Đổi mới chương trình, sách giáo khoa đang vớt ngọn quên gốc

23/11/2014 07:32
Đoàn Thịnh
(GDVN) - Đây là nhận định quan điểm của thầy giáo Đoàn Thịnh khi có chia sẻ về thay đổi tư duy trong đổi mới giáo dục và đào tạo.

Quốc hội đang thảo luận về đề án “Đổi mới Chương trình và Sách giáo khoa Phổ thông” của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Đây là vấn đề dư luận xã hội rất quan tâm, vì ngành giáo dục đào tạo, mà cơ sở là giáo dục phổ thông có tác động tới mọi tầng lớp trong xã hội, không chỉ đối với hiện tại, mà còn ảnh hưởng tới nhiều thế hệ tương lai.

Vậy Bộ GD&ĐT nên bắt đầu từ đâu để đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục phổ thông ? Phải chăng là đổi mới chương trình và sách giáo khoa ? 

Là một giáo viên lâu năm đã kinh qua giảng dạy ở các trường phổ thông, trường sư phạm, rồi về làm chuyên viên của Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội, thầy giáo Đoàn Thịnh đề xuất một số ý kiến sau đây.

Không hô khẩu hiện nữa

Thứ nhất, cái gốc của nền giáo dục đào tạo là Mục tiêu đào tạo. Chương trình và sách giáo khoa chỉ là cụ thể hóa Mục tiêu đào tạo, là những cái “ngọn”, nhưng hiện nay lại là 2 vấn đề có tính bức súc của dư luận xã hội. 

Đổi mới chương trình, sách giáo khoa đang vớt ngọn quên gốc ảnh 1Chuyện của người nuôi dưỡng hy vọng cho hàng trăm trẻ mồ côi

(GDVN) - Đó là ông Nguyễn Trung Chắt người mà nhân dân thôn Phú Cường vẫn thường quen gọi với cái tên thân mật “Người nuôi dưỡng hy vọng cho hàng trăm trẻ mồ côi”.

Về Mục tiêu đào tạo: lâu nay thường được xác định bằng những cụm từ mang tính chất như “hô khẩu hiệu” một cách chung chung. Điều mọi người cần được thấy rõ là qua đó có thể hình dung được cụ thể chất lượng con người học sau mỗi cấp học, bậc học theo yêu cầu của xã hội, phù hợp với từng đối tượng. 

Về Chương trình từng môn học, trong từng khối lớp, của từng cấp học, đều có tính chất pháp lệnh Nhà nước. Để tránh tình trạng chờ đợi nhiều loại văn bản hướng dẫn (đôi khi chồng chéo nhau), những người thực thi cần có một Chương trình khung được cấu trúc một cách cụ thể:   

- Về môn học: Những môn có tính “tích hợp” cần nêu cụ thể nội dung, tránh chỉ nêu có tính chất “học thuật”.

- Trong các nội dung dạy học có nêu yêu cầu phần “cứng” và phần “mềm” sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh (nhận thức nhanh, trung bình, và nhận thức chậm); với từng vùng miền (thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi). 

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

- Bên cạnh những nội dung dạy học vừa đủ để đạt Mục tiêu đào tạo, cũng nêu luôn cả các yêu cầu chính về phương pháp, phương tiện cơ bản cần thực hiện.      

Có hai bộ sách giáo khoa? 

Dựa vào Chương trình khung trên đây, Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn sách giáo khoa (SGK). Nên có 2 bộ SGK:

 - SGK Học sinh: Nêu những kiến thức cơ bản nhất cần nắm vững (Chuẩn kiến thức), do Bộ GD&ĐT chủ trì biên soạn.

- SGK Giáo viên: nhằm triển khai, mở rộng những kiến thức cơ bản trong SGK Học sinh. Loại sách này được xã hội hóa với cơ chế thẩm định cụ thể, có qui định chế độ chịu trách nhiệm về nội dung của tác giả và nhà xuất bản. Việc lựa chọn SGK này do từng giáo viện quyết định, không cần sự chỉ đạo, quản lý của các cấp quản lý giáo dục.

Đổi mới chương trình, sách giáo khoa đang vớt ngọn quên gốc ảnh 3Giáo dục và câu chuyện “gãi từ vai trở xuống”

(GDVN) - Nhiều người đặt câu hỏi “tại sao nền giáo dục Việt Nam lại như vậy” nhưng chính họ lại rất ít có câu trả lời, thậm chí biết mà không dám trả lời.

Vậy, chúng ta thực hiện như thế nào. Theo tôi, trước hết cần mở rộng thành phần tham gia quá trình biên soạn Mục tiêu đào tạo, Chương trình khung và SGK học sinh: không chỉ bao gồm các nhà nghiên cứu giáo dục, nghiên cứu chuyên ngành, mà cần có đội ngũ những giáo viên lâu năm nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy từng bộ môn, từng khối lớp trên từng địa bàn khác nhau. 

Sau khi hoàn thành các văn bản trên cần được tổ chức Hội thảo đóng góp ý kiến rộng rãi để bổ sung, hoàn chỉnh trước khi tổ chức xã hội hóa biên soạn SGK giáo viên.

Nếu thực hiện các bước tiến hành như trên sẽ bớt đi những khâu thử nghiệm, vừa tốn kinh phí, lại mất thời gian chờ kết quả để rút kinh nghiệm.

Để đảm bảo quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông, đề nghị Bộ GD&ĐT thay đổi tư duy trong việc điều hành đổi mới, trong xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách từng phần việc trên đây: Chọn những người có tâm, có tầm, có thực tiễn. Mạnh dạn tổ chức chuyên trách từng phần việc được giao, không kiêm nhiệm các công việc khác.  Có chế độ đãi ngộ, chế độ làm việc phù hợp, được qui định thời hạn nhất định để hoàn thành.  

Thiết nghĩ, trong tình hình hiện nay Bộ GD&ĐT không nên làm những việc có tính chất “vớt ngọn”, để rồi lại phải sửa đi làm lại, bổ sung … gây lãng phí thời gian, tốn phí ngân sách, gây xáo trộn không cần thiết gây dư luận xã hội. Tuy cần khẩn trương nhưng tránh vội vàng, như: xây dựng Chương trình khi chưa xác định cụ thể Mục tiêu đào tạo thể hiện yêu cầu đã nêu, tổ chức viêt SGK khi chưa xong chương trình khung, thay đổi cách đánh giá, thi cử khi chưa có SGK chuẩn, …
         

Đoàn Thịnh