Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-20 |
Nga chuẩn bị huỷ bỏ thỏa thuận đóng quân ở Crimea, trong khi đó Ukraine kêu gọi dừng hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga để đáp trả.
Người phụ trách công ty công nghiệp quốc phòng Ukraine Yuri Tereshchenko cho biết: "Trước khi làm dịu xung đột, hợp tác giữa chúng tôi và Nga sẽ nằm trong trạng thái đóng băng".
Điều này hoàn toàn sẽ không đem lại tác động chí mạng đối với Moscow, nhưng chuyên gia cho rằng, sức chiến đấu của Quân đội Nga sẽ bị ảnh hưởng, bởi vì Lực lượng hạt nhân chiến lược, Không quân và Hải quân của Nga có sự lệ thuộc nhất định đối với tổ hợp công nghiệp quốc phòng Ukraine.
Chủ nhiệm Vladimir Yevseyev, Trung tâm nghiên cứu xã hội-chính trị Nga cho rằng, sự lệ thuộc này rất rõ ràng, đặc biệt là trên phương diện duy trì trạng thái tác chiến của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-20V có uy lực mạnh nhất thế giới (NATO gọi tên lửa này là Satan). Nga nhờ sở hữu những tên lửa này mà Lực lượng hạt nhân chiến lược của họ mới có thể đối kháng với Mỹ.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-20V Nga |
Thượng tướng Sergei Karakayev, Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược cách đây không lâu chỉ ra: "Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-20V hiện nay có uy lực lớn nhất trong loại tên lửa này của Nga, cho dù sắp hết hạn, nhưng vẫn tương đối có hiệu quả trong phòng thủ tên lửa.
Về trình độ công nghệ, các loại tên lửa tác chiến trong và ngoài nước không có loại nào có thể sánh với RS-20V. Vì vậy, sự tồn tại của loại tên lửa này là pháp bảo chiến thắng duy trì toàn bộ hệ thống ngăn chặn hạt nhân chiến lược của Nga".
Tên lửa RS-20V do Cục thiết kế quốc gia Phương Nam của Liên Xô (nằm ở thành phố Dnipropetrovsk, Ukraine) nghiên cứu chế tạo vào thập niên 80 của thế kỷ trước.
Yevseyev nhấn mạnh, cục thiết kế này đến nay luôn "cung cấp công nghệ và dịch vụ bảo đảm cần thiết" cho loại tên lửa này của Nga. Nếu chuyên gia cục thiết kế tiếp tục bảo trì RS-20V, những tên lửa này có thể phục vụ đến năm 2019-2021.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-20V Nga |
Ông chỉ ra: "Nếu không thể khôi phục hợp tác kỹ thuật quân sự với Ukraine, chúng tôi sẽ phải tự kiểm tra thông số kỹ thuật của những tên lửa này, đồng ý kéo dài thời hạn sử dụng của họ hoặc tìm kiếm trang bị thay thế chúng" - cho dù chúng không thể được thay thế.
Chuyên gia quân sự Nga, trung tướng Yuri Netkachev cho rằng, hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Ukraine bị gác lại trước hết có lợi cho Mỹ, "Mỹ sẽ nhanh chóng có khả năng làm cho Nga từ bỏ sử dụng RS-20V.
Đối với Mỹ, đây là một mục tiêu chiến lược, bởi vì mất đi loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạng nặng này sẽ làm suy yếu lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga, điều này có lợi cho thúc đẩy và tăng cường triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trên thế giới" .
Netkachev cho rằng, Mỹ và các nước NATO khác sẽ thêm dầu vào lửa cho đất nước "hỗn loạn có thể kiểm soát" Ukraine, thông qua tuyên truyền Nga có thể xâm lược để xung đột tiếp tục leo thang, đồng thời qua đó làm suy yếu khả năng Nga-Ukraine khôi phục hợp tác quân sự, tổ hợp công nghiệp quốc phòng Ukraine giúp đỡ Nga bảo trì lực lượng hạt nhân chiến lược.
Máy bay trực thăng dòng Mi Nga |
Kiev có cơ hội đặt ra trở ngại cho khả năg phòng thủ của Nga trên các lĩnh vực khác. Chuyên gia quốc phòng Igor Frolov cho rằng, động cơ tua bin khí của rất nhiều tàu chiến Nga do nhà máy Zorya-Mashproekt Ukraine sản xuất, doanh nghiệp này còn cung cấp dịch vụ kỹ thuật cho rất nhiều tàu chiến của Hải quân Nga.
Nga cũng lệ thuộc vào Ukraine trên phương diện sản xuất và sử dụng dòng máy bay trực thăng Mi.
Đương nhiên, Nga có khả năng giải quyết vấn đề lệ thuộc vào tổ hợp quốc phòng của Ukraine, song điều này cần có thời gian.