Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực quản lý giáo dục cho rằng, việc tạo cơ chế thu hút đầu vào và tìm giải pháp ổn định đầu ra cho nhân lực ngành sư phạm là vấn đề cốt lõi để giải quyết căn bản tình trạng "ế ẩm" của ngành sư phạm.
Điểm đầu vào ngành sư phạm nhất thiết phải cao
Thầy Văn Như Cương, người sáng lập Trường Trung học Phổ thông Lương Thế Vinh (Hà Nội) đánh giá, việc nhiều cơ sở đào tạo sư phạm lấy điểm đầu vào quá thấp như hiện nay sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề đổi mới giáo dục.
"Giáo viên là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của việc đổi mới giáo dục.
Chương trình đổi mới giáo dục dù có hay tới mức nào, nhưng người thực hiện có năng lực kém thì cũng hỏng.
Từ năm 2018, Bộ Giáo dục sẽ quy định điểm sàn riêng đối với ngành sư phạm |
Nếu đổi mới giáo dục không gắn liền với việc nâng cao tay nghề, chất lượng của lực lượng xung kích (giáo viên) thì chắc chắn đổi mới giáo dục sẽ thất bại.
Đổi mới giáo dục giống như câu chuyện mua vũ khí tối tân nhưng không có người sử dụng thì không phát huy hiệu quả.
Quay trở lại vấn đề đào tạo nhân lực sư phạm, nếu năng lực thí sinh có điểm đầu vào quá kém, thì khó hy vọng đầu ra sẽ tốt.
Do vậy, việc đổi mới giáo dục sẽ gặp thất bại nếu sử dụng nguồn nhân lực kém chất lượng", thầy Văn Như Cương chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam hôm 15/8.
Nhà giáo Văn Như Cương, người sáng lập ra Trường Trung học Phổ thông Lương Thế Vinh (Hà Nội) (Ảnh giaoduc.net.vn). |
Người sáng lập ra Trường Trung học Phổ thông Lương Thế Vinh cho rằng, để có nguồn nhân lực tốt trước hết cần phải lựa chọn thí sinh có điểm đầu vào thật cao.
"Điểm đầu vào sinh viên sư phạm phải riêng biệt so với các ngành khác. Số điểm đầu vào phải từ 21 điểm trở lên cho 3 môn xét tuyển.
Trường hợp cơ sở giáo dục đó lấy điểm đầu vào quá thấp thì kiên quyết cho dừng đào tạo ngành sư phạm", thầy Văn Như Cương nêu ý kiến.
Cũng theo thầy Văn Như Cương, ngành giáo
Giáo sư Đinh Quang Báo: Phải chấp nhận "thay máu" nhân sự trong ngành giáo dục |
dục phải có tính toán, dự báo số giáo viên thừa, thiếu hiện tại và tương lai, để đào tạo nhân lực cho phù hợp với thực tế, tránh đào tạo tràn lan, gây hệ lụy xấu cho xã hội.
"Thay bằng việc tuyển sinh đầu vào thấp, cơ quan quản lý cần hướng sự tập trung vào việc đào tạo lại số giáo viên đã, đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, nhằm nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục đặc biệt là chương trình giáo dục phổ thông mới.
Việc đào tạo lại giáo viên cần có sự kiểm tra, đánh giá chất lượng một cách trung thực, khách quan theo tiêu chí của chương trình giáo dục phổ thông mới. Nếu giáo viên đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục thì tiếp tục cho dạy, và ngược lại.
Nếu làm được như vậy thì các trường sư phạm sẽ không hết việc làm và không cần tuyển số thí sinh điểm thấp chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động", thầy Văn Như Cương nêu quan điểm.
Phải đưa ra cơ chế ưu tiên trong ngành sư phạm
Giáo sư Hoàng Xuân Sính (nữ Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam) cho rằng, không khó để lấy lại vị thế của ngành sư phạm trong hệ thống giáo dục quốc dân nếu áp dụng đồng bộ các giải pháp mang tính vĩ mô.
"Nếu tạo cơ chế về học phí, học bổng, các ưu đãi khác
Giáo sư Trần Hồng Quân: Khốn khó, muốn giữ vẹn nhân cách, tự trọng là không dễ |
cho sinh viên sư phạm, đồng thời tìm kiếm đầu ra phù hợp, kết hợp cải thiện đời sống cho giáo viên, thì tự nhiên, ngành sư phạm sẽ có chỗ đứng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Tôi đã nhiều năm học tập ở Pháp và biết rằng, nước họ thu hút thí sinh giỏi vào ngành sư phạm bằng cách làm nói trên. Chuyện này đâu có khó.
Hiện tại, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án thí điểm tự chủ đổi mới cơ chế hoạt động cho nhiều trường công lập trong đó có vấn đề tự chủ về tài chính.
Bộ nên xin/dùng số tiền đó để hỗ trợ cho ngành sư phạm, tạo cơ chế ưu đãi, thu hút sinh viên.
Nếu áp dụng phương án trên, tôi nghĩ sinh viên giỏi sẽ không ngoảnh mặt với ngành sư phạm", Giáo sư Hoàng Xuân Sính nhận định.
Giáo sư Hoàng Xuân Sính - Nữ Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: Giaoduc.net.vn. |
Nữ Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam cho rằng, việc sinh viên, đặc biệt là sinh viên giỏi "chán" sư phạm cũng có nguyên nhân từ cơ chế quản lý.
"Bộ Giáo dục phải nắm lấy ngành sư phạm, thu về một mối do Bộ quản lý trực tiếp từ việc đào tạo, cho tới vấn đề bố trí việc làm, chứ không thể buông lỏng xét tuyển, thả lỏng đầu ra, để sinh viên ra trường phải tự bươn trải, thậm chí mất tiền xin việc.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục cần phối hợp với các địa phương, thực hiện khảo sát thực tế nhu cầu thiếu, thừa giáo viên để có phương án đào tạo, sắp xếp công việc phù hợp.
Khi anh đã cho người ta cơ chế ưu tiên khi đào tạo thì người đó phải chịu sự điều động, luân chuyển của cơ quan quản lý. Chuyện này có khó gì đâu.
Song song đó, Bộ Giáo dục cần tập trung đầu tư vào các cơ sở đào tạo sư phạm có truyền thống và chất lượng, hạn chế không cho mở ngành sư phạm tràn lan mất kiểm soát.
Một thực tế có thể thấy rõ ràng, nhiều trường không phải trường sư phạm vẫn có khoa sư phạm.
Đây là điều bất hợp lý, làm giảm hiệu quả, chất lượng của việc đào tạo nhân lực sư phạm", Giáo sư Hoàng Xuân Sính cho biết.