Trao đổi với báo chí sáng 12/8, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, hôm nay (12/8) là ngày cuối cùng của đợt đăng ký xét tuyển đầu tiên.Tối nay, các trường sẽ tải dữ liệu về để làm thủ tục xét tuyển.
Các trường là không được phép tuyển vượt chỉ tiêu đã công bố
“Các trường hoàn tất sớm nhất việc xét tuyển thì có thể công bố kết quả trong ngày 13/8” – Thứ trưởng Ga thông tin.
“Bộ cũng đã chỉ đạo các trường chạy thử phần mềm xét tuyển với cơ sở dữ liệu giả định để khi có dữ liệu chính thức thì có thể chạy ngay.
Đối với những trường nhận đăng ký xét tuyển trực tiếp, Bộ yêu cầu các trường chuẩn bị phương án xử lý nhanh hồ sơ thí sinh khi có khả năng xảy ra ùn tắc vào ngày cuối cùng của đợt 1” – Thứ trưởng Ga nói thêm.
Điều quan trọng năm nay Bộ lưu ý các trường là không được phép tuyển vượt chỉ tiêu đã công bố.
Các trường hoàn tất sớm nhất việc xét tuyển thì có thể công bố kết quả trong ngày 13/8 |
“Trong cơ sở dữ liệu các trường sẽ tải về tối ngày 12/8 Bộ cung cấp cho các trường đầy đủ thông tin thí sinh đã đăng ký vào trường/ngành của đợt xét tuyển. Trên cơ sở dữ liệu đó, các trường có thể phán đoán được thí sinh có học ở trường mình không” – Thứ trưởng Ga cho biết thêm.
“Năm nay Bộ cũng không yêu cầu điểm trúng tuyển đợt sau phải cao hơn đợt trước. Vì thế, nếu đợt đầu các trường tuyển không đủ thì có thể hạ điểm chuẩn để tuyển tiếp thí sinh cho tới khi đủ chỉ tiêu.
Các trường cũng không phải chờ đến khi thí sinh nhập học mới biết được số lượng thí sinh chính thức vào học trường mình mà chỉ 5 ngày sau khi công bố kết quả nếu thí sinh không nộp giấy báo kết quả thi thì xem như không nhập học và trường tuyển bổ sung.
Với những quy định linh hoạt như vậy thì không có lý do gì trường tuyển vượt chỉ tiêu đã công bố” – Thứ trưởng Ga khẳng định.
Số lượng thí sinh đăng ký đã vượt chỉ tiêu của các trường
Theo Thứ trưởng Ga, cho tới 18h chiều 11/8, đã có 390.000 thí sinh đăng ký vào hệ thống của Bộ, chiếm 96,5% tổng số thí sinh trên điểm sàn năm nay (404.000).
Nếu tính cả số lượng thí sinh nộp qua bưu điện mà hiện tại các trường chưa kịp nhập vào hệ thống thì hầu như tất cả thí sinh có kết quả thi trên điểm sàn đều đã đăng ký hết.
Sau 5 ngày, thí sinh không nộp giấy báo điểm sẽ bị hủy kết quả trúng tuyển(GDVN) - Từ 1/8 các trường đại học bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển. Điểm mới năm nay là, các trường chỉ chắc chắn thí sinh vào trường khi thí sinh đến nộp giấy báo điểm. |
“Có thể nói rằng năm nay, tỷ lệ thí sinh có điểm trên mức điểm sàn nộp đăng ký xét tuyển cao nhất so với mọi năm” – Thứ trưởng Ga cho hay.
So với chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia 2016 là 317.000 thì số lượng thí sinh đăng ký hiện tại đã vượt chỉ tiêu của các trường.
Tuy nhiên, không phải ngành nào cũng có đủ thí sinh. Một số ngành dư nhiều nhưng cũng có những ngành thiếu thí sinh.
"Các đợt xét tuyển bổ sung sẽ giúp thí sinh chưa trúng tuyển đợt 1 có cơ hội đăng ký xét tuyển vào các ngành/trường còn thiếu chỉ tiêu” – Thứ trưởng Ga nói.
Hồ sơ có dấu bưu điện từ 12/8 về trước đều được xét tuyển
Đối với các trường hợp thí sinh nộp hồ sơ qua đường bưu điện trong ngày 12/8 thì có thể yên tâm vì thời gian hợp lệ được tính theo dấu bưu điện.
“Những trường hợp hồ sơ đến chậm sau khi trường đã xét tuyển thì trường xét bổ sung những thí sinh này. Tất cả phiếu đăng ký xét tuyển đến muộn nhưng có dấu bưu điện từ ngày 12/8 trở về trước đều có giá trị xét tuyển, thí sinh không phải bận tâm lo lắng”, Thứ trưởng Ga cho biết.
Tuy vậy, Thứ trưởng Ga cũng cho rằng, năm nay, các em đã ý thức rất kỹ việc chọn ngành, chọn trường và có 10 ngày kể từ khi có kết quả thi THPT quốc gia để lựa chọn ngành/trường mình thích. Các em có kết quả xét tuyển năm ngoái để tham khảo.
Bộ cũng yêu cầu các trường không được công bố dữ liệu đăng ký xét tuyển vào trường để tránh gây tâm lý hoang mang đối với thí sinh.
“Vì thế, em không có lý do gì phải chờ đến giờ chót mới nộp đăng ký xét tuyển” – ông Ga khẳng định.
Và cho tới hiện tại, theo thống kê thì số lượng thí sinh chưa đăng ký còn rất ít, hầu hết các thí sinh trên điểm sàn đã đăng ký hết.
Thí sinh lưu ý thời gian nộp giấy báo điểm
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng lưu ý các thí sinh trúng tuyển phải nộp giấy báo kết quả thi trong thời hạn quy định (hạn chót là hết ngày 19/8) để khẳng định nhập học.
"Nên dùng phương án xét công nhận Tốt nghiệp Trung học Phổ thông"(GDVN) - Nên xét tuyển công nhận Tốt nghiệp Trung học Phổ thông và chỉ cần tiến hành một kỳ thi Quốc gia là kỳ thi tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng. |
“Đây là điều rất quan trọng mà các em phải lưu ý. Đối với những thí sinh không trúng tuyển đợt 1 cần chuẩn bị nộp đăng ký xét tuyển đợt bổ sung.
Các trường công bố cụ thể các ngành sẽ xét tuyển bổ sung, số chỉ tiêu cần tuyển để thí sinh biết và nộp đăng ký xét tuyển”- ông Ga cho hay.
Theo thứ trưởng Ga, nguồn tuyển dư dôi 27% nên các trường không lo thiếu thí sinh.
Vì vậy, với các trường có các ngành đợt 1 chưa tuyển đủ thì cũng không có gì đáng lo ngại còn các em thí sinh chưa trúng tuyển đợt 1 thì vẫn còn nhiều cơ hội trúng tuyển trong các đợt bổ sung.
Cùng một ngành học nhưng các trường khác nhau có điểm chuẩn vào ngành cũng khác nhau. Vì vậy, tùy theo kết quả thi của mình các em nộp đăng ký xét tuyển vào trường/ngành có điểm chuẩn phù hợp. Trong các đợt bổ sung, tính cạnh tranh không lớn nên khả năng trúng tuyển cao hơn đợt 1.
“Trong các đợt bổ sung, tính cạnh tranh không lớn nên khả năng trúng tuyển cao hơn đợt 1”- Thứ trưởng Ga khẳng định.