Xét đến tận cùng bản chất, sáng kiến kinh nghiệm có xấu không?

02/02/2016 07:23
Nguyễn Cao
(GDVN) - Chỉ khi nào các Ban giám hiệu, các giáo thầy cô giáo viết sáng kiến kinh nghiệm vì lương tâm và trách nhiệm với ngành thì mới có những sáng kiến đúng nghĩa.

LTS: Qúy độc giả đang theo dõi bài viết của tác giả Nguyễn Cao nhìn nhận về Thông tư 35 của Bộ GD&ĐT dưới góc độ của một thầy giáo thông qua bản chất của câu chuyện Sáng kiến kinh nghiệm đang gây xôn xao dư luận. 

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. 


Trước khi bàn về Thông tư 35 của Bộ GD&ĐT chúng tôi xin nói về chuyện thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên trong thời gian qua. 

Bộ ban hành hướng dẫn viết Sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục là nhằm mục đích đi tìm cái hay, cái mới trong kinh nghiệm giảng dạy của các giáo viên điển hình để nhân rộng, áp dụng cho ngành. 

Bộ chưa bao giờ “ép” các đơn vị hay cá nhân nào thực hiện cả. Tuy nhiên, trong hướng dẫn về việc xét thi đua khen thưởng thì hướng dẫn những cá nhân khi đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở trở lên phải có Sáng kiến kinh nghiệm cấp Huyện đối với các đơn vị của Phòng quản lí, cấp cơ sở đối với Sở quản lí. 

Các đơn vị được xét danh hiệu Đơn vị tiên tiến xuất sắc phải có Sáng kiến kinh nghiệm cấp Sở công nhận. 

Xét đến tận cùng bản chất, sáng kiến kinh nghiệm có xấu không? ảnh 1
Sáng kiến kinh nghiệm xét về bản chất thì không hề “xấu” (Ảnh: vtv.vn)

Rõ ràng là các tiêu chí này bản chất không “xấu”. Cái sai là các đơn vị, các cá nhân vì “muốn” có danh hiệu thi đua nên đã thực hiện bằng mọi giá và hệ quả là có hàng vạn Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện và công nhận giải trở nên vô nghĩa, không có tác dụng.

Chính vì lí do Bộ GD&ĐT không “ép” nên không có chuyện “thoát” hay “không thoát”. Viết hay không viết là hoàn toàn dựa trên mục đích của người giáo viên. 

Nếu viết Sáng kiến kinh nghiệm vì chuyện muốn sẻ chia những kinh nghiệm mà bản thân người viết đã áp dụng, thực hiện hiệu quả trong quá trình giảng dạy, công tác thì là chuyện chẳng có gì sai trái, đáng được biểu dương.

Xét đến tận cùng bản chất, sáng kiến kinh nghiệm có xấu không? ảnh 2

Thực hư chuyện cán bộ, giáo viên “thoát” sáng kiến kinh nghiệm

(GDVN) - Từ lâu, chuyện Sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục đã nói nói nhiều về sự bất cập nhưng đến giờ vẫn chưa có hồi kết.

 
Nhưng, thời gian qua thì sao, chúng ta đã thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo và viết Sáng kiến kinh nghiệm vì mục đích chia sẻ kinh nghiệm hay chưa hay chỉ vì mục đích là tiền thưởng và danh hiệu thi đua? 

Trong hàng ngàn, hàng vạn Sáng kiến kinh nghiệm mỗi năm của ngành giáo dục thì có mấy cái viết vì tiêu chí “kinh nghiệm”?

Đã có biết bao nhiêu sáng kiến “xin” và “đạo” của người khác? Chính vì sự bất cập đó mà dư luận đã nói nhiều, nói đến rát cổ về cái chuyện thật- giả của việc phát động, thực hiện (tôi dùng chữ “thực hiện” chứ không phải “viết”) đến cách chấm, cách sử dụng đề tài được công nhận giải sau khi chấm!.

Khi Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 35, nhiều giáo viên hân hoan vì được “thoát” Sáng kiến kinh nghiệm nhưng nếu nghiên cứu kĩ thì ta thấy ở mục 1, điều 10 đã hướng dẫn cụ thể. 

Muốn đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở trở lên thì vẫn phải có Sáng kiến kinh nghiệm hoặc có các thành tích khác quy đổi thành Sáng kiến kinh nghiệm. 

Như vậy, Thông tư 35 có khác lâu nay ngành giáo dục đang thực hiện đâu? Nhiều giáo viên chúng ta chỉ đọc Thông tư 35 của ngành mà quên đọc Nghị định số 65/2014/NĐ-CP. Còn chuyện quy đổi thì sao? 

Muốn đạt được danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh thì điều đầu tiên là phải có Sáng kiến kinh nghiệm mới đủ điều kiện để dự thi, các thành tích quy đổi thành Sáng kiến kinh nghiệm thì đã làm hàng chục năm nay rồi…

Thông tư 35 có một điểm mới rõ nhất là những giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi đạt giải quốc gia, quốc tế và tham gia viết sách giáo khoa được phiên ngang chiến sĩ thi đua cấp Bộ.

Xét đến tận cùng bản chất, sáng kiến kinh nghiệm có xấu không? ảnh 3

Cán bộ, giáo viên “thoát” sáng kiến kinh nghiệm

(GDVN) - Lâu nay, đúng là các đề tài/sáng kiến kinh nghiệm của giới giáo thật giả, vàng thau, lẫn lộn, không biết đâu mà lần.

Suy cho cùng, mục đích cuối cùng việc viết Sáng kiến kinh nghiệm của đa số giáo viên hiện nay là được xét danh hiệu chiến sỹ thi đua trở lên để có nhiều ưu tiên trong việc xét tăng lương trước thời hạn, được khen thưởng cao hơn danh hiệu Lao động tiên tiến. 

Tuy nhiên, công tác xét thi đua ở một số đơn vị hiện nay vẫn còn tình trạng nhìn mặt bỏ phiếu.

Vì theo quy định là người đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở trở lên phải bỏ phiếu kín và đạt từ 75 % phiếu trở lên. 

Nhưng, thành phần xét thi đua lại là những người cốt cán trong đơn vị nên có nhiều nơi những thành viên này hay thỏa hiệp và bỏ phiếu cho nhau, hoặc bỏ phiếu thì thường nhìn vào vị trí công tác của mỗi người mà phần lớn đội ngũ cốt cán lại thường có ảnh hưởng lớn trong đơn vị, vì thế, họ có nhiều lợi thế hơn giáo viên, cho dù thành tích giáo viên có thể nhiều hơn.

Vậy là chỉ khi nào các Ban giám hiệu nhà trường, các giáo thầy cô giáo viết Sáng kiến kinh nghiệm vì lương tâm và trách nhiệm với ngành thì mới có những sáng kiến đúng nghĩa. 

Còn không, nếu cứ cóp nhặt, xin xỏ của người khác để làm đẹp cho bản thành tích cá nhân của mình thì có đạt được các danh hiệu thi đua cũng chỉ là hư ảo…chả có gì đáng để tự hào. 

Nguyễn Cao