Chiều 30/8, tại buổi họp báo về tình hình chuẩn bị năm học 2012 - 2013, Bộ Giáo dục cho biết, sẽ tiếp tục triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm như nâng cao chất lượng nhà giáo, đổi mới mạnh nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học.
Trước băn khoăn về vấn đề lạm thu đầu năm học mới, ông Lê Khánh Tuấn, Vụ phó Vụ Kế hoạch Tài chính thừa nhận, việc một số trường thu thêm khoản ngoài học phí là có thật. Các trường giải thích rằng do thu không đủ chi nhưng đây chỉ là nguyên nhân thứ yếu. Bộ đã đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm giải quyết triệt để vấn đề trên như điều chỉnh học phí, trường đào tạo chất lượng cao có thể thu học phí cao hơn theo nguyên tắc người học được hưởng mức dịch vụ nào thì đóng góp tương xứng với mức ấy.
Trước băn khoăn về vấn đề lạm thu đầu năm học mới, ông Lê Khánh Tuấn, Vụ phó Vụ Kế hoạch Tài chính thừa nhận, việc một số trường thu thêm khoản ngoài học phí là có thật. Các trường giải thích rằng do thu không đủ chi nhưng đây chỉ là nguyên nhân thứ yếu. Bộ đã đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm giải quyết triệt để vấn đề trên như điều chỉnh học phí, trường đào tạo chất lượng cao có thể thu học phí cao hơn theo nguyên tắc người học được hưởng mức dịch vụ nào thì đóng góp tương xứng với mức ấy.
Điều lệ trường tiểu học vừa được Bộ điều chỉnh nới rộng độ tuổi vào lớp 1 đối với các em vùng sâu, vùng xa, khuyết tật... và những trẻ phát triển có thể học vượt lớp. |
Ngoài ra, Vụ Kế hoạch Tài chính cũng nghiên cứu đảm bảo đủ ngân sách để các trường chi 80% cho con người, 20% cho các hoạt động và trang thiết bị. Bộ cũng yêu cầu các trường thực hiện tốt Điều lệ cha mẹ học sinh, và từ đầu năm học mới, UBND tỉnh, thành phố phải làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra để ngăn chặn lạm thu, nơi nào xảy ra thì kiên quyết xử lý.
"Chúng tôi đang soạn thảo thông tư hướng dẫn thực hiện thu tự nguyện, yêu cầu công khai, thu chi. Việc ban hành sẽ thực hiện trong thời gian tới", ông Tuấn nói.
Lớp học quá tải và "chiếc xe buýt chật chội"
Chùm ảnh: Năm học mới, học sinh vẫn phải "cõng" cặp tới trường
Liên quan đến việc các lớp học có số lượng học sinh quá đông so với quy định (khoảng 50 - 60 em trong khi chuẩn chỉ 35 em), Vụ trưởng Giáo dục Tiểu học Lê Tiến Thành cho hay, Bộ biết tình trạng này. Ở thành phố lớn, hàng năm đều có lượng di cư lớn, học sinh ngày càng đông, còn ở nông thôn ngày càng ít đi. Từ đó, thành phố không xây dựng kịp trường học để đáp ứng nhu cầu, và trách nhiệm thuộc về UBND các thành phố. Ông Thành phân tích, ngành giáo dục muốn tất cả trẻ đều được đến trường. Nếu như xe khách 30 chỗ không thể nhét được 50 người, 20 người còn lại có thể đi xe khác thì trong giáo dục không thể chỉ nhận 30 người và từ chối những em còn lại học. Thành phố cũng không thể kiếm thêm được trường, lớp cho các em, và trong tất cả các giải pháp, phải chấp nhận cách tốt nhất là mỗi lớp gánh thêm một chút. "Chúng tôi biết các thành phố đều đã và đang cố gắng xây trường, giảm học sinh trên một lớp, nhưng để đạt được con số mong muốn thì còn phải cố gắng nhiều. Chúng ta rất bức xúc về sự mất cân đối nhưng đó là thực tế mà hiện tại chúng ta phải chia sẻ. Giải quyết nó cần có lộ trình, không thể có một giải pháp tức thì", ông Thành cho hay. Bộ Giáo dục cũng vừa điều chỉnh Điều lệ trường tiểu học, trẻ vẫn 6 tuổi vào lớp 1 nhưng những cháu phát triển hơn về thể chất tinh thần thì có thể học vượt lớp, các cháu khuyết tật, miền núi, dân tộc có thể vào học lớp 1 muộn hơn. Theo ông Thành, trẻ con cần vui chơi, phát triển và không cần học nhiều, nhồi nhét. Về chất lượng của giáo viên, Cục trưởng Cục nhà giáo Hoàng Đức Minh thừa nhận, giáo viên đôi chỗ còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Bộ vẫn thường xuyên thực hiện bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho những người đang đứng lớp và hiện có trên 98% đạt chuẩn đào tạo THCS. "Giáo dục mầm non năm ngoái có nơi thiếu giáo viên nhưng nhiều nơi đã thực hiện chế độ chính sách ổn thỏa, số thiếu gần như không còn. Các tỉnh tuyển nhiều đợt và địa phương huy động nhiều nguồn để thu nhập của giáo viên mầm non không còn quá thấp nữa", ông Minh nói. Năm nay, tin vui cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn là tiền vay tín dụng đã tăng lên đến 1 triệu đồng một tháng. Như vậy, một năm các em có 10 triệu đồng để trang trải học phí và lo cuộc sống. Hiện, có 2 triệu thí sinh đã được vay vốn với số dư trên 30.000 tỷ đồng.
ĐIỂM NÓNG |
|
Theo VNE