Truyền thông Mỹ dẫn các nguồn tin cho hay, gần đây Trung Quốc đã lên tiếng tuyên bố phát hiện trữ lượng cá lớn ở khu vực phía Trung và Nam Biển Đông nơi TQ có yêu sách chủ quyền không thể chấp nhận, chiếm trọn gần như toàn bộ diện tích vùng biển này.
Biển Đông là không gian sinh tồn của nhiều dân tộc, là tuyến đường hải hải quan trọng của cả thế giới đang đứng trước kế hoạch độc chiếm của TQ (ảnh minh họa) |
Đây có thể được xem là những tuyên bố có "động cơ" chưa rõ ràng bởi trước đây TQ chỉ đưa ra các tuyên bố về trữ lượng dầu khí, cấm tàu bè, cấm đánh bắt chứa chưa đưa ra các phát ngôn liên quan đến trữ lượng cá ở Biển Đông.
Tuy nhiên, như một số nhà phân tích nhận định, tuyên bố này cũng chỉ là một trong những bước đi cụ thể, phụ trợ để Trung Quốc hiện thực hóa tuyên bố yêu sách đường lưỡi bò, bất chấp luật pháp quốc tế và sự phản đối của các quốc gia, vùng lãnh thổ có liên quan.
Giới chức "Viện nghiên cứu của Trung Quốc về Đánh bắt cá Biển Đông" cho hay kết quả thăm dò cho thấy khu vực xung quanh quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) có trữ lượng cá khoảng 1,8 triệu tấn, trong đó có khoảng nửa triệu tấn này đủ tiêu chuẩn, sẵn sàng để đánh bắt.
Cuộc khảo sát do TQ thực hiện cũng cho biết hơn 20 loài cá trong vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa là quý hiếm và có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng cá ở vùng biển xung quanh quần đảo trên Biển Đông được ước tính là khoảng từ 73 tới 172 triệu tấn.
Trung Quốc cho biết từ năm 2013, "Viện nghiên cứu của Trung Quốc về Đánh bắt cá Biển Đông" đã thực hiện 8 chuyến khảo sát ra Biển Đông giàu tài nguyên bằng tàu khảo sát đầu tiên do Trung Quốc sản xuất.
Tuy nhiên, ngoài đánh bắt tận diệt, trái phép trong vùng biển của nước khác cộng việc TQ đang thực hiện các dự án đảo hóa các bãi san hô trên khu vực Biển Đông không chỉ gây quan ngại về an ninh cho các quốc gia lân cận mà nhìn ở góc độ môi trường, nó còn đang hủy hoại nơi sinh sống, đẻ trứng, tái tạo giống nòi của nhiều loài sinh vật biển về lâu dài sẽ biến nơi này thành khu vực có nguy cơ bị hủy diệt về đa dạng sinh học.