Do yêu cầu phát triển công tác dinh dưỡng cộng đồng, vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng tại các cơ sở y tế và bệnh viện, Việt Nam cần có nhiều cán bộ chuyên môn dinh dưỡng.
Những năm qua, Bộ Y tế đã có nhiều cố gắng trong việc đào tạo cán bộ dinh dưỡng và tiết chế.
Tuy nhiên, theo kết quả điều tra gần đây của Bộ Y tế, nhân lực của các trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và huyện còn thiếu rất nhiều so với yêu cầu của công tác dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tại cộng đồng.
Việt Nam có 2 trường đại học được đào tạo cử nhân ngành Dinh dưỡng (Ảnh: Viện Dinh dưỡng) |
Theo thống kê, số cán bộ dinh dưỡng hiện nay chủ yếu được đào tạo thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn hoặc được đào tạo ở trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ về dinh dưỡng cộng đồng.
Các bác sĩ dinh dưỡng hầu hết được đào tạo từ hơn 30 năm trước và chỉ còn rất ít trong số họ đang làm việc tại các Khoa dinh dưỡng các bệnh viện.
Vì vậy, việc đào tạo một đội ngũ đông đảo cán bộ dinh dưỡng trình độ đại học trở thành một nhu cầu cấp thiết hiện nay.
Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép Trường Đại học Y Hà Nội và sau đó là Trường Đại học Thăng Long mở ngành đào tạo Dinh dưỡng trình độ đại học.
Chỉ tiêu đào tạo cử nhân ngành Dinh dưỡng năm 2017 của Trường Đại họcY Hà Nội là 50 và Trường Đại học Thăng Long là 65.
Hiện nay, nhu cầu cán bộ dinh dưỡng tăng lên hàng năm do nhận thức về vai trò dinh dưỡng trong phòng và điều trị các bệnh mãn tính và hiện tượng tăng tỷ lệ người già của các nước trên thế giới. Những người trong chuyên ngành dinh dưỡng quan tâm đến chăm sóc sức khỏe bằng điều chỉnh thích hợp dinh dưỡng và khẩu phần ăn uống giúp cải thiện sức khỏe. Vị trí làm việc: |