Thực hư chuyện cán bộ, giáo viên “thoát” sáng kiến kinh nghiệm

29/01/2016 07:48
Nguyễn Cao
(GDVN) - Từ lâu, chuyện Sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục đã nói nói nhiều về sự bất cập nhưng đến giờ vẫn chưa có hồi kết.

LTS: Ngày 27/1, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết “Cán bộ, giáo viên “thoát” sáng kiến kinh nghiệm” của tác giả Đỗ Tấn Ngọc khiến nhiều người hân hoan vì một Thông tư đi sát với việc dạy học của giáo viên. 

Tuy nhiên, thầy giáo Nguyễn Cao có ý kiến phản biện và theo đó thì thầy muốn lên tiếng để các thầy cô giáo "tránh mừng hụt".

Để rộng đường dư luận và tôn trọng các bên, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải ý kiến này.

Đây là ý kiến, góc nhìn riêng của tác giả, không nhất thiết trùng với quan điểm của Tòa soạn.

Ngày 27/1, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết “Cán bộ, giáo viên “thoát” sáng kiến kinh nghiệm” của tác giả Đỗ Tấn Ngọc khiến nhiều người hân hoan…vội. Nhưng, sự thật có đúng như vậy không?

Theo tìm tìm hiểu của chúng tôi và bản thân các đơn vị giáo dục đang thực hiện thì việc Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 35/2015/TT-BGD ĐT về việc hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục nhìn chung không thay đổi nhiều so với các Thông tư đã hướng dẫn trước đây. 

Thực hư chuyện cán bộ, giáo viên “thoát” sáng kiến kinh nghiệm ảnh 1
Thực hư chuyện cán bộ, giáo viên “thoát” sáng kiến kinh nghiệm (Ảnh: tuoitre.vn)

Chỉ khác một nét cơ bản ở Điều 11 xét Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ” còn các danh hiệu khác nhìn chung không có thay đổi lớn. Điều kiện để được xét các danh hiệu thi đua gần như vẫn như cũ.

Thực hư chuyện cán bộ, giáo viên “thoát” sáng kiến kinh nghiệm ảnh 2

Cứ thi đua là ... biến tướng

(GDVN) - Đã đến lúc đưa phong trào “Kế hoạch nhỏ” trở về đúng ý nghĩa ban đầu. Muốn làm được thì đừng đề ra chỉ tiêu thi đua giữa các lớp, các cá nhân như hiện nay.

Chuyện viết Sáng kiến kinh nghiệm thì ở Mục 1, Điều 10 trong Thông tư số 35/2015/TT-BGD-ĐT đã nêu điều kiện để xét Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” rằng: “Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”" được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP”. Và, nội dung của Điều 4 trong Nghị định số 65/2014/NĐ-CP  như sau: 

1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Là “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến”;

b) Có sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức, đơn vị công nhận.

2. Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học do Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học cấp cơ sở giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, công nhận.

Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp cơ sở giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, công nhận.

3. Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học cấp cơ sở do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” quyết định thành lập.

Thành phần Hội đồng gồm những thành viên có trình độ chuyên môn về lĩnh vực có liên quan đến nội dung sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học và các thành viên khác (nếu cần thiết).

Thực hư chuyện cán bộ, giáo viên “thoát” sáng kiến kinh nghiệm ảnh 3

Cán bộ, giáo viên “thoát” sáng kiến kinh nghiệm

(GDVN) - Lâu nay, đúng là các đề tài/sáng kiến kinh nghiệm của giới giáo thật giả, vàng thau, lẫn lộn, không biết đâu mà lần.

Trong nghị định 56/2015/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 9/6/2015 cũng đã nói rõ: Muốn được đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ buộc phải có ít nhất một đề tài, sáng kiến, giải pháp đem lại hiệu quả trong hoạt động của cơ quan, đơn vị mình.

Vậy, làm sao giáo viên muốn đạt các danh hiệu từ Chiến sĩ thi đua cơ sở trở lên và muốn đánh giá, phân loại cuối năm loại xuất sắc thì vẫn phải thực hiện sáng kinh nghiệm như trước đây. 

Có khác chăng chỉ là Thông tư 35 có điều chỉnh trong việc Cấp công nhận sáng kiến.

Nếu như trước đây, khi xét danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở thì phải có Sáng kiến kinh nghiệm cấp huyện, hoặc thành tích quy đổi như giáo viên giỏi cấp huyện trở lên, có học sinh giỏi cấp tỉnh từ giải 3 trở lên (áp dụng cho giáo viên Mầm non, Tiểu học, THCS) còn đối với cấp học cao hơn là đơn vị cơ sở công nhận. 

Như vậy, rõ ràng việc ban hành Thông tư 35 vẫn phải thực hiện sáng kiến kinh nghiệm như trước đây, các thành tích quy đổi vẫn vậy, chỉ khác là nếu giáo viên tham gia viết sách giáo khoa thì được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp Bộ mà thôi.

Từ lâu, chuyện Sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục đã nói nói nhiều về sự bất cập. Bất cập từ việc phát động đến người thực hiện, người chấm và việc áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn giảng dạy.

Tuy nhiên, cứ đến hẹn lại lên, ai muốn có danh hiệu thì đăng kí viết. Nhưng, viết như thế nào là cả một chuyện dài… không có hồi kết.

Nguyễn Cao