Trong nội dung giờ giảng bài trên, giảng viên có lấy ví dụ liên quan và nhắc trực tiếp đích danh trường ĐH Bách khoa Hà Nội, sinh viên ra trường không biết gì về luật.
Trong nội dung lấy ví dụ để minh họa cho tính cần thiết của môn Luật đại cương trong các trường đại học, vị giảng viên này dẫn chứng: “Thậm chí một số trường không biết pháp luật đại cương là gì. Ví dụ như các sinh viên tốt nghiệp trường ĐH Bách khoa, đó là điều ngạc nhiên. Trên thế giới, tất cả các trường ĐH đều học luật, riêng trường ĐH Bách khoa lại không biết luật là gì. Đấy là một trong những nguyên nhân lí giải tại sao Bách khoa đã nghiên cứu rất nhiều công trình nhưng không thương mại hóa được, không thực hiện được giá trị thương mại của các sản phẩm vì không biết luật, không biết luật thì làm sao chuyển nhượng cái nọ, chuyển nhượng cái kia được”.
Tiếp đến, giảng viên trong đoạn clip trên nói thẳng: “Đây không phải là vấn đề chuyên môn, mà là dạy cho con người có những tư duy tối thiểu trong cuộc sống, tư duy pháp lí bao giờ cũng chặt chẽ hơn bất cứ một tư duy nào khác”.
Xem clip được cho là của Hiệu phó ĐH Ngoại thương Hà Nội "dè bỉu" SV Bách Khoa
Xem clip được cho là của Hiệu phó ĐH Ngoại thương Hà Nội "dè bỉu" SV Bách Khoa
Ảnh chụp từ clip giờ giảng bài của Hiệu phó trường Ngoại thương. |
Sau khi clip được tung lên mạng, các trang mạng cá nhân nhanh chóng lan truyền nội dung đoạn clip này và cho rằng đây là lời giảng của PGS.TS Bùi Ngọc Sơn – Hiệu phó Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội.
Những comment trên các trang mạng liên tục sốt vì lời dẫn chứng trên, các cá nhân phản ứng chủ yếu là sinh viên và cựu sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Một sinh viên ĐH Bách khoa có Nickname RuaconSieutocdo lên tiếng: “Ngoại Thương nói mồm nhưng có làm ra sản phẩm thực tế nào không, mỗi trường có niềm tự hào riêng chứ , nếu nói được như thế thì làm đi xem nào?”.
Sau khi xem xong đoạn clip trên, một sinh viên trường Bách khoa nói thẳng: “Thật là thất vọng khi nghe một phó hiệu trưởng một trường lại đi nói xấu trường khác trước mặt sinh viên. Mỗi trường có một điểm khác nhau, có ưu và nhược điểm, điểm mạnh, điểm yếu. Đây lại là hai khố Kinh Tế và Kĩ thuật, Ông hiệu phó này so sách bất cân xứng, mang định luật ôm đi so sánh với các định luật của kinh tế thật là khó hiểu, và cũng pro khi một phó hiệu trưởng một trường danh tiếng như FTU (ĐH Ngoại thương) lại có thể so sánh được như thế, ông này chắc mới có công thức mới!”.
BộGD&ĐT yêu cầu Bắc Giang xử lí nghiêm vụ clip lộn xộn trong phòng thi
Thưa Bộ trưởng Luận, cần phải xem lại hình phạt "tàn khốc" ở ĐHCN HCM
Tiếp tục, một sinh viên trường Bách khoa có tên Nick friendly141989you lên tiếng khi thừa nhận, đúng là Bách khoa không dạy Luật đại cương, nhưng thiết nghĩ, học xong 1-2 kỳ cái gọi là Luật "đại cương" thử hỏi mấy ai nắm hết được LUẬT của Việt Nam. Làm sao 1 vị phó Hiệu trưởng lại có thể nói "Bách khoa không biết gì về luật cơ chứ", ko dạy đồng nghĩa với không biết à? Thế thì tôi cũng có thể phát biểu" Ngoại thương không biết gì về điện" và vô số những thứ khác nữa...”, sinh viên này bức xúc.
Trên các diễn đàn liên tiếp những ý kiến phản bác lại lời dẫn chứng được cho là của Hiệu phó trường Ngoại thương. Một sinh viên năm cuối Trường ĐH Bách khoa viết trên diễn đàn bình luận: “Nói thẳng ra cuộc đời sau này rồi chưa biết ai hơn ai, có những người mới ra trường có thể đã có việc làm tốt, thu nhập tốt, có người thì xuất phát chậm hơn. Nhưng cái đích cuối cùng thì chẳng có gì mà nói trước được cả. Cả 2 trường đều có những người giỏi, xuất sắc, đóng góp rất nhiều cho xã hội”.
Trước những dòng “phản pháo” kịch liệt trên các diễn đàn, trang mạng một sinh viên trường Ngoại thương bày tỏ quan điểm: “Nếu dùng clip này để gây nên chuyện tranh cãi giữa sinh viên 2 trường thì thật là ấu trĩ. Vì có chăng thì đây cũng chỉ cách nhìn sự việc đứng trên quan điểm của riêng thầy, nó không đại diện cho suy nghĩ của toàn bộ sinh viên Ngoại thương hay của bất cứ sinh viên Ngoại thương nào. Nếu cãi nhau thì chẳng bao giờ kết thúc, vì sinh viên trường nào chẳng có tình yêu đối với trường mình trong khi sinh viên cả 2 trường đều rất xuất sắc”, sinh viên có tên nick greenrain168 bày tỏ.
Những ý kiến của sinh viên hai trường bày tỏ quan điểm khi nhìn nhận mỗi trường đều có ưu và nhực điểm. Riêng một sinh viên trung gian có nickname vhung2610 nhận định: “Mình không ủng hộ trường nào nhưng thực sự thầy nói đâu có gì sai. Bạn bè mình học nước ngoài nhiều, mình cũng có cơ hội giao lưu với một số giảng viên các trường đại học nước ngoài, cách giáo dục của các nước tiên tiến thực sự rất khác, họ coi trọng luật pháp và dạy luật trong hầu hết tất cả các trường như một môn căn bản. Về lời thầy nói không phải là không có cơ sở, không nên trách thầy hay sinh viên mà nên trách nền giáo dục đại học Việt Nam chưa theo kịp thời đại, còn nhiều bất cập”, sinh viên này nói.
Tiếp lời của sinh viên trên khi nói về thực trạng đào tạo ở trình độ đại học hiện nay, cụ thể là môn Luật đại cương một sinh viên ĐH Bách khoa có nick name nguyenvanhuybk cho biết: “Việc dạy các môn xã hội, pháp luật, chính trị... ở trường Bách khoa hiện nay rất là kém, chỉ dạy các môn gọi là ..."giáo dục tư tưởng" (mấy môn này trường nào chả dạy). Ngoài ra có dạy thêm Quản trị học đại cương. Chấm hết! Ông hiệu trưởng Ngoại thương chỉ ra thực trạng chỗ này là đúng”, sinh viên này thừa nhận.
Một sinh viên có nick TinZin1903 tỏ ra hiểu vấn đề liền lên tiếng: “Thầy chỉ đề cập đến vấn đề Bách khoa không dạy môn Luật, từ đó dẫn đến không thương mại hóa được sản phẩm, ngoài ra, đề cao môn Luật. Thiết nghĩ mấy bạn không nên đề cao quan điểm là thầy nói sinh viên Bách khoa như thế??? (thầy chả hề nói, cái thầy đề cập ở đây là môn quan trọng như vậy mà không được dạy, dẫn đến những tư duy không ổn về sau)”.
Những quan điểm khách nhau của sinh viên hai trường được đăng tải rất nhiều trên các trang mạng, để thông tin được đa chiều Báo Giáo dục Việt Nam sẽ chuyển tới bạn đọc ý kiến của người được cho là Hiệu phó trường ĐH Ngoại thương trong clip này.
NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT |
|
ĐIỂM NÓNG |
|
Xuân Trung