Thầy Bùi Gia Nội lưu ý một số điều với thí sinh khi làm bài thi môn Lý

16/06/2017 07:28
Bùi Gia Nội
(GDVN) - Khi có hiệu lệnh làm bài, các em phải ghi nhớ luôn làm câu dễ trước, đọc thật kỹ đề bài và tất cả các đáp án rồi mới đưa ra đáp án lựa chọn.

LTS: Năm nay, ở kỳ thi quốc gia 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học), Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình Giáo dục Trung học phổ thông; tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình Giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông).

Thầy Bùi Gia Nội - giáo viên bộ môn Vật lý, trung tâm Luyện thi Việt Trì, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ gửi tới các thí sinh một số lưu ý khi làm bài thi môn Vật lý trong kỳ thi quốc gia sắp tới. 

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. 



1.Cấu trúc tương đối của đề thi:

Năm 2017, đề thi quốc gia môn Vật lý 2017 gồm 40 câu hỏi trong thời gian 50 phút làm bài. Sau khi phân tích chi tiết đề thi minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề thi thử của các tỉnh, các cụm thi ta có thể hình dung sơ bộ cấu trúc tương đối của đề thi năm nay như sau:

Phần học

Mức độ

Nhận biết

Mức độ thông hiểu

Mức độ vận dụng

Mức độ vận dụng cao

Tổng từng phần học

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Tổng số câu

Tổng số điểm

Dao động cơ học

3

0,75

2

0,5

1

0,25

2

0,5

8

2,00

Sóng cơ học

2

0,5

1

0,25

1

0,25

1

0,25

5

1,25

Mạch điện xoay chiều

3

0,75

3

0,75

2

0,5

2

0,5

10

2,50

Mạch dao động LC và sóng điện từ

1

0,25

1

0,25

1

0,25

0

0

3

0,75

Tính chất sóng của ánh sáng

1

0,25

1

0,25

1

0,25

1

0,25

4

1,00

Thuyết lượng tử ánh sáng

2

0,5

1

0,25

1

0,25

1

0,25

5

1,25

Hạt nhân nguyên tử

2

0,5

1

0,25

1

0,25

1

0,25

5

1,25

Từ phân tích cấu trúc đề và yêu cầu của đề thi năm nay, sẽ có khoảng 80% số lượng câu hỏi nằm trong nội dung kiến thức cơ bản và 20% là các câu hỏi thực sự có tính phân loại. Các em học sinh chỉ có trung bình 1 phút 15 giây để trả lời cho mỗi câu hỏi. 

Cụ thể: 

Phần câu hỏi nhận biết các em nên chú ý: Các đại lượng dao động điều hòa, vận tốc, gia tốc, chu kì, tần số, sóng cơ, sóng âm, bước sóng, sóng điện từ, ánh sáng đơn sắc, hiện tượng quang điện, định luật phóng xạ, tính bền vững của hạt nhân, phản ứng phân hạch, nhiệt hạch... 

Phần bài tập thông hiểu và vận dụng chủ yếu là các bài toán áp dụng công thức điển hình: 

Tính biên độ dao động, chu kì, tần số, năng lượng, bước sóng, các giá trị hiệu dụng của điện xoay chiều, khoảng vân giao thoa, công thoát và giới hạn quang điện, năng lượng liên kết hạt nhân, bài tập áp dụng định luật phóng xạ. 

Các dạng bài nâng cao hơn như: Tìm thời gian trong biến đổi điều hòa, các công thức độc lập, lực đàn hồi, hợp lực, bài toán năng lượng, bài tập về sóng âm, giao thoa sóng, sóng dừng, công suất điện, biểu thức u, i của điện xoay chiều, bài toán tán sắc ánh sáng, bài toán số vân sáng tối của giao thoa ánh sáng 1 bức xạ, giao thoa ánh sáng trắng, tìm động năng vận tốc electron quang điện, số photon thu phát, năng lượng thu tỏa trong phản ứng hạt nhân, lượng phóng xạ còn lại, lượng bị phân rã...

Thầy Bùi Gia Nội - giáo viên bộ môn Vật lý, trung tâm Luyện thi Việt Trì, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ gửi tới các thí sinh một số lưu ý khi làm bài thi môn Vật lý (Ảnh tác giả cung cấp)
Thầy Bùi Gia Nội - giáo viên bộ môn Vật lý, trung tâm Luyện thi Việt Trì, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ gửi tới các thí sinh một số lưu ý khi làm bài thi môn Vật lý (Ảnh tác giả cung cấp)

Với 20% bài toán vận dụng cao thường xoay quanh các dạng bài: 

Bài toán điện xoay chiều liên quan nhiều dạng toán như cộng hưởng điện, cực trị, bài toán độ lệch pha, giản đồ và đọc đồ thị. Các năm gần đây bài toán hỗn hợp giữa cộng hưởng điện, cực trị trên cùng một đồ thị rất hay xuất hiện. 

Bài toán tụ xoay phần mạch dao động LC, bài toán giao thoa nhiều bức xạ đơn sắc, bài toán nguyên tử hidro. 

Bài toán tìm vận tốc, động năng, góc lệch các hạt trong phản ứng hạt nhân.

Bài toán tìm tuổi mẫu quặng chứa phóng xạ, khối lượng chất tạo thành trong phóng xạ...

Ngoài ra các bài toán khác như: sử dụng số liệu thống kê để làm các bài tập thực hành, liên hệ thực tế như bài toán cộng hưởng cơ, tần số kế, điện tâm đồ, nhạc lý, đo đạc và đọc thông số thiết bị điện xoay chiều, bài toán xạ trị...

2. Cách làm bài thi đạt kết quả cao

Trong quá trình cho học sinh thi thử nghiệm, tôi nhận thấy đa số các em đạt điểm cao là những em làm tốt, làm chắc các dạng bài cơ bản.

Có nhiều em làm được những câu phân loại nhưng nếu không cẩn trọng vẫn sai sót ở những câu dễ và câu hỏi lý thuyết dẫn đến kết quả điểm số không như mong đợi, đó là điều rất đáng tiếc.

Thầy Bùi Gia Nội lưu ý một số điều với thí sinh khi làm bài thi môn Lý ảnh 2

Chỉ 75% thí sinh đăng ký dự thi quốc gia có nguyện vọng xét tuyển đại học

Vậy để làm hiệu quả một đề thi quốc gia gồm 40 câu hỏi trong thời gian 50 phút tôi có mấy ý chia sẻ như sau: 

- Điền đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân vào phiếu trả lời trắc nghiệm ngay khi nhận được.

- Khi nhận được đề thi các em nên đọc qua một lượt toàn bộ đề, đánh dấu ngay vào đề thi những câu dễ, câu có thể làm được vì đó là những câu sẽ ưu tiên làm trước.

- Khi có hiệu lệnh làm bài, các em phải ghi nhớ luôn làm câu dễ trước, đọc thật kỹ đề bài và tất cả các đáp án rồi mới đưa ra đáp án lựa chọn. Làm xong câu nào phải khoanh ngay vào phiếu trả lời trắc nghiệm, tuyệt đối không để cuối giờ mới khoanh.

- Chỉ khi làm chắc chắn những câu có thể làm được mới chuyển sang làm các câu khó, câu có tính phân loại.

- Thời gian làm bài chỉ có 50 phút, tương đương một tiết học trên lớp nên, không cho phép em dừng lại quá lâu cho một bài toán. Những câu quá khó không nên khoanh bừa cầu may mà nên suy nghĩ theo hướng loại trừ, giới hạn đáp án, thế ngược đáp án vào đề bài...để tăng xác suất đúng.

- Khi còn 5 phút cuối nên dừng lại để kiểm tra toàn bộ thông tin trên phiếu trả lời trắc nghiệm, để tránh những thiếu sót không đáng có.

3. Một số điều cần tránh khi làm bài thi:

- Không đọc hết tất cả đáp án ở câu hỏi lý thuyết, đọc nửa vời tưởng đúng là khoanh ngay nên dễ bị sai bởi đáp án "nhiễu, đánh lừa". Nhất là câu hỏi "nhận định nào sau đây là sai" thì nhiều em cứ theo thói quen khoanh vào nhận định đúng. 

Thầy Bùi Gia Nội lưu ý một số điều với thí sinh khi làm bài thi môn Lý ảnh 3

Những điều cần tránh trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn Trung học phổ thông

- Bài toán hỏi "bằng bao nhiêu" khác với câu hỏi "tăng thêm hay giảm đi một lượng bao nhiêu".

- Không nhìn kỹ đơn vị, nhiều đáp án cho cùng chỉ số nhưng khác đơn vị. Ví dụ em tìm ra đáp án đúng là 100cm nhưng lại khoanh chọn đáp án 100m.

- Thể hiện "cái tôi vô nghĩa" trong phòng thi, thích làm các câu khó trước, thiếu tập trung, quá quan tâm đến các vấn đề trong phòng thi, quá căng thẳng khi làm bài... cũng là điều các em phải tránh…

Trên đây là những chia sẻ của tôi, hy vọng đó sẽ là những điều bổ ích với các em, các em nhớ phân chia thời gian học tập và ngủ nghỉ hợp lý để đảm bảo sức học.

Chúc các em luôn mạnh khỏe, quyết tâm và đạt kết quả cao trong kì thi quốc gia 2017.

Bùi Gia Nội