Ngày 22/3, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với ngành giáo dục Quảng Nam.
Lắng nghe những khó khăn
Mở đầu buổi làm việc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: “Chúng tôi quan tâm hai vấn đề chính là tình hình chuẩn bị thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, những thuận lợi và khó khăn.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ muốn lắng nghe những khó khăn của ngành giáo dục Quảng Nam trong công tác chuẩn bị chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh: CTV |
Đặc biệt là khó khăn, chúng tôi muốn lắng nghe ý kiến từ cơ sở, từ các phòng giáo dục, thầy hiệu trưởng của các trưởng trên bàn Quảng Nam.
Có vấn đề gì kiến nghị để chúng tôi tổng hợp qua các địa phương. Trong việc có liên quan đến thẩm quyền của Bộ thì chúng tôi xử lý ngay, còn vượt thẩm quyền sẽ báo cáo Thủ tướng và Chính phủ.
Để làm sao công việc chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới được thực hiện một cách hiệu quả”.
Lần đầu tiên có phân môn nhạc cụ trong chương trình giáo dục phổ thông mới |
Vấn đề thứ hai mà đoàn công tác quan tâm là việc dồn ghép các điểm trường, trường lẻ, trường chính, các trường liên cấp.
Thực tế vừa rồi nhiều địa phương, trong đó có Quảng Nam đã triển khai chủ trương này ở các mức độ khác nhau, có địa phương khá thành công, nhưng cũng có nhiều địa phương rất khó khăn, đa phần là khó khăn.
Hiểu như thế trong triển khai Nghị quyết Trung ương, Nghị quyết 19, 18 tinh gọn hiệu quả, 19 sắp xếp tinh gọn hiệu quả và gắn với thực hiện các chính sách định biên, các thông tư 06, 16 với mầm non, phổ thông cho phù hợp – Bộ trưởng Nhạ cho hay.
Nhiều kiến nghị
Ông Hà Thanh Quốc - Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam cho biết, để chuẩn bị thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, Sở đã tham mưu Ủy ban tỉnh ban hành chỉ thị về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới.
Chỉ thị đã nêu rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn trên địa bàn tỉnh, phối hợp thực hiện có hiệu quả chương trình, sách giáo khoa mới.
Những trở lực khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới |
“Sở cũng đã chỉ đạo tất cả các phòng ban chuyên môn, các cơ sở giáo dục trên địa bàn, theo chức năng nhiệm vụ được giao, khẩn trương tham mưu các cấp triển khai thực hiện, tổ chức rà soát, xác định nhu cầu giáo viên, nhu cầu cơ sở vật chất.
Đồng thời, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, tham mưu huy động các nguồn tài chính hợp pháp để bổ sung nguồn ngân sách trong việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới”, ông Quốc nói.
Sở này cũng đã chỉ đạo các trường thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực;
Đổi mới hình thức và nội dung sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn, sinh hoạt cụm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học;
Tổ chức quản lý hoạt động chuyên môn qua mạng “trường học kết nối”, triển khai dạy học tích hợp của từng môn học hoặc liên môn...
Ngoài ra, địa phương này cũng tổ chức biên soạn chương trình giáo dục địa phương cho môn học Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Ngữ văn... để chuẩn bị đưa vào chương trình giáo dục phổ thông mới.
Về việc sắp xếp lại hệ thống trường, điểm trường, ông Quốc thông tin, hệ thống trường học được sắp xếp tinh gọn nhưng vẫn đảm bảo hoạt động hiệu quả đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân.
Lộ trình đến năm học 2020 - 2021, địa phương này sẽ giảm 47 trường và 230 điểm trường, cùng 1.168 cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Mặc dù số lượng trường lớp giảm nhưng do số lượng học sinh, số lớp tăng (106 lớp với hơn 10.000 học sinh). Đồng thời các địa phương đang thiếu khá nhiều giáo viên so với quy định định mức của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Do đó, so với biên chế giao năm 2018, nhu cầu biên chế năm học 2020 - 2021, sau khi rà soát sắp xếp thiếu 1.621 người (chủ yếu là giáo viên).
Đào tạo giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông mới như thế nào? |
Cũng tại hội nghị, lãnh đạo sở Giáo dục Quảng Nam đã đề xuất, kiến nghị Bộ sớm có bộ sách giáo khoa cho các môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới để thực hiện giảng dạy thử nghiệm và có cơ sở góp ý chi tiết hơn về việc thực hiện chương trình.
Sớm ban hành danh mục thiết bị dạy học cần thiết cho chương trình giáo dục phổ thông mới để các sở Giáo dục và Đào tạo chủ động tham mưu nguồn kinh phí với tỉnh để kịp thời mua sắm thiết bị dạy học đồng bộ với chương trình.
Đề xuất Chính phủ, Bộ Nội vụ bổ sung biên chế sự nghiệp cho ngành giáo dục vì hiện nay nếu đúng theo định mức quy định tại Thông tư 06 và Thông tư 16 so với biên chế hiện đang sử dụng, Quảng Nam còn thiếu rất nhiều (3.430 biên chế).
Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao những thành tựu mà ngành giáo dục Quảng Nam gặt hái được.
“Quảng Nam chúng ta là địa phương đông dân số khoảng 1,5 triệu người, đặc biệt có 9 huyện miền núi, phân tán các điểm trường rất nhiều nhưng chúng ta vẫn giữ được nề nép cho đến thời điểm này, tôi đánh giá rất cao các thầy, các cô giáo ở Quảng Nam.
Đặc biệt, các thầy, cô huyện ở huyện miền núi, thật sự rất cảm động; nhất là dịp tết qua các đài, báo tôi thấy các thầy, các cô có những hoạt động giúp đỡ cho các cháu, tạo niệm tin, tạo sự gắn kết đấy là một tấm giương tốt;
Sở cố gắng bồi dưỡng trực tiếp đến đội ngũ giáo viên, do vậy, chất lượng đội ngũ giáo viên tiếp cận đổi mới nhanh hơn so với mặt bằng các địa phương lân cận”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.