Một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp Ban Chấp hành TW Đảng lần VI khóa XI là đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Với nội dung bao trùm đó sẽ có nhiều vấn đề được quan tâm, mổ xẻ. Trong đó, đổi mới thi tốt nghiệp THPT, ĐH-CĐ cũng là một vấn đề đang thu hút sự chú ý của dư luận. Theo lịch trình của Bộ GD-ĐT, thi tốt nghiệp THPT, ĐH-CĐ sẽ vẫn giữ ổn định từ nay đến 2015. Tuy nhiên, trao đổi với Giáo Dục TP.HCM, TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội - Hiệu trưởng Trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng, cho rằng không cần phải đợi đến lúc đó. TS. Lâm cho biết: Việc chúng ta phải làm gấp rút bây giờ là làm thế nào để ngành giáo dục từ năm sau phải đổi mới thi, không thể đợi sau 2015. Hiện nay ở Việt Nam vẫn còn tình trạng thi thế nào học thế đó. Không thi, không học. Hình thức thi quyết định hình thức học. Quan điểm của tôi đã học thì phải kiểm tra, phải thi mới đánh giá được chất lượng, vấn đề là tổ chức thi như thế nào cho khoa học, phù hợp thực tế giáo dục hiện nay. Đây là việc làm không dễ nhưng nếu quyết tâm chắc chắn chúng ta làm được, và phải tiến hành ngay từ đầu năm học.
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm: Hiện nay ở Việt Nam vẫn còn tình trạng thi thế nào học thế đó. Không thi, không học. Hình thức thi quyết định hình thức học. Ảnh: Giàng A Cối |
Thi tốt nghiệp phổ thông phải đạt được hai yêu cầu làm căn cứ: Học đủ các môn và đạt điểm trung bình trở lên (bình quân 5,0/môn) và không có môn nào dưới 3,5 điểm. Bằng của tất cả học sinh là tốt nghiệp THPT. Dù thi 6-8 môn hay 4 môn thì đều nghiêm túc, lấy điểm chính xác để các trường ĐH lựa chọn thí sinh phù hợp với yêu cầu của từng trường. Như vậy, người coi thi có thể kiểm soát được các môn thi của thí sinh. Bảng điểm đó sẽ thể hiện thí sinh có năng lực ở điểm nào để người tuyển chọn đánh giá người học tới đâu. Như vậy, chúng ta sẽ bỏ được kì thi ĐH nặng nề, tốn kém, giảm được các lò luyện thi.
- Theo ông, giải pháp nào để có thể thực hiện vấn đề này khả thi nhất?
TS. Nguyễn Tùng Lâm: Thứ nhất là thay đổi nhận thức xã hội. Nhưng muốn thế, người học phải thay đổi đầu tiên. Người học không chịu học, chỉ chờ xin điểm, chờ quay cóp mà có điểm thì thầy có dạy giỏi cũng không làm cho giáo dục có chất lượng. Hiện nay kỹ năng tự học của học sinh các cấp đều rất yếu, nhà trường phải giúp học sinh. Thứ hai là tổ chức thi sao cho khoa học, phản ánh chính xác kết quả học tập. Muốn vậy phải thay đổi tận gốc cách làm. Bộ GD-ĐT nên đưa ra tiêu chuẩn học sinh học xong lớp 12 là coi như tốt nghiệp THPT nếu không nghỉ học quá 45 ngày, điểm trung bình các bộ môn đạt 5,0; không môn nào dưới 3,5 thì được thi tốt nghiệp THPT để nhận bằng. Như vậy học sinh nào dự thi cũng biết mình đã tốt nghiệp THPT nhưng phải dự thi để có điểm thi tuyển vào các trường ĐH-CĐ. Mỗi học sinh sau khi thi sẽ được phát phiếu điểm, ghi rõ điểm thi các môn tốt nghiệp THPT. Mỗi trường ĐH-CĐ căn cứ đặc thù của mình để đưa ra những yêu cầu cụ thể khác để đảm bảo đúng tiêu chuẩn cần tuyển. Khi thí sinh vào trường có thể có một cuộc sát hạch lần cuối. Để kỳ thi tốt nghiệp THPT được nghiêm túc, có tỷ lệ đánh giá chính xác thì Bộ GD-ĐT phải mạnh dạn thay đổi quy chế cho thi tốt nghiệp tại ngay các trường THPT. Thầy trò tự coi. Bộ GD-ĐT chỉ ra đề thống nhất nhưng coi thi phải nghiêm, các trường có học sinh thi tốt nghiệp THPT phải đầu tư camera để giám sát toàn bộ kỳ thi, khi gửi bài thi là gửi băng ghi hình của phòng thi đó luôn cho hội đồng chấm. Hội đồng chấm có trách nhiệm mở băng để kiểm tra từng phòng thi của từng môn thi. Có học sinh, giáo viên vi phạm quy chế thi sẽ rút bài không cho tốt nghiệp THPT. Bên cạnh đó có thể tổ chức những hội đồng giám sát của cộng đồng, tập trung các nhà giáo tâm huyết của hội khuyến học, hội cựu giáo chức để giám sát vòng ngoài, đảm bảo cho kỳ thi thật sự nghiêm túc.
- Nhưng xem ra bài toán chống tiêu cực trong thi cử không hề đơn giản?
TS. Nguyễn Tùng Lâm: Tôi thấy vừa qua, Bộ GD-ĐT đã gợi ý nhưng chưa biết điều hành ra sao, và điều quan trọng là không để hiện tượng như ở Đồi Ngô kì thi vừa qua tái diễn. Theo quan điểm của tôi, thi là đánh giá năng lực của con người ứng phó với một tình huống rất cụ thể. Hiện nay, Bộ GD-ĐT không dám ra đề có trọng tâm, đó là cái dở vì chúng ta rèn tư duy, rèn cách giải quyết vấn đề chứ không phải rèn để học sinh nhớ nhiều hay ít kiến thức. Với tư cách là nhà khoa học giáo dục, tôi có thể nói hiện nay hệ thống giáo dục của chúng ta rất lạc hậu, không những về chương trình mà còn về phương pháp, quan điểm giáo dục. Chúng ta chưa nhìn nhận đúng vai trò của lao động sư phạm để đào tạo, chăm sóc giáo viên chu đáo, giúp họ yên tâm làm việc một cách chuyên nghiệp. Có quá nhiều phong trào này khẩu hiệu kia, chúng ta đang cào bằng, bắt học sinh chui qua cùng một lỗ kim. Phải coi giáo dục là ngành công nghiệp lớn, đầu tư lớn vào con người, thì sẽ có “lãi” lớn nhất. Dù đã có những hiệu quả nhất định, nhưng theo đánh giá của không ít chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, “3 chung” đang trở nên “bất cập” với không ít hệ lụy, cũng như kỳ thi tốt nghiệp THPT đã và đang thể hiện một kết quả khá… vô nghĩa! Có thể thấy, với yêu cầu bức thiết phải đổi mới các kỳ thi, tới đây, Bộ GD-ĐT sẽ phải khẩn trương hơn nữa, cho dù là “co” lại thành một kỳ thi hay vẫn giữ nguyên cả tốt nghiệp và “3 chung”.
Nguyên Thứ trưởng Bộ GD: “Giáo dục phổ thông 11 năm là vừa đủ”
GS Hoàng Xuân Sính: "Nếu không có tiền, 30 năm nữa giáo dục vẫn rối"
TS. Nguyễn Tùng Lâm: Thứ nhất là thay đổi nhận thức xã hội. Nhưng muốn thế, người học phải thay đổi đầu tiên. Người học không chịu học, chỉ chờ xin điểm, chờ quay cóp mà có điểm thì thầy có dạy giỏi cũng không làm cho giáo dục có chất lượng. Hiện nay kỹ năng tự học của học sinh các cấp đều rất yếu, nhà trường phải giúp học sinh. Thứ hai là tổ chức thi sao cho khoa học, phản ánh chính xác kết quả học tập. Muốn vậy phải thay đổi tận gốc cách làm. Bộ GD-ĐT nên đưa ra tiêu chuẩn học sinh học xong lớp 12 là coi như tốt nghiệp THPT nếu không nghỉ học quá 45 ngày, điểm trung bình các bộ môn đạt 5,0; không môn nào dưới 3,5 thì được thi tốt nghiệp THPT để nhận bằng. Như vậy học sinh nào dự thi cũng biết mình đã tốt nghiệp THPT nhưng phải dự thi để có điểm thi tuyển vào các trường ĐH-CĐ. Mỗi học sinh sau khi thi sẽ được phát phiếu điểm, ghi rõ điểm thi các môn tốt nghiệp THPT. Mỗi trường ĐH-CĐ căn cứ đặc thù của mình để đưa ra những yêu cầu cụ thể khác để đảm bảo đúng tiêu chuẩn cần tuyển. Khi thí sinh vào trường có thể có một cuộc sát hạch lần cuối. Để kỳ thi tốt nghiệp THPT được nghiêm túc, có tỷ lệ đánh giá chính xác thì Bộ GD-ĐT phải mạnh dạn thay đổi quy chế cho thi tốt nghiệp tại ngay các trường THPT. Thầy trò tự coi. Bộ GD-ĐT chỉ ra đề thống nhất nhưng coi thi phải nghiêm, các trường có học sinh thi tốt nghiệp THPT phải đầu tư camera để giám sát toàn bộ kỳ thi, khi gửi bài thi là gửi băng ghi hình của phòng thi đó luôn cho hội đồng chấm. Hội đồng chấm có trách nhiệm mở băng để kiểm tra từng phòng thi của từng môn thi. Có học sinh, giáo viên vi phạm quy chế thi sẽ rút bài không cho tốt nghiệp THPT. Bên cạnh đó có thể tổ chức những hội đồng giám sát của cộng đồng, tập trung các nhà giáo tâm huyết của hội khuyến học, hội cựu giáo chức để giám sát vòng ngoài, đảm bảo cho kỳ thi thật sự nghiêm túc.
- Nhưng xem ra bài toán chống tiêu cực trong thi cử không hề đơn giản?
TS. Nguyễn Tùng Lâm: Tôi thấy vừa qua, Bộ GD-ĐT đã gợi ý nhưng chưa biết điều hành ra sao, và điều quan trọng là không để hiện tượng như ở Đồi Ngô kì thi vừa qua tái diễn. Theo quan điểm của tôi, thi là đánh giá năng lực của con người ứng phó với một tình huống rất cụ thể. Hiện nay, Bộ GD-ĐT không dám ra đề có trọng tâm, đó là cái dở vì chúng ta rèn tư duy, rèn cách giải quyết vấn đề chứ không phải rèn để học sinh nhớ nhiều hay ít kiến thức. Với tư cách là nhà khoa học giáo dục, tôi có thể nói hiện nay hệ thống giáo dục của chúng ta rất lạc hậu, không những về chương trình mà còn về phương pháp, quan điểm giáo dục. Chúng ta chưa nhìn nhận đúng vai trò của lao động sư phạm để đào tạo, chăm sóc giáo viên chu đáo, giúp họ yên tâm làm việc một cách chuyên nghiệp. Có quá nhiều phong trào này khẩu hiệu kia, chúng ta đang cào bằng, bắt học sinh chui qua cùng một lỗ kim. Phải coi giáo dục là ngành công nghiệp lớn, đầu tư lớn vào con người, thì sẽ có “lãi” lớn nhất. Dù đã có những hiệu quả nhất định, nhưng theo đánh giá của không ít chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, “3 chung” đang trở nên “bất cập” với không ít hệ lụy, cũng như kỳ thi tốt nghiệp THPT đã và đang thể hiện một kết quả khá… vô nghĩa! Có thể thấy, với yêu cầu bức thiết phải đổi mới các kỳ thi, tới đây, Bộ GD-ĐT sẽ phải khẩn trương hơn nữa, cho dù là “co” lại thành một kỳ thi hay vẫn giữ nguyên cả tốt nghiệp và “3 chung”.
ĐIỂM NÓNG |
|
Theo GD TPHCM