Philippines-Nhật Bản tăng cường quan hệ |
Tờ "Beijing Times" Trung Quốc ngày 27 tháng 6 đăng bài viết tuyên truyền, buông lời nhục mạ nguyên thủ một quốc gia khác, cho rằng, ngày 24 tháng 6, Tổng thống Philippinese Benigno Aquino đã dùng lời "nịnh hót" với cái mà cỗ máy tuyên truyền của Bắc Kinh gọi là "chính sách bành trướng quân sự" của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Đồng thời, bài báo khơi gợi lại lịch sử hòng kích động hận thù của người dân Philippines đối với Nhật Bản.
Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong chuyến thăm Nhật Bản mới đây, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã bày tỏ hiểu và ủng hộ đối với việc chính quyền Shinzo Abe đang nỗ lực dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể, cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản triển khai các hành động ở nước ngoài.
Bài báo lấy điều này để đối lập với lịch sử xâm lược Philippines trước đây của Nhật Bản, cho rằng, ông Aquino quên lịch sử "gót sắt chà đạp" của quân đội Nhật Bản trước đây, quên "nô lệ tình dục" mà Nhật Bản đã gây ra cho Philippines trước đây.
Bài báo tuyên truyền cho rằng, trong "tranh chấp Biển Đông" giữa Trung Quốc và Philippines (thực chất là Trung Quốc thấy lợi nhảy vào đòi ăn cướp, bất chấp luật pháp quốc tế), đối với Tổng thống Philippines, càng có nhiều người hỗ trợ càng tốt, bất kế họ từng là "thực dân" Mỹ hay "kẻ xâm lược" Nhật Bản.
Ngày 24 tháng 6 năm 2014, Tổng thống Philippines Benigno và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hội đàm tại Tokyo |
Báo Trung Quốc hằn học cho rằng, đó là cái nhìn "thiển cận" và cách làm "dẫn sói vào nhà" của Philippines; Mỹ "thừa nước đục thả câu", đã để căn cứ quân sự cắm rễ ở Philippines, còn ông Shinzo Abe lo sợ "thiên hạ không bị loạn", một khi chính quyền Nhật Bản dỡ bỏ quyền tự vệ tập thể, "gót giày" của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản lại "giẫm lên" lãnh thổ Philippines không phải là "lo bò trắng răng".
Theo báo chí Nhật Bản, sau khi dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể, ông Shinzo Abe có kế hoạch làm theo hiệp định quân sự mới giữa Mỹ-Philippines, ký kết hiệp định hợp tác bảo đảm an ninh Nhật-Philippines với Manila. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có triển vọng tiến vào căn cứ quân Mỹ tại Philippines và căn cứ lân cận của quân Mỹ. Mỹ-Nhật-Phi thập chí có thể lựa chọn tổ chức diễn tập quân sự ở Biển Đông.
Báo Trung Quốc cho rằng, nói cách khác, dưới khẩu hiệu "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương", là "người tình chung" của đồng minh quân sự Mỹ-Philippines và đồng minh quân sự Mỹ-Nhật, Mỹ đã đóng vai trò "mai mối" giữa Philippines và Nhật Bản.
Tiếp tục đặt điều, ưa nói xấu, đặt điều, bài báo cho rằng, trong quan hệ tam giác Nhật-Mỹ-Phi, nếu xét tới tham vọng chính trị-quân sự "không có giới hạn" của ông Shinzo Abe và "bản tính bành trướng mạo hiểm trong gen giai cấp thống trị Nhật Bản", tình hình an ninh châu Á-Thái Bình Dương chắc chắn tiếp tục xấu đi.
Nhật Bản sẽ cung cấp 10 tàu tuần tra cho Philippines |
Bài báo dùng lời lẽ nhục mạ vô văn hóa, có nhiều tính chất chợ búa, không xứng đáng tồn tại cho rằng, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ không chỉ để Nhật Bản trở thành "tàu sân bay không chìm" và "chó săn quân sự", mà còn có tham vọng chiến lược để Nhật Bản đi đầu xây dựng "NATO" phiên bản châu Á, dựng một bức "màn sắt" mới ở Tây Thái Bình Dương.
Sau khi đưa tiễn Tổng thống Philippinese, vào tháng 7 năm 2014, ông Shinzo Abe sẽ đến thăm các nước như Australia. Australia cũng là đồng minh quân sự của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 26 tháng 6 điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, xác nhận tăng cường hợp tác với Hà Nội trong lĩnh vực bảo đảm an ninh biển. Một loạt động thái này rõ ràng "xuất phát từ một kịch bản".
Bài báo phỏng đoán, kết hợp với việc các chính khách Nhật Bản gần đây không ngừng nhấn mạnh mối đe dọa Trung Quốc trên trường quốc tế, và việc chính quyền Shinzo Abe đưa nội dung "quốc gia có quan hệ mật thiết với Nhật Bản" vào tài liệu dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể, nên tham vọng và thái độ thù địch của Tokyo "giấu đầu hở đuôi".
Bài báo còn dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói ra nói vào về các động thái này, rồi bôi đen hình ảnh của Nhật Bản và Philippines. Trung Quốc luôn là như vậy, luôn đổ mọi tội lỗi cho láng giềng, ăn nói hàm hồ, ngoa ngoắt, trịch thượng, bịa đặt, đánh lừa, ngậm máu phu người, rất "chợ búa" và thiếu văn minh, lịch sự. Nhìn vào tình hình Biển Đông hiện nay, “gen xâm lược” của Trung Quốc thực sự đang trỗi dậy trở lại rất mạnh, cần hết sức cảnh giác, đề phòng.
Tàu chấp pháp Nhật-Trung đối đầu trên vùng biển đảo Senkaku (ảnh tư liệu minh họa) |