Sáng nay, trong Hội nghị tổng kết năm học của ngành giáo dục diễn ra tại Hà Nội, PhóThủ tướng Vũ Đức Đam đã dự và có ý kiến chỉ đạo Hội nghị.
Khắc phục 4 điểm yếu của ngành giáo dục
Chia sẻ với ngành giáo dục những vất vả mà ngành đã cố gắng nỗ lực trong thời gian qua để đổi mới theo tinh thần Nghị quyết 29. Theo đánh giá của Phó Thủ tướng, trong năm vừa qua Bộ GD&ĐT đã chủ trì nhiều cuộc Hội thảo để bàn về hệ thống giáo dục, trong đó các nhà khoa học cũng đã nỗ lực cùng với Bộ để giúp cho nền giáo dục được hội nhập.
Phó Thủ tướng cũng cho rằng, trong năm qua Bộ GD&ĐT đã nỗ lực xây dựng chương trình và sách giáo khoa rất công phu, theo hướng chuẩn quốc tế, có tham khảo các nước có nền giáo dục tiên tiến.
Về công tác tổ chức thi, đánh giá từ phía học sinh, phụ huynh mặc dù còn vướng mắc, có điểm chưa hài lòng, nhưng Phó Thủ tưởng khẳng định thẳn thắn, công tâm từ trên xuống dưới, các cơ sở, giáo viên cũng đã chung tay để có được những kết quả đáng mừng như báo cáo của Bộ GD&ĐT đã nêu.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu và chỉ đạo ngành giáo dục trong năm học mới. Ảnh Xuân Trung |
Trong bản Báo cáo tổng kết năm học vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặc biệt chú ý tới 4 điểm còn hạn chế của ngành. Bốn điểm đó là:
Thứ nhất, chất lượng giáo dục tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục, còn nhiều hạn chế về giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho học sinh.
Thứ hai, cơ sở vật chất, thiết bị trường học ở một số nơi vẫn còn thiếu thốn, lạc hậu. Tiến độ thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi ở một số tỉnh còn chậm, không đáp ứng yêu cầu.
Thứ ba, ở một vài nơi, một số hiện tượng chưa tốt trong giáo dục như dạy thêm học thêm tràn lan, thu chi không đúng quy định, sổ sách của giáo viên quá nhiều, thiếu quan tâm giáo dục ý thức tự quản, lao động vệ sinh, tự phục vụ trong nhà trường vẫn chưa được khắc phục triệt để.
Thứ tư, thực tiễn chỉ đạo triển khai Thông tư 30 cho thấy, khó khăn, trở ngại lớn nhất trong triển khai đổi mới của giáo dục là thói quen cũ trong cách nghĩ, cách làm (của giáo viên, của cán bộ quản lý giáo dục, của học sinh, của cha mẹ học sinh và của xã hội).
Phó Thủ tướng phân tích từng điểm hạn chế, và cho rằng, việc thiếu cơ sở vật chất một mặt cũng do địa phương. Ở Trung ương cũng đã có Đề án 36.000 tỷ đầu tư các dự án, công trình giao thông, thủy lợi, kiên cố hóa trường lớp học, xây dựng nhà công vụ cho giáo viên miền núi, vùng sâu, vùng xa…, tuy nhiên con số này vẫn còn thiếu. Vấn đề này Bộ GD&ĐT cần làm sát hơn và trình Bộ Tài chính theo phương án nơi nào khó khăn ưu tiên làm trước.
Trực tuyến tổng kết năm học 2014-2015 trên cả nước(GDVN) - Sáng nay(12/8), Bộ GD&ĐT tiến hành Hội nghị trực tuyến tại 6 điểm cầu về công tác tổng kế |
Điểm hạn chế thứ hai, về việc thực hiện Thông tư 30. Theo đánh giá của Phó Thủ tướng, nội dung đúng theo xu thế hiện đại, nhưng cũng phù hợp với truyền thống. Đánh giá để cho các cháu phấn đấu, vượt lên chính mình chứ phải đánh giá để ganh tị.
Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng vẫn có những phản ứng từ giáo viên, phụ huynh và xã hội. Để làm tốt hơn, rút kinh nghiệm từ một chủ trương mới, mặc dù đúng nhưng quan trọng công tác tuyên truyền phải làm tốt.
Hạn chế thứ ba là chuyện dạy thêm, học thêm. Phó Thủ tướng bày tỏ vui mừng khi ngành giáo dục đã nhận ra điểm hạn chế này.
“Ai cũng biết xã hội có nhiều vấn đề bức xúc như bạo lực học đường là ví dụ, hay như những câu chuyện chen lấn, không xếp hàng nơi công cộng, tất cả những thứ đó là trách nhiệm của xã hội, nhưng cũng có một phần trách nhiệm của ngành giáo dục, nếu thầy cô không gương mẫu thì không tuyên truyền được” Phó Thủ tướng lưu ý.
Ý kiến thêm, Phó Thủ tướng đề nghị trong năm học mới ngành giáo dục cần khắc phục 4 điểm hạn chế này.
Giảm phần lễ trong ngày khai giảng
Quán triệt tinh thần trong năm học mới, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo ngành giáo dục, suy cho cùng giáo dục là dạy tri thức, đều dạy con người làm điều tốt, có lòng yêu nước. Điều này phải khơi dậy trong giáo dục và phải thực sự vì học sinh.
Phó Thủ tướng lấy một ví dụ cụ thể, đó là sự kiện khai giảng năm học mới. Đây là ngày hội của học sinh, nhưng nhiều năm dự khai giảng tại các tỉnh, thành, Phó Thủ tướng nhận thấy ngày giờ khai giảng còn phụ thuộc vào lãnh đạo đến dự, trong khi đó học sinh phải ngồi chờ.
Đại biểu phát biển phía trên nhưng bên dưới học sinh không để ý. Do đó, để tiết kiệm thời gian, bỏ những thủ tục rườm rà không cần thiết, Phó Thủ tướng đề nghị thống nhất có một ngày khai giảng trong cả nước.
“Khai giảng thực sự làm đúng nghi lễ, có chào cờ, hát quốc ca, hiệu trưởng phát biểu ngắn gọn và hãy làm thực sự vì các cháu. Những thứ rất cụ thể như vậy chúng ta phải làm” Phó Thủ tướng đề nghị.
Nói thêm một vấn đề đang nóng hiện nay, Phó Thủ tướng ghi nhận những thay đổi trong kỳ thi vừa qua là có tiến bộ. Trên mặt bằng chấm thi như năm nay cấp giáo dục thường xuyên đỗ thấp, tỷ lệ bị điểm liệt nhiều, điều đó chứng tỏ chất lượng giáo dục thực sự có vấn đề, đây là việc cần có lộ trình nghiêm túc.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ GD&ĐT hết sức lắng nghe dư luận, vì có những việc lường trước được, có những việc chưa lường được. Làm sao tất cả vì học sinh, không để cho học sinh điểm cao mà không được vào đại học.
“Tôi biết bộ rất vất vả, Bộ cần lắng nghe, cần điều chỉnh gì thì điều chỉnh, tôi biết thẩm quyền thuộc bộ, nếu vượt thẩm quyền thì chúng tôi sẵn sàng có ý kiến, làm sao tất cả vì các cháu. Dù có khó cho phụ huyh, khó cho giáo viên, khó cho Bộ, khó cho chính quyền cũng cố, miễn là tốt cho học sinh” Phó Thủ tướng lưu ý.