Trung Quốc ưu tiên triển khai, bố trí lực lượng quân sự trên Biển Đông: Trung Quốc mới chế được 3 tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 thì trang bị toàn bộ cho Hạm đội Nam Hải; chế tạo được 11 tàu hộ vệ hạng nhẹ mới Type 056 thì triển khai 5 tàu trên Biển Đông; các tàu khu trục Type 052C, Type 052D đều ưu tiên triển khai trước ở Biển Đông... Trong hình là 3 tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 của Hạm đội Nam Hải. |
Tờ "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 13 tháng 4 có bài viết cho rằng, thị trường hải quân châu Á-Thái Bình Dương đang nóng lên, trong mấy năm tới, hải quân các nước châu Á-Thái Bình Dương sẽ trang bị rất nhiều tàu chiến mới.
Theo công ty tư vấn hải quân AMI International Mỹ, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã vượt châu Âu, trở thành thị trường hải quân lớn thứ hai thế giới. Công ty này dự đoán, khu vực này đến năm 2032 sẽ đầu tư 200 tỷ USD mua sắm tàu chiến và tàu ngầm, dự kiến chiếm khoảng 25% thị trường tàu mới toàn cầu.
Trong thời gian này, ít nhất 100 tàu ngầm mới sẽ gia nhập hải quân các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chiếm 40% tàu ngầm chế tạo mới trên thế giới. Đồng thời, ngoài ra còn có khoảng 1.000 tàu chiến mới sẽ được chế tạo, những tàu chiến này dài ít nhất là 30 m.
Bài viết chỉ ra, một nhân tố mang tính kích thích khu vực châu Á-Thái Bình Dương mua sắm quy mô lớn tàu chiến, tàu ngầm chắc chắn là Trung Quốc.
Yêu sách chủ quyền lãnh thổ trên biển vô lý và các nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Bắc Kinh đều thúc đẩy các nước láng giềng của Trung Quốc mua sắm vũ khí mới, nâng cấp vũ khí cũ, tăng cường độ huấn luyện và gần gũi hơn với Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ.
Tàu ngầm Hà Nội số hiệu HQ182 của Hải quân Việt Nam |
Nhưng, sự kích thích từ Bắc Kinh hoàn toàn không phải là nhân tố kích thích duy nhất tạo nên làn sóng mua sắm vũ khí trang bị của các nước châu Á-Thái Bình Dương.
Chẳng hạn, Singapore rõ ràng lo ngại hơn về cướp biển ở eo biển Malacca và xung đột giữa Malaysia với Indonesia. Ở khu vực Biển Đông có tài nguyên phong phú, Trung Quốc hoàn toàn không phải là nước đưa ra yêu sách chủ quyền duy nhất (nhưng chủ trương “đường lưỡi bò” là hoàn toàn bất hợp pháp!).
Phó tổng giám đốc thông tin thị trường của Công ty tư vấn hải quân AMI International Mỹ, ông Tony Bettinger cho rằng, một số chương trình mua sắm chỉ là công tác nâng cấp thực hiện quy hoạch lâu dài, nhưng các công tác mua sắm khác đã phản ánh "sự tăng cường bảo vệ chủ quyền quốc gia và nhu cầu tài nguyên thiên nhiên trên biển trong môi trường mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng".
Nhiều đồng minh Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương đã đặt mua máy bay chiến đấu tấn công liên hợp tàng hình F-35 của Mỹ |
Ngoài ra, Tony Bettinger chỉ ra, chính phủ các nước đang tìm kiếm cơ hội, củng cố quan hệ quốc phòng và an ninh với các nước đối tác, bảo vệ chủ trương chủ quyền và vùng đặc quyền kinh tế, phát triển hạ tầng cơ sở quốc phòng, đồng thời thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực mua sắm và nghiên cứu phát triển quốc phòng.
Khi đối mặt với Trung Quốc và so sánh với các nước Nam Á, sức mạnh quân sự của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan ở khu vực Đông Bắc Á mạnh hơn, hơn nữa còn có một đối tác hợp tác đáng tin cậy mạnh: Mỹ.
Tokyo và Seoul đều đã ký kết Hiệp ước quốc phòng bảo đảm để Mỹ bảo vệ cho họ, trong khi đó, Mỹ cam kết nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực "thống nhất" Đài loan, Mỹ sẽ giúp đỡ Đài Loan. Hơn nữa, tất cả những nước hoặc khu vực này đều có công nghiệp quốc phòng tiên tiến, có thể sản xuất tàu chiến, máy bay và tên lửa hiện đại.
Trung Quốc được cho là đang chế tạo 2 tàu sân bay |
Theo Doug Bali, xuất phát từ mối quan tâm đến mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên, Seoul mua sắm loại máy bay chiến đấu này cò có thể sẽ nhấn mạnh đến nhiệm vụ tấn công.
Đối với Đài Loan, Doug Bali chỉ ra, xét đến sự phát triển liên tục của Không quân và Hải quân Trung Quốc, ngoài việc nâng cấp máy bay chiến đấu F-16 theo kế hoạch, Đài Loan chắc chắn còn muốn tiếp tục tăng cường biên đội máy bay chiến đấu của họ. Tuy nhiên, về chính trị, điều này vẫn rất khó khăn.
Ngoài ra, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đều đang tiến hành điều chỉnh cơ cấu đối với biên đội máy bay chiến đấu của họ, cải thiện máy bay cảnh báo sớm, nâng cao khả năng tình báo, theo dõi và trinh sát, đồng thời tăng cường khả năng tuần tra trên biển và tác chiến săn ngầm.
Máy bay chiến đấu Su-30MK2 phóng tên lửa chống hạm Kh-31A, là sát thủ tiêu diệt tàu chiến mặt nước như tàu sân bay |
Doug Bali còn chỉ ra, cùng với sự phát triển tiếp diễn của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Trung Quốc, những nước hoặc khu vực này thậm chí sẽ quan tâm hơn đến công nghệ bộ cảm biến tiên tiến (chẳng hạn radar mảng pha quét điện tử chủ động và hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại bị động) và tên lửa không đối không phiên bản cải tiến.
Đồng thời, Mỹ đang điều động binh lực tới Thái Bình Dương. Lầu Năm Góc có kế hoạch đưa tỷ lệ tàu chiến giữa Đại Tây Dương với Thái Bình Dương từ 1 : 1 lên đến 3 : 4, tiếp tục thông qua Guam, Okinawa và Australia luân phiên triển khai Thủy quân lục chiến, triển khai tàu tuần duyên mới ở Singapore, triển khai máy bay chiến đấu F-35 ở Nhật Bản, tìm cách thông qua hoạt động cứu trợ nhân đạo, triển khai trang bị quân sự và triển khai luân phiên lực lượng ở Philippines.