Cám cảnh cuộc đời cha mẹ
Con đường lầy lội bùn đất và lóc xóc những ổ gà dẫn chúng tôi vào nhà bà Nguyễn Thị Cảnh xóm Chiến Thắng, xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Trong ngôi nhà nhỏ xập xệ khoảng không gian trú ngụ đó có 3 số phận đang ngày đêm vật lộn với bệnh tật và cuộc sống bằng những giọt nước mắt buồn tủi…
Năm 1993, bà Nguyễn Thị Cảnh lấy ông Bùi Quốc Ánh và sinh được hai người con là Bùi Thị Yến và Bùi Quốc Dòng trong niềm vui sướng vô bờ bến. Tuy cuộc sống nhà nông nơi xóm nghèo phải chạy lo từng bữa ăn trong cảnh lay lắt đói khổ nhưng hai vợ chồng vẫn hạnh phúc.
Đã mất đi người bố nay hai em lại đang đối mặt với mất đi người mẹ vì căn bệnh ung thư quái ác. Không có tiền chữa trị nên hàng ngày bà Cảnh đang phải chịu sự dày vò của căn bệnh ung thư |
Cuộc sống cứ thế trôi đi thì tai họa ập xuống. Năm 2010, ông Cảnh ra đi vì căn bệnh tai biến để lại cho bà hai đứa con đang tuổi ăn tuổi học. Dù hoàn cảnh gia đình túng thiếu trăm bề nhưng bà Cảnh vẫn gắng cho con học hành tử tế vì bà nghĩ, chỉ có học vấn mới giúp được con cái mình thoát li khỏi cảnh sống bần hàn mà cha mẹ chúng bao năm vẫn cắn răng chịu đựng.
Thế nhưng, không biết vì số phận trớ trêu hay do ông trời nghiệt ngã luôn giáng nỗi đau cho những người dân nghèo khổ. Người chồng mất chỉ mới hơn một sau thì bà Cảnh cũng bị u buồng trứng và u dạ dày. Và khi chúng tôi tìm đến nhà thì mới hay tin bệnh của bà giờ đã di căn sang ung thư và đang ở giai đoạn cuối vô phương cứu chữa.
Thế nhưng, không biết vì số phận trớ trêu hay do ông trời nghiệt ngã luôn giáng nỗi đau cho những người dân nghèo khổ. Người chồng mất chỉ mới hơn một sau thì bà Cảnh cũng bị u buồng trứng và u dạ dày. Và khi chúng tôi tìm đến nhà thì mới hay tin bệnh của bà giờ đã di căn sang ung thư và đang ở giai đoạn cuối vô phương cứu chữa.
Tài sản lớn nhất trong nhà là con bò đã phải bán đi để lấy tiền chạy chữa cho bà Cảnh. Một tuần bà phải tiêm hai lần trợ sức và dùng thuốc giảm đau với khoảng tầm 200 nghìn đồng. Đó là số tiền “khổng lồ” đối với những gia đình có hoàn cảnh bi đát như thế. Bà con lối xóm thương cho cảnh mẹ con nghèo nàn lâu lâu qua thăm hỏi và cho cân gạo, bó rau. Bởi vì họ cũng khổ nên sự giúp đỡ có phần nào hạn chế. Ba mẹ con lại rau cháo nuôi nhau cho qua ngày đoạn tháng.
Và hai số phận con trẻ đáng thương
Căn nhà nhỏ bé ẩm thấp, gió lùa tứ phía và không một vật dụng gì đáng giá. Trên giường bà Cảnh nằm co ro, hình hài gầy yếu và đầu không còn một sợi tóc. Tiếng rên ư hử đủ làm nao lòng những ai đã từng đặt chân tới đây.
Tiếp chúng tôi là cậu bé Bùi Quốc Dòng với dáng hình loắt choắt nhưng khuôn mặt thông minh sáng sủa. Dòng bảo nhà có ba mẹ con, giờ mẹ bệnh phải nằm một chỗ, mọi sinh hoạt chỉ giới hạn trong chiếc giường cũ kỹ. Bà Cảnh giờ yếu và không còn đủ tỉnh táo để nói chuyện với ai. Mọi công việc trong nhà hai chị em thay nhau cáng đáng.
Hiện tại Dòng đang học lớp 9, trường THCS Khánh Vĩnh, huyện Can Lộc. Và chị gái của Dòng là Bùi Thị Yến học lớp 11A4 trường THPT Đồng Lộc.
Tiếp chúng tôi là cậu bé Bùi Quốc Dòng với dáng hình loắt choắt nhưng khuôn mặt thông minh sáng sủa. Dòng bảo nhà có ba mẹ con, giờ mẹ bệnh phải nằm một chỗ, mọi sinh hoạt chỉ giới hạn trong chiếc giường cũ kỹ. Bà Cảnh giờ yếu và không còn đủ tỉnh táo để nói chuyện với ai. Mọi công việc trong nhà hai chị em thay nhau cáng đáng.
Hiện tại Dòng đang học lớp 9, trường THCS Khánh Vĩnh, huyện Can Lộc. Và chị gái của Dòng là Bùi Thị Yến học lớp 11A4 trường THPT Đồng Lộc.
Dù hoàn cảnh gia đình nghèo khổ như thế nhưng Yến và Dòng lại học rất giỏi. Nhìn bảng thành tích dán đầy trong góc học tập tôi thầm cảm phục hai em biết nhường nào. Nhiều năm liền cả hai chị em đều đạt thành tích học tập xuất sắc. Đặc biệt, năm 2010 – 2011 Dòng là học sinh giỏi huyện môn Lịch sử, còn Yến đạt giải nhì môn Ngữ Văn học sinh giỏi tỉnh Hà Tĩnh. Và hiện tại Yến đang tập trung ôn luyện cho kỳ thi sắp tới.
Dòng kể, ngoài những giờ học trên lớp thì hai chị em về nhà tự học là chủ yếu. Bàn học là hai chiếc ghế gỗ ghép lại và hai chị em chia đôi mỗi người một ngăn bé xíu. Mới đây Yến và Dòng vừa được những tấm lòng hảo tâm tặng giá sách và những vật dụng thiết yếu trong gia đình. Giờ bà Cảnh bệnh tật lại thường xuyên lên cơn đau nên Yến và Dòng phải thay nhau xin nghỉ học để chăm sóc mẹ.
Khi được hỏi sau này lớn lên sẽ ước làm nghề gì, Dòng bảo: “ Em chỉ muốn là một người thợ cơ khí”. Tôi quá bất ngờ vì ước mơ của em không phải là bác sỹ, kỹ sư, thầy giáo… như những bạn bè cùng trang lứa khác. “ Con nhà nghèo nên chỉ ước rứa thôi chị ạ. Nghèo thì mần răng được học cao mà ước xa hơn”. Câu trả lời của em làm tim chúng tôi như thắt lại và thấy cay cay nơi khóe mắt.
Cậu bé chỉ mới 15 tuổi đã sớm ý thức được thân phận con nhà nghèo để không dám ước mơ cao xa ở tương lai. Chúng tôi tránh không hỏi về nỗi đau sắp mất mẹ và nguy cơ hai chị em phải nghỉ học hoàn toàn trong thời gian tới nhưng đôi mắt Dòng cứ cụp xuống như muốn giấu đi dòng nước mắt chực trào.
Dòng kể, ngoài những giờ học trên lớp thì hai chị em về nhà tự học là chủ yếu. Bàn học là hai chiếc ghế gỗ ghép lại và hai chị em chia đôi mỗi người một ngăn bé xíu. Mới đây Yến và Dòng vừa được những tấm lòng hảo tâm tặng giá sách và những vật dụng thiết yếu trong gia đình. Giờ bà Cảnh bệnh tật lại thường xuyên lên cơn đau nên Yến và Dòng phải thay nhau xin nghỉ học để chăm sóc mẹ.
Khi được hỏi sau này lớn lên sẽ ước làm nghề gì, Dòng bảo: “ Em chỉ muốn là một người thợ cơ khí”. Tôi quá bất ngờ vì ước mơ của em không phải là bác sỹ, kỹ sư, thầy giáo… như những bạn bè cùng trang lứa khác. “ Con nhà nghèo nên chỉ ước rứa thôi chị ạ. Nghèo thì mần răng được học cao mà ước xa hơn”. Câu trả lời của em làm tim chúng tôi như thắt lại và thấy cay cay nơi khóe mắt.
Cậu bé chỉ mới 15 tuổi đã sớm ý thức được thân phận con nhà nghèo để không dám ước mơ cao xa ở tương lai. Chúng tôi tránh không hỏi về nỗi đau sắp mất mẹ và nguy cơ hai chị em phải nghỉ học hoàn toàn trong thời gian tới nhưng đôi mắt Dòng cứ cụp xuống như muốn giấu đi dòng nước mắt chực trào.
Trao đổi với cô giáo Việt Hà – giáo viên chủ nhiệm của em Bùi Thị Yến, chúng tôi cảm nhận được tình cảm yêu thương ấm áp mà cô dành cho người học trò bé bỏng của mình. “Tôi nhìn thấy sự trong sáng, niềm khát khao được học trong đôi mắt của Yến. Mỗi lần đứng lớp chạm vào đôi mắt ấy là lòng tôi trào lên một cảm xúc khó tả. Yến là một học sinh giỏi và rất có tiềm năng. Thực sự hoàn cảnh của Yến rất đáng thương”, cô Hà chia sẻ.
Khi biết được hoàn cảnh của gia đình hai em, Ban giám hiệu hai ngôi trường nơi hai chị em học tập đã vận động giáo viên, học sinh giúp đỡ bằng cách quyên góp gạo, sách vở, quần áo cũ với mong muốn Yến và Dòng sẽ có thêm nghị lực vượt qua hoàn cảnh để tiếp tục đến lớp. Tuy nhiên có một thực tế rằng, với điều kiện của gia đình như hiện tại thì điều đó là rất khó và nguy cơ hai chị em phải nghỉ học hẳn chỉ còn là vấn đề thời gian.
Chúng tôi chỉ mong sao khi Yến và Dòng không còn có mẹ trên cuộc đời nãy nữa thì vẫn sẽ có những tấm lòng nhân hậu cưu mang các em trong một mái ấm đầy tình yêu thương con người.
Khi biết được hoàn cảnh của gia đình hai em, Ban giám hiệu hai ngôi trường nơi hai chị em học tập đã vận động giáo viên, học sinh giúp đỡ bằng cách quyên góp gạo, sách vở, quần áo cũ với mong muốn Yến và Dòng sẽ có thêm nghị lực vượt qua hoàn cảnh để tiếp tục đến lớp. Tuy nhiên có một thực tế rằng, với điều kiện của gia đình như hiện tại thì điều đó là rất khó và nguy cơ hai chị em phải nghỉ học hẳn chỉ còn là vấn đề thời gian.
Chúng tôi chỉ mong sao khi Yến và Dòng không còn có mẹ trên cuộc đời nãy nữa thì vẫn sẽ có những tấm lòng nhân hậu cưu mang các em trong một mái ấm đầy tình yêu thương con người.
Chia tay gia đình bà Cảnh trong nỗi buồn bao phủ khắp ngôi nhà nhỏ, chúng tôi cứ suy nghĩ mãi về những số phận hắt hiu, buồn khổ vẫn còn hiện diện trong cuộc đời này. Giờ đây nguy cơ mất học của hai chị em Yến và Dòng là điều không thể tránh khỏi nếu không có những tấm lòng hảo tâm của độc giả.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Bà Nguyễn Thị Cảnh, xóm Chiến Thắng, xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. SĐT: 01647319485 Mã số 51 2. Hoặc gửi về Quỹ Tấm Lòng Việt Nam - Báo điện tử Giáo dục Việt Nam - Địa chỉ: số 147 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 04.6261.0666 – 04.6261.0888 3. Qua Ngân hàng: - Tên Tài khoản: Báo điện tử Giáo dục Việt Nam - Tài khoản số: 1507201058249 tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, chi nhánh Cầu Giấy. - Swift Code: VBAAVNVX - Email: tamlongvietnam@giaoduc.net.vn
Xuân Hòa