Trung Quốc vội vàng xây dựng phi pháp đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hoạt động này có quy mô lớn và tốc độ cực nhanh, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, vi phạm DOC |
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 7 tháng 5 dẫn tờ "Nam Hoa buổi sáng" Hồng Kông ngày 6 tháng 5 đưa tin, Bắc Kinh đang thành lập một Tổ chuyên gia luật pháp quốc tế, trợ giúp bắt giữ tội phạm trốn ra nước ngoài và xử lý tranh chấp lãnh thổ giữa nước này với các nước láng giềng.
Theo bài báo, đầu năm nay, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thành lập một Ủy ban tư vấn luật pháp quốc tế, thể hiện Bắc Kinh hy vọng thông qua các điều khoản luật pháp và điều ước để thúc đẩy "lợi ích" của họ. Ủy ban này gồm có 15 học giả và chuyên gia.
Có nhà quan sát cho rằng, trong thời điểm Bắc Kinh thông qua truy nã tội phạm trốn ra nước ngoài, gia tăng thế tấn công trong cuộc chiến chống tham nhũng, Trung Quốc cần khẩn trương cải thiện nghiên cứu đối với luật pháp quốc tế.
Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh nói về tranh chấp trên Biển Đông
(GDVN) - Theo ông Lê Lương Minh: "Các nước ASEAN chưa từng kéo giàn khoan vào vùng biển thềm lục địa của Trung Quốc theo luật pháp quốc tế...".
Theo bài báo, tháng trước, Bắc Kinh đã công bố một danh sách gồm 100 tội phạm liên quan đến tham nhũng trốn ra nước ngoài, trong đó đa số người đã chạy sang Mỹ, Canada và Australia. Với tính chất là một phần trong cuộc chiến chống tham nhũng, Trung Quốc hy vọng những nước này giúp đỡ đưa những tội phạm này quay trở lại.
Mãi đến tháng 11 năm 2014, Trung Quốc mới chỉ ký kết 39 điều ước dẫn độ với các nước khác. Các nhà quan sát cho rằng, điều này không đủ làm cho hành động "bắt giữ" đạt được thành công.
Nhưng Trung Quốc cho rằng, nước này có thể tận dụng các cơ chế như "Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng". Công ước này quy định, các nước ký kết công ước có nghĩa vụ hỗ trợ trên phương diện dẫn độ, viện trợ tư pháp và tố tụng hình sự.
Giáo sư Mã Trình Nguyên, Học viện luật pháp quốc tế, Đại học Chính pháp Trung Quốc cho rằng: "Bắc Kinh đang tìm cách tận dụng đầy đủ những kênh đa phương này để phục vụ cho lợi ích tự thân".
Bài báo cho biết, Bắc Kinh đã cung cấp động lực tiếp theo để nghiên cứu luật pháp quốc tế phục vụ cho hành vi "thể hiện cơ bắp" (dùng vũ lực hung hăng, hăm dọa) trong tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là tranh chấp Biển Đông.
Trung Quốc đang kéo giàn khoan nước sâu thứ hai tên là Hưng Vượng xuống Biển Đông. Nó sẽ hạ đặt ở đâu? |
Philippines - một trong những nước thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông - đã kiện Trung Quốc trong khuôn khổ "Công ước Liên hợp quốc về Luật biển".
Bắc Kinh quyết định không đưa ra phản ứng với vụ kiện này (thực chất là không dám tham gia vụ kiện - PV). Nhưng, Ngô Sĩ Tồn - Viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc đang tìm cách thông qua thủ đoạn pháp lý để chứng minh cho yêu sách lãnh thổ của họ là "chính đáng", vì vậy cần nhiều chuyên gia hơn bắt tay vào việc này.
Trên thực tế, Trung Quốc đã dùng chiến tranh xâm lược để xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào các năm 1956, 1974, 1988, 1995… – hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế này sẽ không đem lại chủ quyền cho Trung Quốc ở Biển Đông - PV.
Trung Quốc cay cú vì bị Philippines lên án vi phạm DOC
(GDVN) - Mọi tuyên bố của Trung Quốc lần này tiếp tục xuyên tạc sự thật, đánh lừa dư luận và tiếp tục lộ bản chất tham lam vô độ "đường lưỡi bò" định nuốt Biển Đông.
Trung Quốc dù có lợi dụng kẻ hở của luật pháp quốc tế để ngụy biện chăng nữa, thì các ngôn từ lắt léo của họ cũng sẽ chẳng đánh lừa được ai. Trung Quốc cũng không thể dùng ý chí hay luật quốc gia (luật một nước) để áp đặt cho cộng đồng quốc tế hay thế giới. Cộng đồng quốc tế không chấp nhận hiện tượng mập mờ, thiếu minh bạch và luật rừng - PV.
Cho dù Trung Quốc có nghiên cứu những gì và nghiên cứu bao lâu đi chăng nữa, nhưng những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế mà Trung Quốc không tuân thủ thì việc nghiên cứu đó cũng chẳng có tác dụng gì, trái lại sẽ làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông, càng bộc lộ lòng tham vô độ “đường lưỡi bò” phi pháp và lố bịch - PV.
Mã Trình Nguyên còn cho rằng, nghiên cứu luật pháp quốc tế còn có lợi cho thiết lập Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á (AIIB). Đã có rất nhiều quốc gia trên thế giới đăng ký tham gia làm thành viên sáng lập của ngân hàng này, đứng đầu là Trung Quốc. Ngân hàng này được cho là tập trung hỗ trợ cho thực hiện chiến lược mới “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc - PV.