Trong phiên chất vấn của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ sáng 16/11, Đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hoá) đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề lớn trong ngành giáo dục đang được dư luận đặc biệt quan tâm.
"Với tư cách Tân bộ trưởng, Bộ trưởng có quyết tâm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục, giải quyết tình trạng dạy thêm học thêm, đặc biệt là tình trạng bạo lực học đường gây bức xúc thời gian qua?".
Đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hoá) (Ảnh: Vietnamnet.vn) |
Trả lời vấn đề dạy thêm, học thêm, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, dạy thêm, học thêm là tự thân.
“Chỉ chống học thêm, dạy thêm tràn lan. Bộ đã có Thông tư 17 hướng dẫn học thêm, dạy thêm và các chỉ thị để các địa phương chỉ đạo các cơ sở giáo dục uốn nắn, quản lý dạy thêm, học thêm đúng hướng”, Bộ trưởng nói.
"Bộ đã có các hướng dẫn về dạy thêm, học thêm, chỉ thị các địa phương chỉ đạo các cơ sở giáo dục uốn nắn việc này đúng hướng.
Đến nay, vấn đề dạy thêm, học thêm có xu hướng đi vào ổn định hơn, nhưng luôn luôn tiềm ẩn hiện tượng dạy thêm học thêm miễn cưỡng", Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.
Tay dù trắng, đẹp đời trong trắng...(GDVN) - Đã gần nửa cuộc đời gắn với nghề dạy học, nhưng không hiểu sao, mỗi năm đến Ngày Nhà giáo Việt Nam, lòng tôi cứ man mác buồn. |
Theo vị tư lệnh ngành thì trách nhiệm của Bộ trưởng cũng như Bộ GD&ĐT là phải sát sao, cùng địa phương, nhất là giám đốc các Sở GD&ĐT tăng cường giám sát việc này bởi bản thân Bộ GD&ĐT không thể đi đến từng thầy cô được.
"Chúng tôi đề nghị chính quyền địa phương có trách nhiệm phối hợp giám sát mạnh hơn để chấn chỉnh dạy thêm học thêm biến tướng", Bộ trưởng khẳng định.
Tuy nhiên, giải pháp này chưa phải là gấp, mà quan trọng là điều chỉnh lại chương trình học cho gọn nhẹ.
Hiện nay chương trình SGK đang được rà soát để lược bỏ nội dung không cần thiết, không phù hợp và nội dung trùng lặp để chương trình nhẹ hơn, hợp lý hơn.
Trước câu trả lời của Bộ trưởng GD&ĐT, Đại biểu Trần Thị Phương Hoa (Hà Nội) giơ biển tranh luận, cho biết không đồng tình với câu trả lời.
Bà Hoa hỏi: “Bộ trưởng nói dạy thêm học thêm ổn định hơn, vậy ổn định thế nào? Hiện có tình trạng bắt ép học thêm? Việc này đã quyết liệt chưa? Bộ trưởng có giải pháp gì khắc phục tình trạng trên?”.
Cùng tranh luận, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.Hồ Chí Minh) nêu quan điểm: “Bộ trưởng nói không cấm dạy thêm, học thêm. Tôi không đồng tình”.
Bởi theo đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng không có quyền cấm việc học chính đáng, nhưng phải cấm việc ép học sinh học thêm.
“Có giáo viên dạy không hết chương trình trên lớp để đem nội dung đó về nhà dạy thêm.
Khi kiểm tra 15 phút lại kiểm tra chính nội dung ở phần học thêm. Vấn đề này phụ huynh, học sinh phản ánh rất nhiều. Bộ trưởng chưa nói rõ trách nhiệm của mình”, bà Tâm chất vấn.
Bộ trưởng Nhạ đáp: “Có lẽ tôi diễn đạt chưa làm đại biểu hiểu rõ. Tôi đồng ý hoàn toàn với việc cấm dạy thêm học thêm bị lợi dụng, còn không cấm việc dạy thêm học thêm hợp lý, có nhu cầu chính đáng và tự nguyện”.
Bạo lực học đường là vấn đề gây bức xúc
Về vấn đề bạo lực học đường, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận đây là vấn đề gây bức xúc.
"Bạo lực học đường là có thật và có xu hướng gia tăng. Số sinh viên, học sinh có hành vi bạo lực, có hành vi xuống cấp về đạo đức, lối sống chỉ là bộ phận nhỏ nhưng chính nó làm cho xu hướng đạo đức lối sống của một bộ phận có nguy cơ không kiểm soát được", Bộ trưởng nhận định.
Bộ trưởng cho biết Bộ đã rà soát và khẳng định nguyên nhân tình trạng này có nhiều chứ không chỉ trong ngành Giáo dục, còn nguyên nhân từ gia đình, xã hội, mặt trái của kinh tế thị trường.
Bất ổn văn hóa học đường chủ yếu do đứt dây liên kết nhà trường-gia đình(GDVN) - Không ít trường mải chạy theo thành tích bằng việc nhồi nhét kiến thức để học sinh đạt kết quả cao mà xem nhẹ việc trang bị những kỹ năng sống cần thiết. |
"Nhưng trước hết, với trách nhiệm là Bộ trưởng Giáo dục, tôi nhận trách nhiệm đầu tiên là phải giáo dưỡng ngay từ nhỏ với môn học đạo đức, giáo dục công dân", Bộ trưởng nhận trách nhiệm.
Bộ trưởng cũng cho biết, gần đây, khi đánh giá kỳ thi tốt nghiệp THPT là phải có kiến thức toàn diện nên Bộ đã quyết định đưa vào môn Giáo dục công dân, kỳ vọng môn học này sẽ góp phần giảm bạo lực học đường.
Bởi khi đã là một môn thi, chắc chắn học sinh sẽ không còn chểnh mảng môn học này nữa.
Tranh luận về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Văn Chiến (Hà Nội) nêu ý kiến, giáo dục của chúng ta định hướng “Tiên học lễ, hậu học văn”, tuy nhiên, vừa qua nhiều trường hợp thầy cô chửi mắng học trò, học sinh đánh nhau...
Bộ trưởng nói cần đưa Giáo dục công dân vào, vậy những môn khác ra sao nếu không sẽ học lệch, học tủ. Biện pháp nào để chấn hưng đạo đức học đường chứ không chỉ đưa vào môn Giáo dục công dân?
Nói rõ vấn đề này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định: "Đạo đức, lối sống là vấn đề cấp bách hiện nay. Nổi cộm, “nóng” là bạo lực học đường. Chúng tôi rất chia sẻ với nhiều ý kiến đại biểu và cử tri. Tới đây, tôi rất quan tâm đến vấn đề này.
Sách giáo khoa, giáo viên chỉ là một, còn rất nhiều hoạt động bên ngoài cần triển khai để giáo dục cho các em.
Gần đây, Bộ Giáo dục và đào tạo cùng Trung ương Đoàn ký kết, ưu tiên cho vấn đề này vì chung đối tượng học sinh, sinh viên. Qua hoạt động sáng tạo, chia sẻ cộng đồng thì các em cảm nhận tốt hơn".