Đầu thủy phi cơ AG600 bàn giao ngày 17 tháng 3 năm 2015 (nguồn mạng sina) |
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 18 tháng 3 có bài viết cho hay, thủy phi cơ dập lửa/cứu hộ mặt nước cỡ lớn AG600 là một trong "3 thủy phi cơ lớn" do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo, ngày 17 tháng 3 đã tiến hành bàn giao (đầu thủy phi cơ) ở Công ty TNHH máy bay dân dụng Thành Đô - Công nghiệp hàng không Trung Quốc, đây tiếp tục là một cột mốc quan trọng trong nghiên cứu chế tạo AG600.
Đối với triển vọng nghiên cứu phát triển và ứng dụng loại thủy phi cơ này, kiến trúc sư trưởng AG600 là Hoãng Lĩnh Tài cho biết, AG600 có tính năng hoạt động trên cạn-dưới nước mạnh, rất thích hợp với cứu hộ biển xa, trong tương lai có thể triển khai sử dụng ở Biển Đông.
AG600 là một loại thủy phi cơ lớn nhất đang nghiên cứu chế tạo trên thế giới hiện nay, là máy bay dân dụng đặc chủng cỡ lớn lần đầu tiên nghiên cứu chế tạo để đáp ứng nhu cầu cấp thiết dập lửa trên rừng và cứu hộ trên biển của Trung Quốc, là trang bị hàng không quan trọng có nhu cầu cấp bách trong xây dựng hệ thống cứu hộ khẩn cấp quốc gia.
Trọng lượng cất cánh của AG600 là 53,5 tấn, trong 20 giây có thể lấy được 12 tấn nước. Bàn giao đầu thủy phi cơ lần này đánh dấu AG600 sẽ bước vào giai đoạn bàn giao tập trung bộ kiện lớn của kết cấu thân máy bay. Theo giới thiệu của Công nghiệp hàng không Trung Quốc, AG600 sẽ hoàn thành lắp ráp hoàn chỉnh trong năm 2015, tiến hành bay thử lần đầu tiên vào năm 2016.
Hình ảnh tưởng tượng về thủy phi cơ AG600 (nguồn mạng sina) |
Bài báo cho biết, đầu thủy phi cơ AG600 rất lớn, cơ bản cao như tòa nhà 2 tầng. Hoàng Lĩnh Tài cho biết, đầu AG600 có sự khác biệt rất lớn so với đầu loại máy bay khác. Trước tiên, kích thước của đoạn đầu máy bay này rất lớn, cao 4,75 m, dài 9,5 m, phần nửa trên của nó áp dụng kết cấu khoang máy bay chở khách thông thường, còn phần nửa sau là kết cấu thân máy bay, loại kết cấu nay là hình thức kết cấu riêng được thiết kế để đáp ứng thủy phi cơ cất hạ cánh trên mặt nước.
Loại kết cấu này không chỉ cần đáp ứng yêu cầu khí động lực học của máy bay thông thường, còn phải đáp ứng yêu cầu thủy động lực của kết cấu thân tàu. Cố gắng giảm lực cản, duy trì tính nhanh chóng của máy bay, lại cần bảo đảm tính ổn định của trượt, khả năng thao tác và khả năng chống sóng, những phương diện này đều phải thực hiện thông qua thiết kế kết cấu thân tàu.
Hoàng Lĩnh Tài cho biết, đầu thủy phi cơ đã áp dụng tỷ lệ dài-rộng lớn, kết cấu thân tàu đoạn đơn sâu chữ V, đáy là kết cấu thân tàu hình giọt nước hai mặt cong, vừa phải bảo đảm yêu cầu khả năng không thấm nước, vừa phải thực hiện yêu cầu tăng áp của thân máy bay, hơn nữa phải đáp ứng yêu cầu sử dụng chức năng của bộ kiện đầu máy bay, vì vậy, thiết kế, chế tạo đều khó hơn nhiều so với đầu máy bay thông thường.
Hoàng Lĩnh Tài cho rằng, hiện nay các nước có nhiều loại thủy phi cơ kinh điển, chẳng hạn Be-200 của Nga, US-2 của Nhật bản, trọng lượng cất cánh của 2 loại máy bay này đều khoảng 40 - 45 tấn, CL415 của Canada là máy bay khoảng 20 tấn. Nhìn vào trình độ tổng thể, AG600 cùng trình độ với những máy bay này, nhìn vào chức năng sử dụng và khả năng thực hiện nhiệm vụ, tính năng tổng thể cũng tương đương, thậm chí về chỉ tiêu tính năng cá biệt, yêu cầu của Trung Quốc còn "cao hơn một phần".
Hiện trường chế tạo thủy phi cơ AG600 Giao Long (nguồn mạng sina TQ) |
Nói tới vai trò của loại thủy phi cơ lớn nhất đang nghiên cứu chế tạo trên thế giới này đối với các lĩnh vực liên quan của Trung Quốc, Hoàng Lĩnh Tài cho hay, loại máy bay này được phát triển trên nền tảng thủy phi cơ SH-5 trước đây của Trung Quốc, đã tiến hành cải tiến rất lớn và nâng cao tính năng. Việc thiết kế, chế tạo loại máy bay này đã lấp khoảng trống của thủy phi cơ cỡ lớn Trung Quốc, đã đặt nền tảng vững chắc hơn cho nghiên cứu phát triển sản phẩm cùng loại trong tương lai. Trong tương lai AG600 sẽ phát triển thành dòng.
Về vùng biển thích hợp cho triển khai thủy phi cơ AG600, Hoàng Lãnh Tài tiết lộ, AG600 có thể thực hiện nhiệm vụ trong 75 - 80% điều kiện thời tiết của Biển Đông. Ở trên biển có thể sẽ xảy ra một số “sự kiện bất ngờ”, chẳng hạn giàn khoan, tàu chở dầu, tàu cá xảy ra sự cố, nhưng do cách bờ biển khá xa, nếu dùng tàu để cứu hộ thì tốn rất nhiều thời gian, trong khi đó, hiệu suất thực hiện nhiệm vụ ở biển gần của máy bay trực thăng rất cao, nhưng một khi vượt khoảng cách 500 km thì bán kính nhiệm vụ của nó lại không đủ.
Vì vậy, khi đã sở hữu AG600 thì hiệu suất tiến hành “cứu hộ biển xa” rất cao, bán kính nhiệm vụ 1 nghìn km, 2 tiếng đồng hồ sẽ có thể đến hiện trường xảy ra sự cố. Hơn nữa, khả năng chống sóng của AG600 là 2 m, cho nên máy bay không chỉ có thể kịp thời đến nơi, mà còn có thể hạ cánh, tiến hành cứu hộ đối với nhân viên, một lần nhiều nhất có thể cứu hộ 50 người. Đây là thủy phi cơ có năng lực cứu hộ mạnh nhất hiện nay.
Hiện trường chế tạo thủy phi cơ AG600 Giao Long (nguồn mạng sina TQ) |
Đối với triển vọng thị trường và khách hàng tương lai của loại máy bay này, Hoàng Lãnh Tài cho biết, thủy phi cơ có công dụng rất rộng rãi. Hiện nay đã nhận được đơn đặt hàng mua 17 chiếc, chủ yếu là để dùng cho ngành lâm nghiệp, chẳng hạn trạm bảo vệ rừng của các địa phương, Cục hải dương có thể dùng để “giám sát biển, cứu vớt trên biển”, Hải cảnh có thể tiến hành “chấp pháp”, bảo vệ cái gọi là “chủ quyền trên biển”. Trong tương lai, còn có thể tiến hành “đo vẽ bản đồ biển, vận chuyển nhân viên và hàng hóa tới đảo, đá ngầm ở biển xa”.
Bài báo đặt câu hỏi: Thủy phi cơ US-2 của Nhật Bản có triển vọng xuất khẩu cho Ấn Độ, như vậy khả năng xuất khẩu của AG600 trong tương lai như thế nào? Đối với vấn đề này, Hoàng Lãnh Tài cho biết, trong tương lai, nếu có nhu cầu thị trường quốc tế, Trung Quốc sẽ tiến hành cải tiến cần thiết theo nhu cầu của đối phương, nhưng, phải nhận được giấy chứng nhận đủ điều kiện bay của Hàng không dân dụng Trung Quốc, chủ yếu là đáp ứng xây dựng hệ thống cứu hộ khẩn cấp quốc gia.
Hiện trường chế tạo thủy phi cơ AG600 Giao Long (nguồn mạng sina TQ) |