Tiếp theo Phần 1: Biển Đông một năm nhìn lại và câu hỏi Trung Quốc thực sự đang muốn gì
- PV: Theo Tiến sĩ, trong năm 2014 xu hướng tình hình Biển Đông sẽ diễn biến như thế nào? TQ sẽ có thể có những động thái, thủ đoạn nào mới ở Biển Đông? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ tốt nhất chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông mà không để mất hòa bình, ổn định trong vùng biển này?
- Ts Trần Công Trục: Với những gì đã diễn ra trên Biển Đông và cả Hoa Đông năm 2013, cục diện tranh chấp ở Hoa Đông và Biển Đông trong năm 2014 theo tôi sẽ khó có thể thay đổi theo hướng tích cực, thậm chí còn nghiêm trọng hơn, toàn diện hơn trên các lĩnh vực.
Năm tới, Bắc Kinh sẽ tiếp tục duy trì những gì họ đang làm. ASEAN mặc dù đã đạt được một số tiến bộ, nhưng yếu tố chia rẽ không phải đã hết. Vẫn còn những thành viên đang tính toán đến lợi ích của mình, chính điều này tạo cơ hội cho TQ tranh thủ chia rẽ, tách ASEAN.
Đối với Mỹ, năm vừa rồi các nước trong khu vực đã có tiếp xúc trao đổi, Mỹ đang có dấu hiệu xoay trục chiến lược sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ đã có những tiếng nói khá mạnh mẽ đối với 2 đồng minh Nhật Bản, Philippines.
Tuy qua phản ứng vừa rồi của Mỹ đối với vùng nhận diện phòng không (ADIZ) TQ đơn phương áp đặt ở Hoa Đông có thể thấy rằng Washington vẫn đang trong trạng thái thăm dò, thậm chí là đi vận động tìm ra một giải pháp trung hòa nào đó giữa TQ với các bên, rõ ràng Mỹ đã tính đến lợi ích của mình trong chiến lược chung.
Ngày nào TQ còn thấy Mỹ như vậy, cục diện khu vực như thế thì ngày đó TQ còn tiếp tục. Chỉ khi nào TQ cảm thấy rằng họ hoàn toàn bị phản ứng bị cô lập, họ mới chịu thay đổi, nhưng điều này rất khó xảy ra trong điều kiện chính trị hiện nay.
Những điều TQ đã làm khiến tiếng nói, uy tín của TQ đã bị ảnh hưởng, nhưng ảnh hưởng chưa lớn đến mức buộc Bắc Kinh thay đổi hay dừng lại yêu sách, chiến lược vô lý của mình.
Vấn đề TQ đưa ra ADIZ nhằm hợp thức hóa yêu sách với vùng họ muốn áp đặt chủ quyền, đó là mục tiêu và bản chất của TQ, họ chỉ nấp dưới danh nghĩa vùng nhận diệnj phòng không.
Với những quy chế TQ đưa ra, ADIZ TQ hoàn toàn khác thông lệ quốc tế. Khi chúng ta hiểu rõ bản chất vấn đề TQ áp đặt ADIZ ở Hoa Đông thì tình trạng với Biển Đông cũng sẽ như vậy.
Trên mặt biển TQ đã tự đưa ra quy chế biên phòng, quy định vùng cấm đánh cá, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng hải, hoạt động nghề cá hợp pháp của các bên liên quan, thậm chí có những quy định mang tính cưỡng chế bất hợp pháp trên Biển Đông. Giờ đây với chiêu bài áp đặt ADIZ sẽ giúp TQ mở rộng sự chiếm đóng của TQ trên thực tế - kiểm soát bầu trời ở các vùng biển.
Vùng trời không phải chuyện mới, chúng tôi đã đề cập đến bài học FIR ở Hoàng Sa. Nên chúng ta không thể chủ quan việc TQ sẽ áp đặt ADIZ ở Biển Đông, tranh giành vùng trời ở Biển Đông và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Điều này không thể tránh khỏi. Hoa Đông là một phép thử, nhưng Biển Đông sẽ là thật.
Trước hết, chúng ta phải hiểu rõ bản chất của những động thái này để lên tiếng cần thiết. Hiện nay TQ mới làm ở Hoa Đông, chí ít chúng ta cần phải hiểu rõ việc làm đó so với thông lệ quốc tế đúng sai ra sao và có quan điểm rõ ràng, cho dư luận hiểu rõ vấn đề. Khi xảy ra chuyện tương tự liên quan đến mình, cộng đồng khu vực và quốc tế mới đồng tình, ủng hộ. Nếu chúng ta không có tiếng nói rõ ràng thì khó nhận được sự ủng hộ từ bên ngoài.
Chúng ta cần có thái độ một cách khách quan, rõ ràng, khoa học trên cơ sở luật pháp quốc tế. ADIZ thuần túy phòng thủ để nhận diện nguy cơ an ninh là việc bình thường và nhu cầu chính đáng, nhưng quy chế TQ đưa ra bắt máy bay các nước phải báo cáo dù nó không có ý định đi vào không phận TQ lại là hoàn toàn khác.
Chúng ta cần nghiên cứu ngay các phương án đối phó cụ thể và thái độ rõ ràng như các nước đã làm, đặc biệt là Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc, Úc, Mỹ...Chúng ta phải chuẩn bị cho điều này.
- PV: Một bên liên quan trực tiếp ở Biển Đông có thể cung cấp cho ta nhiều tham chiếu có ý nghĩa, đó là trường hợp của Philippines. Đến thời điểm hiện nay, các nhà lãnh đạo Philippines khẳng định chắc chắn rằng giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua con đường pháp lý là lựa chọn tốt nhất đối với họ và họ vẫn đang theo đuổi vụ kiện cho thấy những hy vọng và cả kinh nghiệm bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình bằng luật pháp quốc tế.
Nhưng có một chi tiết khiến dư luận đặt câu hỏi là phải chăng Manila đã thay đổi cách tiếp cận với TQ khi Bộ trưởng Quốc phòng thì nói rằng chính TQ thả 75 khối bê tông nhằm bỏ móng công sự ngoài Scarborough, sau đó Tổng thống Philippines lại nói những khối bê tông này đã cũ và không đáng quan tâm. Ông có bình luận gì về động thái này?
- Ts Trần Công Trục: Xung quanh vấn đề Scarborough, thông tin chúng ta được biết rất đa chiều, thậm chí là cả những thông tin chính thức từ các cơ quan chính phủ các bên, trong đó có Philippines.
Dựa trên những thông tin đó chúng ta thấy, chưa cần biết 75 khối bê tông ở Scarborough là có từ trước hay mới xuất hiện, nhưng trong bối cảnh TQ từng chiếm quyền kiểm soát bất hợp pháp và biến các bãi cạn, bãi ngầm thành lô cốt, công sự, đảo chìm để họ đứng chân đã xảy ra ở Trường Sa, thì việc TQ lặp lại điều tương tự ở Sacrborough là suy luận logic hoàn toàn có thể chia sẻ được.
Có thể ông Tổng thống Philippines nói là đúng, nhưng bất luận thế nào thì vẫn phải nhấn mạnh rằng TQ sẽ biến Scarborough thành căn cứ đứng chân là rõ ràng và không có gì khác, vấn đề còn lại chỉ là thời gian sớm hay muộn, âm thầm bí mật tiến hành hay công khai thác thức dư luận mà thôi.
Cho nên tôi thấy không có gì là không logic trong phản ứng của Philippines, bởi trong quan hệ quốc tế, nếu thấy thông tin của mình sai thì cần cải chính, nếu cứ khăng khăng bảo vệ cái sai ấy sẽ chẳng đi đến đâu, chỉ càng làm cho tình hình tồi tệ hơn.
Trong bối cảnh TQ tìm mọi cách gây sức ép về kinh tế, chính trị, ngoại giao và cả quân sự với Philippines trong khi nước này phải đối mặt với quá nhiều khó khăn, chắc chắn họ phải có những tính toán về sách lược để giảm thiểu những bất lợi cho mình.
Tôi theo dõi thấy rằng những quyết sách lớn của Philippines về Biển Đông không thay đổi, như vụ kiện TQ áp dụng giải thích sai UNCLOS ở Biển Đông hoặc các phát biểu của họ về ADIZ Hoa Đông là rất mạnh mẽ. Philippines cũng tăng cường hợp tác với Mỹ, Nhật để tăng cường sức mạnh. Rõ ràng Manila không có gì thay đổi trong việc bảo vệ yêu sách của mình ở Biển Đông.
Trong những hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại để giảm thiểu căng thẳng và bất lợi trong quan hệ với TQ thì họ cũng phải tính, ví dụ như hoạt động đàm phán thương mại của liên doanh Forum Energy của Philippines với tập đoàn CNOOC Trung Quốc ở bãi Cỏ Rong , rõ ràng là một hợp đồng thương mại nhưng có sự bật đèn xanh của chính phủ Philippines.
Vấn đề ở đây bãi Cỏ Rong nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, chúng ta cần phản đối những hành vi xâm phạm lợi ích hợp pháp của Việt Nam dù nó xuất phát từ bên nào.
Chúng ta rất hoan nghênh những bước đi đúng đắn và lập trường giải quyết vấn đề Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS và sử dụng cơ chế tài phán quốc tế. Nhưng chúng ta cũng rất thông cảm những giải pháp và bước đi mềm mỏng của Philippines để giảm thiểu những căng thẳng về lãnh thổ với TQ.
Tôi không nghĩ rằng phản ứng của Philippines với TQ thời gian qua là một bước thụt lùi, trong cuộc đấu tranh này muốn hiệu quả thì phải thực tế, cái gì đúng thì theo đến cùng, cái gì sai thì điều chỉnh. Các tiếp cận như vậy mới có thể tránh được nguy cơ đối đầu và mất mát vô ích. Chúng ta nên hoan nghềnh cách tiếp cận đó của họ.
- PV: Xin chân thành cảm ơn ông!
Tiến sĩ Trần Công Trục. |
- PV: Theo Tiến sĩ, trong năm 2014 xu hướng tình hình Biển Đông sẽ diễn biến như thế nào? TQ sẽ có thể có những động thái, thủ đoạn nào mới ở Biển Đông? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ tốt nhất chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông mà không để mất hòa bình, ổn định trong vùng biển này?
- Ts Trần Công Trục: Với những gì đã diễn ra trên Biển Đông và cả Hoa Đông năm 2013, cục diện tranh chấp ở Hoa Đông và Biển Đông trong năm 2014 theo tôi sẽ khó có thể thay đổi theo hướng tích cực, thậm chí còn nghiêm trọng hơn, toàn diện hơn trên các lĩnh vực.
Năm tới, Bắc Kinh sẽ tiếp tục duy trì những gì họ đang làm. ASEAN mặc dù đã đạt được một số tiến bộ, nhưng yếu tố chia rẽ không phải đã hết. Vẫn còn những thành viên đang tính toán đến lợi ích của mình, chính điều này tạo cơ hội cho TQ tranh thủ chia rẽ, tách ASEAN.
Đối với Mỹ, năm vừa rồi các nước trong khu vực đã có tiếp xúc trao đổi, Mỹ đang có dấu hiệu xoay trục chiến lược sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ đã có những tiếng nói khá mạnh mẽ đối với 2 đồng minh Nhật Bản, Philippines.
Tuy qua phản ứng vừa rồi của Mỹ đối với vùng nhận diện phòng không (ADIZ) TQ đơn phương áp đặt ở Hoa Đông có thể thấy rằng Washington vẫn đang trong trạng thái thăm dò, thậm chí là đi vận động tìm ra một giải pháp trung hòa nào đó giữa TQ với các bên, rõ ràng Mỹ đã tính đến lợi ích của mình trong chiến lược chung.
Ngày nào TQ còn thấy Mỹ như vậy, cục diện khu vực như thế thì ngày đó TQ còn tiếp tục. Chỉ khi nào TQ cảm thấy rằng họ hoàn toàn bị phản ứng bị cô lập, họ mới chịu thay đổi, nhưng điều này rất khó xảy ra trong điều kiện chính trị hiện nay.
Với kết quả cuộc gặp giữa Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vừa qua, có vẻ như Washington đang tìm một giải pháp thỏa hiệp với Bắc Kinh, điều này có thể khiến Trung Quốc được đà lấn tới. |
Những điều TQ đã làm khiến tiếng nói, uy tín của TQ đã bị ảnh hưởng, nhưng ảnh hưởng chưa lớn đến mức buộc Bắc Kinh thay đổi hay dừng lại yêu sách, chiến lược vô lý của mình.
Vấn đề TQ đưa ra ADIZ nhằm hợp thức hóa yêu sách với vùng họ muốn áp đặt chủ quyền, đó là mục tiêu và bản chất của TQ, họ chỉ nấp dưới danh nghĩa vùng nhận diệnj phòng không.
Với những quy chế TQ đưa ra, ADIZ TQ hoàn toàn khác thông lệ quốc tế. Khi chúng ta hiểu rõ bản chất vấn đề TQ áp đặt ADIZ ở Hoa Đông thì tình trạng với Biển Đông cũng sẽ như vậy.
Trên mặt biển TQ đã tự đưa ra quy chế biên phòng, quy định vùng cấm đánh cá, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng hải, hoạt động nghề cá hợp pháp của các bên liên quan, thậm chí có những quy định mang tính cưỡng chế bất hợp pháp trên Biển Đông. Giờ đây với chiêu bài áp đặt ADIZ sẽ giúp TQ mở rộng sự chiếm đóng của TQ trên thực tế - kiểm soát bầu trời ở các vùng biển.
Vùng trời không phải chuyện mới, chúng tôi đã đề cập đến bài học FIR ở Hoàng Sa. Nên chúng ta không thể chủ quan việc TQ sẽ áp đặt ADIZ ở Biển Đông, tranh giành vùng trời ở Biển Đông và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Điều này không thể tránh khỏi. Hoa Đông là một phép thử, nhưng Biển Đông sẽ là thật.
Trước hết, chúng ta phải hiểu rõ bản chất của những động thái này để lên tiếng cần thiết. Hiện nay TQ mới làm ở Hoa Đông, chí ít chúng ta cần phải hiểu rõ việc làm đó so với thông lệ quốc tế đúng sai ra sao và có quan điểm rõ ràng, cho dư luận hiểu rõ vấn đề. Khi xảy ra chuyện tương tự liên quan đến mình, cộng đồng khu vực và quốc tế mới đồng tình, ủng hộ. Nếu chúng ta không có tiếng nói rõ ràng thì khó nhận được sự ủng hộ từ bên ngoài.
Khu nhận diện phòng không TQ áp đặt ở Hoa Đông (đường màu đỏ) gây tranh cãi. |
Chúng ta cần có thái độ một cách khách quan, rõ ràng, khoa học trên cơ sở luật pháp quốc tế. ADIZ thuần túy phòng thủ để nhận diện nguy cơ an ninh là việc bình thường và nhu cầu chính đáng, nhưng quy chế TQ đưa ra bắt máy bay các nước phải báo cáo dù nó không có ý định đi vào không phận TQ lại là hoàn toàn khác.
Chúng ta cần nghiên cứu ngay các phương án đối phó cụ thể và thái độ rõ ràng như các nước đã làm, đặc biệt là Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc, Úc, Mỹ...Chúng ta phải chuẩn bị cho điều này.
- PV: Một bên liên quan trực tiếp ở Biển Đông có thể cung cấp cho ta nhiều tham chiếu có ý nghĩa, đó là trường hợp của Philippines. Đến thời điểm hiện nay, các nhà lãnh đạo Philippines khẳng định chắc chắn rằng giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua con đường pháp lý là lựa chọn tốt nhất đối với họ và họ vẫn đang theo đuổi vụ kiện cho thấy những hy vọng và cả kinh nghiệm bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình bằng luật pháp quốc tế.
Nhưng có một chi tiết khiến dư luận đặt câu hỏi là phải chăng Manila đã thay đổi cách tiếp cận với TQ khi Bộ trưởng Quốc phòng thì nói rằng chính TQ thả 75 khối bê tông nhằm bỏ móng công sự ngoài Scarborough, sau đó Tổng thống Philippines lại nói những khối bê tông này đã cũ và không đáng quan tâm. Ông có bình luận gì về động thái này?
- Ts Trần Công Trục: Xung quanh vấn đề Scarborough, thông tin chúng ta được biết rất đa chiều, thậm chí là cả những thông tin chính thức từ các cơ quan chính phủ các bên, trong đó có Philippines.
Hình ảnh 75 khối bê tông ngoài Scarborough, ban đầu Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin khẳng định là do TQ mới bỏ để chuẩn bị đổ móng công sự bất hợp pháp. |
Dựa trên những thông tin đó chúng ta thấy, chưa cần biết 75 khối bê tông ở Scarborough là có từ trước hay mới xuất hiện, nhưng trong bối cảnh TQ từng chiếm quyền kiểm soát bất hợp pháp và biến các bãi cạn, bãi ngầm thành lô cốt, công sự, đảo chìm để họ đứng chân đã xảy ra ở Trường Sa, thì việc TQ lặp lại điều tương tự ở Sacrborough là suy luận logic hoàn toàn có thể chia sẻ được.
Có thể ông Tổng thống Philippines nói là đúng, nhưng bất luận thế nào thì vẫn phải nhấn mạnh rằng TQ sẽ biến Scarborough thành căn cứ đứng chân là rõ ràng và không có gì khác, vấn đề còn lại chỉ là thời gian sớm hay muộn, âm thầm bí mật tiến hành hay công khai thác thức dư luận mà thôi.
Cho nên tôi thấy không có gì là không logic trong phản ứng của Philippines, bởi trong quan hệ quốc tế, nếu thấy thông tin của mình sai thì cần cải chính, nếu cứ khăng khăng bảo vệ cái sai ấy sẽ chẳng đi đến đâu, chỉ càng làm cho tình hình tồi tệ hơn.
Trong bối cảnh TQ tìm mọi cách gây sức ép về kinh tế, chính trị, ngoại giao và cả quân sự với Philippines trong khi nước này phải đối mặt với quá nhiều khó khăn, chắc chắn họ phải có những tính toán về sách lược để giảm thiểu những bất lợi cho mình.
Tôi theo dõi thấy rằng những quyết sách lớn của Philippines về Biển Đông không thay đổi, như vụ kiện TQ áp dụng giải thích sai UNCLOS ở Biển Đông hoặc các phát biểu của họ về ADIZ Hoa Đông là rất mạnh mẽ. Philippines cũng tăng cường hợp tác với Mỹ, Nhật để tăng cường sức mạnh. Rõ ràng Manila không có gì thay đổi trong việc bảo vệ yêu sách của mình ở Biển Đông.
Thực tế TQ từng chiếm đoạt bất hợp pháp Đá Vành Khăn nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam từ những năm 1990, sau đó Bắc Kinh đã xây dựng công sự nhà nổi kiên cố trái phép hòng đứng chân lâu dài làm bàn đạp độc chiếm Biển Đông, nên không loại trừ khả năng Bắc Kinh lặp lại điều này ở Scarborough. |
Trong những hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại để giảm thiểu căng thẳng và bất lợi trong quan hệ với TQ thì họ cũng phải tính, ví dụ như hoạt động đàm phán thương mại của liên doanh Forum Energy của Philippines với tập đoàn CNOOC Trung Quốc ở bãi Cỏ Rong , rõ ràng là một hợp đồng thương mại nhưng có sự bật đèn xanh của chính phủ Philippines.
Vấn đề ở đây bãi Cỏ Rong nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, chúng ta cần phản đối những hành vi xâm phạm lợi ích hợp pháp của Việt Nam dù nó xuất phát từ bên nào.
Chúng ta rất hoan nghênh những bước đi đúng đắn và lập trường giải quyết vấn đề Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS và sử dụng cơ chế tài phán quốc tế. Nhưng chúng ta cũng rất thông cảm những giải pháp và bước đi mềm mỏng của Philippines để giảm thiểu những căng thẳng về lãnh thổ với TQ.
Tôi không nghĩ rằng phản ứng của Philippines với TQ thời gian qua là một bước thụt lùi, trong cuộc đấu tranh này muốn hiệu quả thì phải thực tế, cái gì đúng thì theo đến cùng, cái gì sai thì điều chỉnh. Các tiếp cận như vậy mới có thể tránh được nguy cơ đối đầu và mất mát vô ích. Chúng ta nên hoan nghềnh cách tiếp cận đó của họ.
- PV: Xin chân thành cảm ơn ông!
Hồng Thủy