưng. Nếu quan hệ giữa hai nước Trung-Hàn với Nhật Bản tiếp tục lạnh nhạt, như vậy sự ổn định của khu vực Đông Á cũng khó mà trông đợi.

Sau khi nhậm chức Tổng thống, nước đến thăm đầu tiên của bà Park Geun-hye vẫn là Mỹ, nhưng nước thăm thứ hai lại phá thông lệ, đã lựa chọn Trung Quốc, không đến Nhật Bản. Trong vấn đề nhận thức lịch sử, giữa hai nước Trung-Hàn với Nhật Bản tiếp tục đối lập, những phỏng đoán hai nước Trung-Hàn bỏ qua Nhật Bản liên tục được đưa ra.

Tuyên truyền của Tân Hoa Xã cho rằng" " tuyên bố chung sau hội đàm giữa lãnh đạo hai nước Trung-Hàn đã phê bình "không chỉ tên" đối với Nhật Bản, nhưng không liên quan đến vấn đề lãnh thổ. Đối với hội đàm cấp cao ba nước Nhật-Trung-Hàn, tuyên bố cho biết sẽ nỗ lực thúc đẩy tổ chức trong năm, cho biết, ông Tập Cận Bình và bà Park Geun-hye đều có ý cải thiện quan hệ với Nhật Bản. Sắp tới, Ngoại trưởng Nhật-Hàn sẽ tổ chức hội đàm ở Brunei, đối thoại cấp Bộ trưởng giữa Nhật-Hàn cuối cùng đã có cơ hội khôi phục".

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lấy tăng cường quan hệ Nhật-Mỹ làm nền tảng, tích cực thúc đẩy quan hệ giữa Nhật Bản với các nước Đông Nam Á, Trung Đông, châu Âu, nhưng phục hồi quan hệ với các nước láng giềng như thế nào sẽ trở thành chủ đề chính sách sau cuộc bầu cử Thượng viện.

Trung Quốc mới đây dành sự tiếp đón trọng thị đối với Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc Jung Seung-jo
Trung Quốc mới đây dành sự tiếp đón trọng thị đối với Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc Jung Seung-jo

Mức độ phụ thuộc về kinh tế giữa hai nước Trung-Hàn cao, trao đổi nhân viên ngày càng tăng, đàm phán hiệp định thương mại tự do giữa hai nước đang đẩy nhanh tiến hành. Điều đáng chú ý là phản ứng của hai nước trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Trước đây, Hàn Quốc chủ yếu hợp tác với Nhật, Mỹ, nhưng trong hội đàm cấp cao lần này, Hàn Quốc lại vừa duy trì hợp tác với Nhật-Mỹ, vừa trực tiếp đàm phán với Trung Quốc, hai bên đã có thái độ hợp tác trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên.

Vấn đề Bắc Triều Tiên là chủ đề của cả khu vực Đông Á. Nếu như vấn đề hạt nhân và vấn đề tên lửa của CHDCND Triều Tiên có thể được giải quyết, thì đều có lợi cho bất cứ nước nào ở khu vực. Trái lại, nếu không thể nhất trí trong hành động trong vấn đề này, thì chỉ có thể có lợi cho CHDCND Triều Tiên.

Lãnh đạo hai nước Trung-Hàn nhất trí cho biết, sẽ cố gắng tái khởi động hội đàm sáu bên. Nhật Bản cũng cần cân nhắc chiến lược của mình, làm thế nào để đưa ra yêu cầu giải quyết vấn đề bắt cóc con tin trong các cuộc thảo luận về vấn đề hạt nhân Triều Tiên.

Nhật-Trung-Hàn đều đang đối mặt với các vấn đề như dân số lão hóa, việc làm cho thanh niên khó khăn, trên phương diện giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường của Trung Quốc, công nghệ của Nhật Bản có thể đóng vai trò nhất định. Ba nước Nhật-Trung-Hàn vừa cần phải giảm bớt đối lập trong vấn đề lãnh thổ và lịch sử, vừa phải tiếp tục phát huy trí tuệ của mỗi bên, hợp tác trong các vấn đề chung.

Ngày 29 tháng 6, tờ "Nihon Keizai Shimbun" Nhật Bản cũng đăng bài viết nhan đề "Trung-Hàn gần gũi có nghĩa gì?".

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đến thăm Trung Quốc cùng Chủ tịch Tập Cận Bình tổ chức hội đàm, hai bên đạt được nhất trí về tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế và an ninh. Các nhà lãnh đạo hai nước đạt nhất trí về thúc đẩy đàm phán hiệp định thương mại tự do Trung-Hàn, tăng cường đối thoại lĩnh vực ngoại giao và an ninh. Về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, hai bên đã ghi nhận thái độ hợp tác trong việc nỗ lực phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Trung-Nhật đối đầu ở vùng biển đảo Senkaku
Trung-Nhật đối đầu ở vùng biển đảo Senkaku

Trong quan hệ nam bắc bán đảo Triều Tiên trong đó có vấn đề hạt nhân Triều Tiên, Tổng thống Park Geun-hye muốn thúc đẩy đường lối ngoại giao độc lập, đối với Hàn Quốc, hợp tác với Trung Quốc - nước có ảnh hưởng nhất định đối với CHDCND Triều Tiên là không thể thiếu.

Nhưng, điều gây lo ngại là, Trung-Hàn gần gũi có thể gây ảnh hưởng cho Nhật Bản. Quan hệ giữa Nhật Bản với Trung Quốc và Hàn Quốc đã rất lạnh nhạt do đối lập về nhận thức lịch sử và vấn đề lãnh thổ. Nhật Bản tiếp tục không đạt được gì, Trung-Hàn dựa vào nhau có thể khiến cho Nhật Bản bị bỏ qua, thậm chí có thể xuất hiện "mặt trận chống Nhật" của Trung-Hàn.

Tuyên truyền của báo chí Trung Quốc cho rằng, tuyên bố chung sau hội đàm cấp cao Trung-Hàn đã phê bình "không chỉ tên" đối với Nhật Bản, là một sự kiềm chế đối với Nhật Bản.

Đối với Nhật Bản, đối sách có liên quan đến vấn đề hạt nhân Triều Tiên, hiệp định thương mại tự do giữa Nhật-Hàn đều là những vấn đề rất quan trọng. Nhật Bản cần trước tiên tìm cơ hội nhanh chóng khôi phục hội đàm cấp cao Nhật-Hàn, nỗ lực tăng cường sự hiểu biết giữa hai bên.

Nhật Bản diễn tập đánh chiếm đảo nhằm vào Trung Quốc
Nhật Bản diễn tập đánh chiếm đảo nhằm vào Trung Quốc
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Việt Dũng