Phụ huynh nói một đằng làm một nẻo, giáo viên ngày càng sợ học sinh

02/03/2016 07:30
Phan Tuyết
(GDVN) - Nghề giáo dần trở thành nghề “làm dâu trăm họ” khiến nhiều thầy cô chẳng còn tâm huyết để dạy dỗ bởi phải chịu áp lực quá lớn từ học sinh đến phụ huynh.

LTS: Tiếp nối bài viết Con là cục cưng của bố mẹ, cô mà đánh con, bố con sẽ đuổi cô ra khỏi trường!, hôm nay cô giáo Phan Tuyết tiếp tục nói lên một lo ngại trong mối quan hệ gia đình-nhà trường.

Thì ra, lâu nay, có không ít bậc phụ huynh, gửi gắm nhà trường một đằng nhưng cách họ ứng xử khi có việc lại khác...

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. 

Người đàn bà trông giận dữ bước vào trường, dáng đi và khuôn mặt của chị ấy khi ấy nhiều thầy cô nhìn nhau tỏ vẻ ái ngại. 

Tôi chợt nghĩ: “Không biết thầy cô nào lại bị mắng nữa đây”. Chưa dứt dòng suy nghĩ, tiếng người đàn bà hướng về phía tôi vang lên chua chát: “Con tôi học được gì thì kệ nó, cô đừng nhắc nhở nhiều. Tôi cho nó đi học cho vui chứ vài năm nữa nhà tôi định cư bên nước ngoài thì con tôi cũng phải học lại”. 

Thầy cô bao giờ cũng yêu thương học sinh, thế nhưng liệu học sinh có tôn trọng thầy cô hay không, hay như bây giờ càng ngày càng lấn át và không tôn trọng. (Ảnh: news.zing.vn)
Thầy cô bao giờ cũng yêu thương học sinh, thế nhưng liệu học sinh có tôn trọng thầy cô hay không, hay như bây giờ càng ngày càng lấn át và không tôn trọng. (Ảnh: news.zing.vn)

Tôi chưa kịp đáp lời, người đàn bà ấy vội quay bước đi rồi như chợt nhớ ra điều gì, chị ngoảnh lại và lên giọng:

À mà cô, từ sau con tôi không đội mũ bảo hiểm thì cô cũng đừng nhắc nhở nó, nhà tôi cách trường chưa đầy 1 cây số nên tôi không nhớ đem mũ theo. Cô mà cứ nhắc, khi tôi đón nó lại không dám lên xe thì mất việc”. 

Phụ huynh đi rồi cũng là lúc tiếng trống vào lớp vang lên nhưng lòng tôi nặng trĩu, không muốn bước chân vào lớp. 

Tôi còn nhớ, cách đây vài hôm trong buổi họp phụ huynh, nhiều người đã gặp riêng giáo viên để gửi gắm con cái. Có phụ huynh còn thẳng thừng: “Con tôi nó lì lắm và ít nghe lời, nhờ cô nhắc nhở cháu học bài và đừng ra quán game giúp gia đình. Nó mà không nghe, cô cứ thẳng tay đánh đòn”. 

Phụ huynh nói một đằng làm một nẻo, giáo viên ngày càng sợ học sinh ảnh 2

Con là cục cưng của bố mẹ, cô mà đánh con, bố con sẽ đuổi cô ra khỏi trường!

(GDVN) - Và thế là giáo viên giờ đây “có tiết thì vào lớp, hết giờ bước ra, học sinh muốn làm gì thì làm”...

Người khác thì năn nỉ: “Cô giáo đừng ngại gì cả, có nghiêm thì bọn trẻ mới nên người. Cô nói mà chúng không nghe thì cô cứ phạt thật nặng cho tôi”. 

Ấy thế mà, giáo viên chưa kịp “phạt nặng” như lời đề nghị của một số phụ huynh mà chỉ nhắc nhở các em học bài, nhắc nhở đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe máy…mà đã bị phụ huynh vào trường làm toáng lên thế này. 

Không chỉ riêng tôi mà những đồng nghiệp của tôi cũng vậy, chỉ cần nghiêm khắc một chút là đã gặp phải không ít phiền toái. 

Còn nhớ, mấy năm trước, một giáo viên dạy lớp 2 của một trường Tiểu học ở tỉnh nọ đã được mẹ học sinh gửi gắm: “Cháu nó lì và không chịu nghe lời, nhờ cô cứ thẳng tay phạt roi cho nó sợ”. 

Ấy thế là trong một lần, học sinh ấy không thuộc bài mà lại quậy phá trong lớp, giáo viên đã phạt bằng cách cho nằm sấp xuống bàn và phạt 2 roi vào mông. 

Ai ngờ, một thời gian sau, từ Phòng, Sở đến Bộ GD&ĐT đều nhận được đơn tố cáo của cậu học sinh với nội dung: “Cô giáo bạo hành học sinh”. 

Khi sự việc đến mức này, đích thân Hiệu trưởng và giáo viên phải tới tận nhà xin lỗi học sinh và gia đình.

Phụ huynh nói một đằng làm một nẻo, giáo viên ngày càng sợ học sinh ảnh 3

Học trò hiện nay học thì ít mà quậy phá thì nhiều

(GDVN) - Khi học sinh phạm lỗi mà giáo viên có hình phạt thì ngay lập tức sẽ bị lên án thậm chí bị kỷ luật. Vì vậy, giáo viên có muốn dạy dỗ học trò cũng không hề dễ.

Cứ như thế, nghề giáo trở thành nghề “làm dâu trăm họ” khiến nhiều thầy cô chẳng còn tâm huyết để dạy dỗ bởi phải chịu áp lực quá lớn từ học sinh đến phụ huynh. 

Khi giáo viên đang loay hoay với nhiều phương pháp dạy và học mới để giúp trò ngoan hơn, lễ phép hơn, học tập tốt hơn thì lại không nhận được sự hợp tác từ phía gia đình. Vậy là mọi sự cố gắng của thầy cô gần như “sôi hỏng bỏng không”. 

Ngày nay, giáo viên đang sợ học trò. Sợ các em quậy phá không chịu học, sợ các em trốn tiết giữa chừng, sợ các em nghỉ học thì thầy cô sẽ bị hạ thi đua. 

Cứ như thế, thầy cô nào cũng nhẫn nhịn cho qua để hoàn thành bài giảng của mình, nhẫn nhin ngay cả khi các em phạm lỗi bởi chỉ cần nổi nóng thì phần thiệt thòi sẽ thuộc về giáo viên.

Phan Tuyết