TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết xung quanh câu chuyện bỏ điểm sàn của Bộ GD&ĐT trong kì tuyển sinh 2014.
Sau nhiều lần có ý kiến của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, ý kiến các chuyên gia, các nhà chuyên môn, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, năm 2014 Bộ GD&ĐT quyết định bỏ điểm sàn đại học, cao đẳng, thay vào đó sẽ tìm kiếm một tiêu chí khác thay cho điểm sàn.
Tiêu chí này sẽ như thế nào để đánh giá được đúng năng lực thí sinh?
Xuất phát từ lợi ích người học
Về các tiêu chí để thay thế điểm sàn năm nay, TS. Lê Viết Khuyến cho biết, nói là bỏ điểm sàn nhưng chỉ là bỏ điểm sàn của Bộ nhưng vẫn có điểm sàn, điểm sàn đó là trao trở lại cho các trường để từng trường họ quyết định.
Điều đó hoàn phù hợp với Luật Giáo dục đại học, phù hợp với Nghị quyết Trung ương 8. Vì tự chủ trong tuyển sinh đương nhiên được tự chủ trong việc chọn điểm sàn.
TS. Lê Viết Khuyến cho biết, đề thi đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tiêu chí thay cho điểm sàn. |
Theo TS. Khuyến, tùy theo thương hiệu, theo yêu cầu các trường mà học có thể đặt ra các tiêu chí khác nhau về đầu vào của trường hay đầu vào của ngành đó.
Trường có quyền đặt ra mức độ đối với các điểm cụ thể cho môn thi cụ thể, trường cũng có thể đặt thêm ra những yêu cầu khác mang tính chất bổ sung, như: Phỏng vấn, thi môn bổ sung, đây là quyền của các trường.
Còn tiêu chí chung chung có thể do Bộ đặt ra. Kinh nghiệm của thế giới tiêu chí này là kết quả tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, các trường nước ngoài ở Việt Nam thực tế cũng tuyển chỉ dựa trên tiêu chí tốt nghiệp THPT, không dựa vào kết quả tuyển sinh đại học.
Các trường đó còn có các yêu cầu thêm có thể là nộp học bạ, bảng điểm, có thể yêu cầu thêm bài thi trắc nghiệm.
“Cái này mình cũng có thể áp dụng cho Việt Nam, Bộ chỉ nên đặt ra sàn dưới nhất là tốt nghiệp THPT” TS. Khuyến cho biết.
“VD: Các trường rất chú trọng đào tạo ngành kinh tế mà thí sinh thi khối A, trong khi các ngành kinh tế trong ba môn thi trường chỉ chú ý năng lực về môn Toán, còn Lí và Hóa thì không chú ý.
Vì vào trường không học mấy môn này, nhưng nếu thi khối A chỉ dựa vào điểm 3 môn, có khi điểm môn Toán chỉ được 2 điểm, nhưng điểm 2 môn kia lại cao lại đỗ. Rõ ràng trường hợp đó không phù hợp nhưng vẫn phải chấp nhận.
Các trường đó cũng có thể chú ý thêm về một số năng lực cho ngành kinh tế như: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh. Trường có quyền đặt ra thêm ba tiêu chí đó” TS. Lê Viết Khuyến dẫn chứng.
TS. Lê Viết Khuyến |
Cần thiết có bộ đề thi tiêu chuẩn
Theo lộ trình sẽ chúng ta sẽ tiến tới một kì thi quốc gia chung, vấn đề này quan điểm của TS. Khuyến kì thi quốc gia chung chỉ góp phần cung cấp những tiêu chí cần thiết, tiêu chí cần hay những một phần các tiêu chí để cho các trường dựa vào đó xét tuyển vào trường của mình.
Các trường vẫn cần phải bổ sung những tiêu chí mà do các trường đưa ra, chứ không hẳn chỉ dựa vào kết quả của kì thi tốt nghiệp THPT.
TS. Khuyến cũng cho biết, các đề thi của Bộ làm từ trước tới nay chưa phải là đề thi tiêu chuẩn, đề thi tiêu chuẩn là đề thi lần ra này, lần ra kia, mức độ khó, cấu trúc của đề thi giống hệt nhau. Nếu thí sinh không thi lần này, không học thì điểm đạt được cũng na ná như nhau.
Kinh nghiệm trên thế giới để xây dựng đề thi tiêu chuẩn theo TS. Khuyến, họ sẽ làm một ngân hàng đề thi, trước khi đưa vào ngân hàng đề thì những đề đó phải được thử trước, được đo lường, đánh giá về mức độ khó. Nhưng cách làm của mình lâu nay vẫn theo tư duy “vỗ chán”, chứ không theo nguyên tắc đo lường trong giáo dục.
TS. Lê Viết Khuyến bày tỏ, dù sao đây là những bước tiến của Bộ, nhưng để làm tốt hơn thì Bộ nên có cơ chế tránh việc xảy ra tiêu cực trong vấn đề nâng điểm đánh giá kết quả học sinh trong năm học cuối cùng.
Muốn có cơ chế này phải có hệ thống kiểm định, hệ thống giám sát để cho kết quả đánh giá lớp 12 mang tính chất khách quan, và không phụ thuộc vào quyết định chủ quan của mỗi cơ sở, mỗi trường phổ thông.
“Nếu Bộ bỏ qua khâu này thì tiêu cực sẽ nảy ở hướng khác. Đây là trách nhiệm để phục vụ cho kì thi quốc gia, chứ địa phương không chịu trách nhiệm” TS. Khuyến cho biết.
Tuy nhiên, theo ý kiến của TS. Khuyến nếu chúng ta bỏ điểm sàn sẽ có một mối lo khác. Theo đó, có thể có một số trường lấy điểm đầu vào thấp và ảnh hưởng tới chất lượng.
Nếu Bộ ra quy định chỉ lấy tốt nghiệp THPT thì trường chỉ lấy tốt nghiệp THPT là đủ, có thể ảnh hưởng tới chất lượng. Mối lo này thực sự không đáng lo vì có ba lí do:
Thứ nhất, nếu Bộ yêu cầu các trường phải công bố trước tiêu chí tuyển chọn của mình. Không phải công bố với Bộ để Bộ duyệt mà công bố với toàn xã hội, để tất cả từ thí sinh, phụ huynh và cả Bộ đều có thể thấy được yêu cầu tuyển đầu vào như thế nào.
Lúc đó sẽ có một vài tổ chức, nhất là truyền thông có thể xếp hạng các trường, khi xếp hạng trường mà rơi vào hạng bét đã công bố thì không ai thi vào trường đó. Khi công bố như vậy các trường phải biết lượng sức mình và có chừng mực nào đó, chứ không thể lấy “Vơ bèo vạt tép”.
Nhưng tới khi trường không công khai minh bạch hoặc công khai nhưng làm một nẻo, lúc đó bất cứ ai đó phát hiện thì Bộ phải xử lí, lúc đó Bộ mới cần có chế tài.
Thứ hai, Bộ phải giữ chặt chỉ tiêu tuyển sinh, nếu trường tuyển quá chỉ tiêu thì Bộ phải có chế tài. Khi Bộ đã công bố chỉ tiêu thì các trường theo nguyên tắc lấy từ trên xuống dưới.
Bản thân các tổ chức kiểm định cũng phải nghiêm túc. Bộ hoàn toàn có thể làm được ba yêu cầu này, lúc đó sẽ không sợ chất lượng đầu vào của các trường giảm xuống.
“Lâu nay Hiệp hội đã nói nhiều xung quanh vấn đề điểm sàn, có một số người hiểu sai, thậm chí ở Bộ GD&ĐT cũng hiểu sai, coi đấu tranh của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập là cho các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập. Nhưng thực chất tiếng nói của Hiệp hội là bảo vệ, muốn xây dựng một nền giáo dục đại học đi theo đúng quy luật, phù hợp với xu thế giáo dục đại học thế giới”. - Lời của TS. Lê Viết Khuyến.