1. Bạn tôi hôm vừa rồi có gửi một câu chuyện tranh, có đôi chút hài ước. Nội dung như sau:
Một nhóm nhà khoa học vứt 5 con khỉ vào một cái chuồng. Ở giữa chuồng là một cái thang với một nải chuối chín thơm phức treo trên đỉnh thang. Mỗi khi có một con khỉ định trèo lên thang lấy chuối thì mấy ông nhà khoa học lại xả nước lạnh vào đám khỉ còn lại…
Minh họa về câu nói gây sốc của Nhật Nam. |
Sau một thời gian, cứ có con khỉ nào mon men lại gần cái thang là bị những con khỉ còn lại đánh hội đồng túi bụi. Và cứ như vậy không có con khỉ nào dám trèo lên thang mặc dù nải chuối trên đó thật là hấp dẫn…. Mấy nhà khoa học quyết định đổi một con khỉ khác vào chuồng, điều đầu tiên mà con khỉ mới định làm là trèo lên cái thang đó lấy nải chuối. Tất nhiên lũ khỉ kia ngay lập tức đập tơi tả nó. Sau vài lần dính đòn, con khỉ mới biết rằng đừng có dại mà trèo lên cái thang cho dù nó không hiểu tại sao?
Và con khỉ thứ 2 cũng được thay, điều tương tự cũng xảy ra, con khỉ cũng được thay đầu tiên cũng gia nhập đám khỉ cũ đập con khỉ mới tơi tả, thay con khỉ thứ 3, trò đánh hội đồng này vẫn tiếp diễn kể cả khi con khỉ thứ 4 và con khỉ cuối cùng đều được thay.
Giờ chúng ta đã có một nhóm 5 con khỉ hoàn toàn mới… mặc dù chúng chưa bị xối nước lần nào, chúng vẫn cứ tấn công bất kì con khỉ nào dám lại gần cái thang. Giả sử bây giờ chúng ta có thể hỏi lũ khỉ: “Tại sao chúng mày lại tấn công bất cứ đứa nào dám lại gần thang?” Chắc câu trả lời sẽ là: “Không biết! Cái lệ ở đây là thế mà”.
2. Thật ra chỉ có… con người mới nghĩ ra cái “trò khỉ” là xối nước lạnh vào lũ khỉ để chứng minh một thứ họ gọi là định kiến.
Nhưng cuộc đời không như là mơ nên đôi khi, thậm chí thường xuyên chúng ta nhận những gáo nước lạnh. Chẳng liên quan gì đến “Nguồn gốc loài người” của Darwin nhưng nhiều khi chúng ta hành xử như… khỉ.
Thỉnh thoảng người ta vẫn có những trường hợp những người trẻ khát khao sáng tạo, khát khao tìm cái mới nhưng rồi bị đám đông vùi dập không thương tiếc. Đám đông ấy hầu như là những người hùa theo, không hiểu bản chất vấn đề nhưng định kiến “thấy người ta thế thì tôi thế”.
Bạn tối lại nói: “Câu chuyện về một cậu bé 11 tuổi tên Đỗ Nhật Nam, có khả năng dịch sách và đầy ước mơ có cần phải ồn ào, bị “người lớn ném đá” nhiều đến mức như vậy không?”. Hay đơn giản vẫn là nạn nhân của định kiến, của đám đông.
Tất nhiên cũng đừng tô hồng biến đứa trẻ mới 11 tuổi thành mộ thiên tài, một vĩ nhân. Nhưng điều mà mỗi em nhỏ như Nhật Nam mong muốn là hãy ủng hộ, biết chờ đợi và tôn trọng những ước mơ có phần to tát ấy.
3. Bóng đá, nhất là bóng đá Việt Nam có những trường hợp: tài năng không thể phát triển nổi bởi tâm lý:
“Mày lương cao hơn tao, được báo chí ưu ái hơn tao thì mày tự đi mà đá”. Bóng đá không phải là cuộc chơi một người nên có thể hiểu nguyên nhân của không ít thất bại trong bóng đá không phải là chuyên môn mà là tính đố kỵ của đồng đội.
“Mày lương cao hơn tao, được báo chí ưu ái hơn tao thì mày tự đi mà đá”. Bóng đá không phải là cuộc chơi một người nên có thể hiểu nguyên nhân của không ít thất bại trong bóng đá không phải là chuyên môn mà là tính đố kỵ của đồng đội.
Và giật mình bởi câu chuyện Đỗ Nhật Nam là khá điển hình, có ở nhiều nơi, có trong bóng đá, thậm chí có cả ở đội tuyển.
Định kiến có thể biến người ta thành khỉ dù chưa bị xối nước lạnh lần nào.
Thể thao 24h