Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Mỹ |
Tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 23 tháng 10 đưa tin, gần đây, phó giáo sư, phi công, Đại tá Ngô Quốc Huy, Đại học Quốc phòng Trung Quốc cho biết, máy bay ném bom chiến lược tàng hình tiếp tục được các nước coi trọng. Trong tương lai, Trung Quốc cũng sẽ nghiên cứu phát triển máy bay ném bom chiến lược tầm xa mới.
Ngô Quốc Huy cho biết, trước đây trong một thời gian, sự phát triển của máy bay ném bom không được coi trọng, phổ biến cho rằng nó có hình dáng cồng kềnh, dễ bị máy bay chiến đấu, hỏa lực mặt đất tấn công. Nhưng hiện nay, máy bay ném bom chiến lược có tính năng tàng hình lại được Mỹ, Nga, Trung Quốc coi trọng.
Theo Ngô Quốc Huy, so với tên lửa và máy bay chiến đấu, máy bay ném bom tàng hình có hai ưu thế lớn: một mặt, một quả tên lửa chỉ có thể tấn công một lần, còn máy bay ném bom tầm xa tàng hình có thể sử dụng nhiều lần.
Mặt khác, khi thực hiện nhiệm vụ, máy bay ném bom có thể đồng thời mang theo tên lửa hạt nhân và vũ khí thông thường, giữa đường có thể quay lại, trong khi đó, một khi tên lửa bắn đi sẽ không thể thu hồi. Trong chiến tranh cục bộ, tính linh hoạt khi sử dụng tác chiến máy bay ném bom mạnh hơn.
Phương án máy bay ném bom tàng hình PAKDA do Nga nghiên cứu chế tạo. |
Vì vậy, hiện nay, Mỹ quyết định, trên nền tảng máy bay ném bom tàng hình B-2, phát triển máy bay ném bom tầm xa thế hệ thứ hai, dự kiến mỗi năm đầu tư 1,2 tỷ USD (khoảng 7,3 tỷ nhân dân tệ), dự kiến sẽ trang bị 80-100 máy bay ném bom tàng hình mới trong vài năm.
Nga cũng đang cải tiến máy bay ném bom hiện có và đang nghiên cứu phát triển máy bay ném bom tàng hình thế hệ mới. Trung Quốc trước đây tương đối yếu về máy bay ném bom, trong tương lai cũng sẽ nghiên cứu phát triển máy bay tác chiến tầm xa mới.
Bài viết của John Ried trên trang mạng tạp chí "Chính sách ngoại giao" Mỹ cũng đã lần đầu tiên tiết lộ mô hình máy bay ném bom tàng hình mới của Trung Quốc. Bài viết cho biết, phương án thiết kế mới của máy bay ném bom tàng hình Trung Quốc mà một số người phỏng đoán gần đây được tiết lộ. Có lẽ nó xem ra chỉ là một mô hình đơn giản. Nhưng, những mô hình này của Trung Quốc luôn sẽ trở thành máy bay thực sự. Nếu lần này cũng như vậy, thì phải lưu ý.
Bởi vì, nó có thể sẽ làm cho người Trung Quốc thâm nhập rất sâu địa bàn của đối phương, trong khi đối phương sẽ không biết cái gì đã tấn công họ. Thực tế cho thấy, các mô hình tương tự của máy bay chiến đấu tàng hình J-31 và máy bay không người lái Lợi Kiếm xuất hiện không đến 2 năm tại triển lãm, mô hình kích thước đầy đủ của hai loại máy bay này đã xuất hiện vào năm 2012.
Máy bay ném bom tàng hình F-117 Mỹ |
Máy bay ném bom tàng hình thường được xem là cột mốc quan trọng nhất của sản phẩm máy bay công nghiệp hàng không. Hiện nay, trên thế giới, chỉ có Mỹ trang bị và nghiên cứu chế tạo 4 loại máy bay ném bom tàng hình có người lái. Chúng lần lượt là F-117, A-12, B-2 và NGB.
Trong đó, máy bay ném bom tàng hình F-117A đã nghỉ hưu, A-12 thôi hoạt động vào thập niên 90 của thế kỷ trước, NGB đang nghiên cứu chế tạo, B-2 là máy bay ném bom tàng hình có nggười lái duy nhất đang hoạt động hiện nay trên thế giới. Trong khi đó, máy bay ném bom tàng hình do Nga nghiên cứu chế tạo vẫn còn đang dừng lại ở mô hình, họ còn gặp nhiều khó khăn.
Một phương án máy bay ném bom tàng hình Mỹ trong tương lai |
Mô hình máy bay ném bom tàng hình mới của Trung Quốc |
Mô hình máy bay ném bom tàng hình mới của Trung Quốc |