Theo đó, Việt Nam có gần 20 trường đạt chuẩn trung bình châu Á.
Đặc biệt, hệ thống đánh giá chất lượng đại học Việt Nam UPM (University Performance Metrics - http://upm.vn/), trường Đại học Tôn Đức Thắng đứng đầu bảng xếp hạng tổng thể, quy mô và năng suất nghiên cứu, trường Đại học Y Hà Nội đứng đầu về xếp hạng chỉ số trích dẫn và trường Đại học Điện lực dẫn đầu về chỉ số công bố bằng nội lực.
Giáo sư Nguyễn Hữu Đức – Nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội – người trực tiếp phụ trách hệ thống về các tiêu chí và nguyên tắc của Bộ tiêu chí xếp hạng này.
Giáo sư Nguyễn Hữu Đức |
Được biết, University Performance Metrics (UPM) là một bảng xếp hạng theo hình thức gắn sao (star rating) áp dụng cho các trường đại học của Việt Nam. Nhóm đưa ra 8 tiêu chuẩn với 60 tiêu chí, các tiêu chí đánh giá được xây dựng khá rộng theo tiếp cận kiểm định chất lượng và thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0.
Kết quả xếp hạng tổng thể chỉ số nghiên cứu của các cơ sở giáo dục đại học năm 2019 |
UPM vừa quản lý cơ sở dữ liệu tổng thể của hệ thống vừa cung cấp công cụ để các cơ sở giáo dục đại học sử dụng để tự đo lường và đối sánh mức độ thích ứng với công nghiệp 4.0 và năng lực đào tạo, nghiên cứu và đổi mới sang tạo với các cơ sở giáo dục đại học ở trong nước và châu lục; làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược đầu tư phát triển.
Mô hình đại học mà University Performance Metrics tiếp cận là mô hình đại học định hướng đổi mới sáng tạo.
Tiêu chí xếp hạng UPM các chỉ số nghiên cứu |
UPM là sản phẩm của nhóm triển khai đề tài khoa học thuộc Chương trình khoa học quốc gia về Khoa học giáo dục do Giáo sư Nguyễn Hữu Đức, Tiến sĩ Võ Đình Hiếu, Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thành Chung, Tiến sĩ Nghiêm Xuân Huy (Đại học Quốc gia Hà Nội) thực hiện.
Chia sẻ thêm, Giáo sư Nguyễn Hữu Đức cho biết, trong các bảng xếp hạng của QS, THE và cả ARWU, thường chỉ có 3 tiêu chí cuối được sử dụng và họ chỉ xếp hạng cho các trường có công bố trên 150 bài báo mỗi năm.
Tuy nhiên, kết quả công bố của các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam còn có quá khiêm tốn, nên giai đoạn này, chúng ta cũng cần đánh giá và khích lệ quy mô nghiên cứu của các trường, thúc đẩy để có thêm nhiều trường đặt ngưỡng của quốc tế.
Do đó, chỉ số này vẫn được đưa vào và thậm chí còn được đặt với trọng số rất cao (45%). Hai tiêu chí 2 và 3 thì đã hội nhập tuyệt đối, mỗi tiêu chí đều chiếm trọng số 25%. Riêng tiêu chí 4, tỉ lệ công bố bằng nội lực (hay ngoại lực) thường để đo mức độ hợp tác quốc tế.
Càng nhiều bài báo có tên tác giả nước ngoài, người ta đánh giá điểm càng cao. Sau này, khi tiến hành xếp hạng tổng thể các trường đại học, chúng tôi sẽ thực hiện như vậy và sẽ coi đó là một chỉ số hợp tác quốc tế.
Nhưng lần này thì ngược lại, các bài báo xuất bản bằng nội lực được ưu tiên. Đó là sự chia sẻ và ghi nhận nỗ lực của nhóm chúng tôi (và cả cộng đồng) đối với nỗ lực xác lập năng lực nghiên cứu khoa học nội sinh của các cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên trọng số đánh giá chỉ chiếm 5%.