Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế |
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 23 tháng 6 đăng bài viết xuyên tạc và dọa dẫm “hỏa lực mồm” với nhan đề “Học giả: Việt Nam nắm không thỏa đáng chiến lược ‘cân bằng’ sẽ tự chuốc lấy họa”.
Bài viết dẫn lời Cao Ca mang danh “giáo sư” của Đại học dân tộc Quảng Tây, Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc kiên trì (quan điểm xuyên tạc, lòe bịp cho hành động xâm lược) cái gọi là Biển Đông “do tổ tiên để lại”, “một tấc không thể để mất”; trong khi đó, ông Cao Ca xuyên tạc rằng, chủ trương của Việt Nam là do thế kỷ trước, thực dân Pháp thống trị Việt Nam từng chiếm lĩnh 9 đảo, đá ở Trường Sa.
Lời lẽ của “học giả” mang danh giáo sư của Trung Quốc cho thấy ông ta không cố tình không hiểu lịch sử và xem bản đồ chính thống của Trung Quốc, thích bịa chuyện này nọ, cắt xén lịch sử, tìm cách xuyên tạc đánh lừa dư luận, trong khi một quốc gia luôn coi trọng ghi chép sử sách một cách có hệ thống như Trung Quốc lại chẳng có cuốn sử, bản đồ nào viết, vẽ quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa là của họ. Chắc ông Cao Ca đang định đánh lừa con nít?.
Theo Cao Ca, một mặt Trung Quốc hiện đã nắm chắc công nghệ khoan dầu khí nước sâu, nên không thể “bị động chống lại, nhẫn nhịn” như trước đây, bởi vì không có hành động (nhảy vào ăn cướp) thì có nghĩa là “ngầm thừa nhận” lãnh thổ, lãnh hải của nước khác; mặt khác, thu nhập từ dầu khí của Việt Nam chiếm 30% tổng thu nhập tài chính của chính phủ Việt Nam, chiếm cao như vậy, Việt Nam sẽ không dừng khai thác tài nguyên dầu khí ở Biển Đông (nên Trung Quốc thèm thuồng, ghen ghét, nhảy vào dọa nạt, ăn cướp).
Trung Quốc cho tàu chiến xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam |
Cao Ca tưởng tượng cho rằng, trong bối cảnh Mỹ thúc đẩy thực hiện chiến lược tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương, "tranh chấp biển Trung-Việt" (thực chất là Trung Quốc nhảy vào gây gổ để xâm chiếm, đòi hỏi quyền lợi bất hợp pháp) chỉ có thể rơi vào "cục diện bế tắc có thể quản lý, kiểm soát", sự phát triển của cục diện này sẽ "tùy thuộc vào sự phát triển sức mạnh quốc gia của Mỹ" - một luận điệu đổ lỗi cho bên thứ ba, trong khi chính Trung Quốc đang tiến hành các hành động giống như cướp biển đảo của Việt Nam.
Cao Ca cho rằng, chiến lược tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ sẽ tiếp tục "làm cho Trung Quốc không thoải mái, nhưng lại chưa đến mức để bạn phải đánh lại", muốn dùng Việt Nam và Philippines để tiến hành ngăn chặn chiến lược đối với Trung Quốc, nhưng Mỹ có thể trở thành "chỗ dựa" thực sự của Việt Nam hay không là một dấu hỏi, đặc biệt là Mỹ đã tổn thương lớn nguyên khí trong chiến tranh Afghanistan và Iraq, sức mạnh quốc gia suy giảm, đến năm 2020 dự đoán sức mạnh quốc gia của Mỹ sẽ tiếp tục suy yếu.
Theo suy đoán và xuyên tạc của bài báo, trong nhiều năm qua, Việt Nam giỏi sử dụng thuật "cân bằng nước lớn", trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Việt Nam "đi trên dây" giữa Trung Quốc và Liên Xô, trong một thời gian từng thực hiện thuận lợi.
Tàu Trung Quốc đâm tàu kiểm ngư Việt Nam, chẳng khác nào một hành động khủng bố trên biển |
Trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam hoàn toàn không có "phản hồi tích cực" (ý muốn nói Việt Nam phải nhượng bộ hoàn toàn TQ) với chủ trương "gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác" của Trung Quốc (do Trung Quốc luôn đặt điều kiện vô lý: chủ quyền thuộc về Trung Quốc), trái lại, những năm gần đây, Việt Nam tích cực "lôi kéo" các nước Mỹ, Nga, Ấn Độ để gia tăng "thẻ bài chống chọi" với Trung Quốc.
Bài viết cho rằng, sau khi xảy ra "đối đầu" giữa tàu thuyền Trung-Việt (thực chất là Trung Quốc cho giàn khoan 981, tàu chiến, máy bay quân sự xâm lược vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng phê phán hành vi khiêu khích đơn phương (bất chấp luật pháp quốc tế) của Trung Quốc. Nhưng, báo Trung Quốc coi đây là Mỹ bênh Việt Nam và kích thích Việt Nam "đối đầu" (chấp pháp) với Trung Quốc.
Nhà nghiên cứu Triệu Minh Long, Viện trưởng Viện nghiên cứu dân tộc, Viện khoa học xã hội Quảng Tây thì tưởng tượng cho rằng, Việt Nam tuy có tâm trạng mâu thuẫn "vừa nương tựa vừa lo sợ" đối với Trung Quốc, nhưng cũng "không dám dựa quá gần" vào Mỹ, để đề phòng Mỹ chuyển "cách mạng màu sắc" vào Việt Nam.
Triệu Minh Long muốn "chuyền quả bóng" cho Việt Nam, cho rằng, sự phát triển của tình hình Biển Đông ở mức độ rất lớn sẽ tùy thuộc vào "phương hướng chính sách chiến lược" của Việt Nam, nếu Việt Nam hoàn toàn "ngả" sang Mỹ, dựa vào Mỹ để ép Trung Quốc, "bất chấp lời khuyên thiện chí" (đe dọa và đánh lừa) của Trung Quốc, "khư khư cố chấp chiếm trước, khai thác tài nguyên ở Biển Đông", "không ngừng tấn công (thực thi pháp luật, yêu cầu TQ rút tàu, giàn khoan, tàu chiến) giàn khoan Trung Quốc" thì "tranh chấp biển và quan hệ Trung-Việt chắc chắn sẽ trầm trọng và xấu đi, cuối cùng Việt Nam cũng có thể tự chuốc họa vào thân" – “hỏa lực mồm” Trung Quốc đe dọa.
Tàu cá Việt Nam bị "khủng bố" Trung Quốc đâm chìm |
Cổ Tiểu Tùng cũng thuộc Viện khoa học xã hội Quảng Tây Trung Quốc xuyên tạc cho rằng, một vấn đề lớn giữa Trung-Việt là thiếu lòng tin, tâm lý đề phòng Trung Quốc của Việt Nam chủ yếu có nguồn gốc từ sách giáo khoa Việt Nam tuyên truyền tư tưởng "Trung Quốc từ xưa đến xâm lược Việt Nam". Ông này như người trên trời rơi xuống, xuyên tạc cho rằng, trước khi Việt Nam độc lập, “khu vực An Nam nằm trong bản đồ Trung Quốc”, không thể gọi các cuộc khởi nghĩa thời kỳ đó là "xâm lược từ bên ngoài của một nước và dân tộc khác".
Với lời lẽ này, ông Cổ lại là một người ngờ nghệnh lịch sử đến vậy, dường như ông ta đang dùng luận điệu này để biện minh cho các tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, rằng "Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa/Trường Sa từ hơn 2.000 năm trước" do nhà cầm quyền Trung Quốc bịa đặt?
Ông Cổ nên đọc lại sách sử, xem lại bản đồ của chính Trung Quốc - những tư liệu chính thống của Trung Quốc luôn khẳng định cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam. Ông Cổ không nên ăn nói hàm hồ, phục vụ cho những kẻ vẽ bậy "đường lưỡi bò".
Trung Quốc hầu như đang thực hiện "chủ nghĩa thực dân mới" trên Biển Đông, tìm cách lấn dần biển đảo của nước khác hòng vừa cướp được vừa "giữ được hòa bình". |
Ông Cổ tuy nhấn mạnh một số điểm tương đồng giữa Trung Quốc và Việt Nam là có chính quyền do Đảng Cộng sản lãnh đạo, nhưng xuyên tạc cho rằng, "cái gốc của văn hóa Việt Nam là ở Trung Quốc (?). Ông Cổ cũng nêu lợi thế để dụ dỗ cho rằng, nguyên vật liệu được Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc cũng rẻ hơn nhiều so với nước khác, tạo thu nhập tài chính và giải quyết vấn đề việc làm; duy nhất trong vấn đề Biển Đông, hai nước thực sự tồn tại "mâu thuẫn mang tính cấu trúc" (do Trung Quốc thích đi xâm chiếm biển đảo của nước khác).
Ông Cổ đưa ra một đề nghị nhằm đánh lạc hướng dư luận (về hành động xâm lược vùng biển chủ quyền Việt Nam hiện nay của Trung Quốc), cho rằng, nếu trong ngắn hạn hai nước không thể khôi phục quan hệ hữu nghị, cần tìm cách tách "tranh chấp biển" với giao lưu các lĩnh vực khác, dù sao, "dòng chính" giữa Trung-Việt là "hợp tác hữu nghị".
Rốt cuộc, đề nghị của ông Cổ không phải là vấn đề cấp bách hiện nay. Ông Cổ nên văn minh, hiện đại hơn đi, nên đề nghị nhà cầm quyền Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, sửa chữa sai lầm, rút vô điều kiện giàn khoan, tàu chiến, máy bay quân sự, hải cảnh... ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam; nhà cầm quyền nên dừng xâm lược biển đảo của Việt Nam, cần có thái độ và hành động văn minh hơn.
Trung Quốc hung hăng, khủng bố trên biển không khác gì cướp biển. |