TS.Lê Viết Khuyến: Còn thi tự luận thì khó có được phổ điểm chuẩn

21/07/2016 06:44
Bài và ảnh: Thùy Linh
(GDVN) - Mặc dù kỳ thi quốc gia 2016 đã có nhiều cải tiến nhưng với cách xét tuyển năm nay thì tình trạng thí sinh ảo sẽ vẫn rất nhiều.

Phải chờ Bộ GD&ĐT công bố phổ điểm thì mới đánh giá được đề thi vừa sức với thí sinh hay không?

Mặc dù kết thúc kỳ thi THPT quốc gia nhiều chuyên gia đánh giá đề thi năm 2016 đã đạt được yêu cầu, vừa sức thí sinh, có tính phân loại cao, đặc biệt là nhóm các câu hỏi vận dụng và vận dụng cao, điều này có thể cải thiện được phổ điểm giúp cho các trường Đại học, Cao đẳng tuyển sinh được thuận lợi, nhất là các trường tốp trên.

Trong buổi họp báo tổng kết kỳ thi THPT 2016 ngày 4/7, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết:

Đề thi năm nay có sự cải tiến rất mạnh. Đó là không đánh đố thí sinh, chương trình chỉ có trong kiến thức lớp 12.

Đồng thời có cải thiện thêm các yêu cầu về đánh giá năng lực thí sinh theo hướng vận dụng kỹ năng, sáng tạo thực tế để nhìn nhận đánh giá vấn đề thay vì trả lời máy móc. Kết quả cho thấy các em đã đón nhận đổi mới này một cách rất tích cực”.

Theo Thứ trưởng, do mức độ khó dễ của đề thi được trải đều từ dễ, trung bình, khó đến rất khó (trong mức khó cũng chia làm nhiều mức độ). Do đó sẽ tạo được phổ điểm rộng trải dài hơn.

Chẳng hạn từ 9-9,5 số lượng sẽ phân bố đều hơn. Bộ sẽ công bố rộng kết quả thi hơn giúp các trường Đại học, Cao đẳng dễ xét tuyển thí sinh.

TS.Lê Viết Khuyến: Còn thi tự luận thì khó có được phổ điểm chuẩn ảnh 1
TS.Lê Viết Khuyến: Còn thi tự luận thì khó có được phổ điểm chuẩn

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, TS. Lê Viết Khuyến - nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho rằng: 

Để đánh giá đề thi hợp hay chưa, vừa sức với thí sinh hay chưa thì phải chờ vào phổ điểm mà sắp tới Bộ GD&ĐT sẽ công bố. 

Nếu phổ điểm cân đối, đối xứng có nghĩa đó là phổ điểm chuẩn còn nếu mất đối xứng thì đó phổ điểm không chuẩn, đề thi không đạt yêu cầu. 

Bởi lẽ, phổ điểm đánh giá được năng lực thực sự của hàng vạn thí sinh tham gia kỳ thi. Nhưng theo tôi, với cách làm đề thi còn phần tự luận thì khó có được phổ điểm chuẩn
”. 

Năm nay, tình trạng thí sinh ảo vẫn rất nhiều

Mặc dù kỳ thi quốc gia 2016 được dư luận xã hội bước đầu đã có những đánh giá tích cực về kỳ thi theo hướng mục tiêu cơ bản cho kỳ thi, với những cải tiến, thay đổi so với  năm ngoái đã được quán triệt, triển khai tương đối tốt.

Nhìn nhận những điểm mới trong kỳ thi này, TS.Lê Viết Khuyến dự đoán, mặc dù kỳ thi đã có nhiều cải tiến nhưng với cách xét tuyển năm nay thì tình trạng thí sinh ảo sẽ vẫn rất nhiều. 

Bởi lẽ, mỗi thí sinh được đăng ký 2 trường, mỗi trường 2 nguyện vọng. Rõ ràng sẽ có thí sinh trúng cả 4 nguyện vọng, khi đó, thí sinh chỉ chọn 1 nguyện vọng để nhập học. 

TS.Lê Viết Khuyến: Còn thi tự luận thì khó có được phổ điểm chuẩn ảnh 2

Phần mềm xét tuyển xử lí dữ liệu 1 triệu thí sinh trong 20 phút

(GDVN) - Đây là phần mềm xét tuyển của Đại học Thăng Long có tên “Chấp nhận trì hoãn” đã được mang chạy thử tại Đại học Thái Nguyên ngày 2/6.

Có nghĩa là, 3 nguyện vọng còn lại sẽ trở thành ảo vì thí sinh đó đã “chiếm chỗ” của những thí sinh khác. 

Để khắc phục tình trạng ảo thì phải dùng đến tuyển sinh theo nhóm trường và phụ thuộc vào phần mềm.

Nhưng phần mềm của Bộ GD&ĐT và của nhóm GX mới chỉ đưa ra một tiêu chí là dựa vào kết quả của kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển nên tình trạng ảo sẽ vẫn còn. 

Hiện nay, tôi thấy phần mềm của Đại học Thăng Long đưa ra đã chấp nhận được mọi tiêu chí ví như trường này lấy tiêu chí dựa vào kết quả thi quốc gia, trường kia dựa vào tiêu chí xét tuyển theo kết quả học tập, trường khác lại lấy tiêu chí dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội….như vậy sẽ tránh được tình trạng ảo. 

Vì khi đó mỗi thí sinh chỉ được 1 phiếu đăng ký thì phần mềm xét tuyển theo các nguyện vọng của thí sinh đã đăng ký (xếp theo thứ tự ưu tiên trên Phiếu đăng ký xét tuyển). 

Mỗi nguyện vọng ứng với một mã xét tuyển, nếu thí sinh trúng tuyển theo một nguyện vọng xếp trên thì sẽ không được xét các nguyện vọng sau nữa.

Và khi nhóm trường càng đông  thì tỷ lệ ảo càng thấp và tất nhiên trong một nhóm trường sẽ không có tình trạng thí sinh ảo
”, TS.Lê Viết Khuyến lý giải. 

Một số điểm mới trong tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2016: 

Thí sinh sẽ không được rút hồ sơ xét tuyển

Theo phương án đã được lãnh đạo Bộ GD&ĐT quyết định gồm đợt xét tuyển đợt 1 và đợt xét tuyển bổ sung.

+ Đợt xét tuyển đầu tiên: Thời gian ĐKXT và xét tuyển là 12 ngày; mỗi thí sinh được ĐKXT vào tối đa 02 trường, mỗi trường tối đa 02 ngành đào tạo;

+ Các đợt xét tuyển kế tiếp: Thời gian ĐKXT và xét tuyển mỗi đợt là 10 ngày; mỗi thí sinh ĐKXT mỗi đợt vào tối đa 03 trường, mỗi trường tối đa 02 ngành đào tạo.Tương tự như đợt đầu, thí sinh cũng không được phép rút hồ sơ sau khi đã nộp.

Thời gian xét tuyển mỗi đợt chỉ còn 12 ngày (Đợt 1) và 10 ngày đợt bổ sung và không được rút hồ sơ khi đã nộp.

Mỗi thí sinh dự thi THPT quốc gia chỉ được cấp 1 phiếu xác nhận kết quả thi.

Giấy xác nhận này chỉ sử dụng khi thí sinh nhập học chính thức vào trường mà thí sinh trúng tuyển.

Còn khi đăng kí xét tuyển thí sinh không bắt buộc phải nộp phiếu xác nhận kết quả thi. Thí sinh sử dụng mã số ghi trong Giấy chứng nhận kết quả thi của mình để ĐKXT trong các đợt xét tuyển; Giấy chứng nhận bản chính chỉ nộp khi trúng tuyển.

Bỏ quy định đợt sau phải có điểm cao hơn đợt trước:


Trong các năm trước Bộ GD&ĐT luôn có quy định từ đợt xét tuyển sau (từ nguyện vọng 2) điểm xét tuyển không thấp hơn điểm xét tuyển nguyện vọng trước.


Bài và ảnh: Thùy Linh