LTS: Thi cử, kiểm tra là yếu tố quan trọng giúp đánh giá học sinh, tuy nhiên hiện nay vẫn có tình trạng nhiều giáo viên vì nể nang, thương học trò mà cho điểm, nâng điểm các em.
là một giáo viên, cô giáo Đỗ Quyên trong bài viết của mình đã phản ánh tâm lý này và bày tỏ quan điểm của mình.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!
Sắp tới giờ vào thi học kì, học sinh các lớp nhốn nháo ra hành lang lớp học ngóng ra cửa xem giáo viên nào sẽ vào coi thi lớp mình.
Các giáo viên lần lượt cầm đề thi đi thành hàng lên lớp… học trò thi nhau cầu nguyện sự may mắn.
Có em nhắm mắt, miệng lẩm bẩm trông rất thành tâm, em hét lên ước gì cô (thầy) Y. hoặc H. vào coi thi lớp mình hay lạy trời cho cô (thầy) ấy đừng vào….
Nếu thấy giáo viên nào không ưng ý đi qua cửa lớp hoặc vào lớp bên cạnh, học sinh lớp còn lại thở phào nhẹ nhõm.
Bệnh thành tích trong giáo dục (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn). |
Ngược lại, giáo viên nào ưng ý bước vào lớp mình thì lập tức tiếng hò hét, tiếng vỗ tay nổi lên vang dậy.
Người ngoài nghề nhìn thấy cảnh này còn ngạc nhiên nhưng người trong nghề thì ai cũng hiểu vì sao các em lại có thái độ như vậy.
Nếu đặt câu hỏi với học sinh sẽ nhận được không ít câu trả lời thẳng thừng: “Vì thầy cô ấy rất thương học trò”.
Nhiều giáo viên có suy nghĩ nếu nghiêm khắc quá sẽ “tội” học sinh nên thường rất dễ dãi trong mọi chuyện từ việc kiểm tra bài cũ, kiểm tra 15 phút, kiểm tra một tiết, thi học kì đến các kì thi quan trọng khác.
Chẳng hạn, khi gọi học sinh lên bảng kiểm tra bài cũ mà các em không thuộc bài, nếu là giáo viên nghiêm khắc sẽ thẳng tay cho điểm 0 hoặc du di lắm cho nợ một lần nhưng điểm lần sau sẽ cộng vào và chia đôi.
Đâu phải do nhà trường, là chỉ tiêu cấp trên ép xuống! |
Vì thế, học sinh hôm nào cũng phải học bài vì sợ bị gọi lên bảng bất ngờ.
Còn một số giáo viên khác vì thương học trò nên thường “tha bổng” và nhắc nhở các em về học lần sau sẽ kiểm tra tiếp; không ít học sinh nắm được điểm này, thường không học hoặc học xong lấy điểm rồi sẽ chơi “thả ga” và chẳng bao giờ học bài nữa.
Theo quy định, bài kiểm tra 15 phút không báo trước, thường giáo viên vào lớp sẽ bất ngờ tuyên bố “Giờ các em lấy giấy làm bài kiểm tra 15 phút”.
Những học sinh không học bài cũ sẽ trở tay không kịp, nhưng giáo viên “thương” học trò thường nhắc nhở:
“Tiết sau cô (thầy) sẽ kiểm tra 15 phút nhé”, thế là dù lười học đến đâu, ngày hôm đó, các em cũng phải cố sức học để kiếm điểm.
Học trò thường nắm bắt tâm lý một số giáo viên dễ dãi để “mè nheo” đòi thầy cô giới hạn bài học kiểm tra một tiết, có người còn ‘hào phóng” chỉ ngay bài đó để các em chuẩn bị.
Đến kì thi cuối học kì và cuối năm học, khi ra đề cương ôn tập, nếu giáo viên khó sẽ ra nhiều câu hỏi và ít giới hạn, nhưng giáo viên dễ tính, câu hỏi ra thì ít lại còn khoanh vùng phần sẽ thi.
Giải thích cho điều này, một số thầy cô nói “bắt các em học thuộc nhiều quá thấy tội”, thế là chưa thi mà học sinh đã biết đề ra thế nào nên nhiều em thường có điểm cao chót vót.
Mỗi kì cộng điểm tổng kết, có em đạt ngưỡng yếu - trung bình (4.9), hay ngưỡng trung bình - khá (6.4), ngưỡng khá - giỏi (7.9), nhiều giáo viên tìm mọi cách nâng điểm cho học sinh lên như yếu thành trung bình, khá thành giỏi vì thấy “Tụi nó chỉ thiếu 0,1 tội quá”.
Chuyện chỉ tiêu và bệnh thành tích trong ngành giáo dục |
Trong kỳ thi tốt nghiệp hàng năm, nhiều giáo viên có suy nghĩ “tội các em 12 năm đèn sách” nên có người để mặc cho các em quay bài, có giáo viên còn giải bài đưa vào cho học sinh chép…
Những thầy cô “thương” học trò kiểu đó, phần lớn là những thầy cô rất hiền; vì thế, trong giờ học, thầy giảng bài cứ giảng, trò làm gì cũng mặc, thậm chí cho điểm, nâng điểm tùy thích.
Những học trò lười nhưng luôn được điểm cao vì thế các em luôn chào đón mỗi khi thấy các thầy cô ấy vào lớp.
Khi thấy được nhiều học sinh yêu thích, có giáo viên còn tỏ ra hãnh diện với đồng nghiệp nhưng họ không hiểu rằng đặt tình thương không đúng chỗ như thế chẳng khác gì hại các em.