LTS: Vài thông tin trao đổi trong bài viết của TS. Mai Văn Tỉnh (Ban nghiên cứu, phân tích chính sách, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) về quốc tế hóa giáo dục trong kỷ nguyên toàn cầu hóa;
Vai trò tiếng Anh như công cụ toàn cầu cho quốc tế hóa giáo dục, kinh nghiệm nước ngoài và áp dụng cho Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Thế giới đang bước vào thời kỳ toàn cầu hóa sâu rộng. Có thể nói các khía cạnh văn hóa – kinh tế - chính trị của đời sống xã hội đều bị tác động bởi toàn cầu hóa; các quan hệ xã hội đều bị biến đổi bởi toàn cầu hóa.
Toàn cầu hóa đang “trụ đỡ cho vòng quay mới” của quá trình cơ cấu lại thế giới. Theo quan điểm của Giáo sư Masimiliano Vaira người Ý, có 2 cách giải thích đối lập nhau về toàn cầu hóa.
Do tác động của các cơ quan chuyển tải thể chế siêu quốc gia như UN, UNDP, IMF, WB, ADB, TTP...đã xuất hiện các quan niệm mới về cơ quan toàn cầu-địa phương (Glocal), toàn cầu-quốc gia-địa phương (Glocanal) với 2 luận đề đối lập nhau về toàn cầu hóa là:
Thứ nhất, luận đề hội tụ (Convergence) nhấn mạnh quá trình đồng nhất hóa từ trên xuống;
Thứ hai, luận đề lan tỏa (Divergence) thể hiện các phản ứng khác nhau, đa chiều và địa phương hóa đối với quá trình toàn cầu hóa từ dưới lên.
TS. Mai Văn Tỉnh.Ảnh Xuân Trung |
Trong bối cảnh này, các nước có quyền lực (xuất khẩu giáo dục đại học) muốn quốc tế hóa giáo dục để tăng trưởng kinh tế, đào tạo nhân lực cho thị trường lao động toàn cầu nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế của họ.
Ở các nước kém quyền lực hơn (nhập khẩu giáo dục) thì các cơ sở giáo dục lại có phản ứng với toàn cầu hóa bằng quốc tế hóa nhằm biểu lộ phản ứng của họ để giữ gìn bản sắc riêng của mình.
Tiếng Anh – công cụ toàn cầu cho quốc tế hóa giáo dục được hiểu như thế nào? Trong khi các nhà nghiên cứu giáo dục thách thức tính phổ quát của quan niệm và thực tiễn giáo dục phương Tấy, thì tiếng Anh - công cụ toàn cầu để quốc tế hóa giáo dục, có nét độc đáo mới, tác động mạnh lên chương trình đào tạo, sư phạm học và công tác đánh giá.
Tuy nhiên, việc quá nhấn mạnh vào tiếng Anh đặt người không phải bản ngữ vào thế bất lợi, làm mất giá trị tiếng mẹ đẻ - chỉ dấu quan trọng của bản sắc văn hóa và cách nhận biết bản địa.
Ở Việt Nam, khi xác định ưu tiên, thách thức hàng đầu nhằm phản ứng với toàn cầu hóa, các lãnh đạo đại học Việt Nam thường bắt đầu chú ý quá mức đến nhu cầu đào tạo tiếng Anh.
Có lỗi quốc gia về chiến lược ngoại ngữ trong quá khứ (khi có cuộc chiến với ngoại xâm nào thì lại bỏ dạy ngoại ngữ đó ở PTTH, vì coi nó là công cụ chính trị) hay hiện tại lại không chú ý đến nhu cầu người học ngoại ngữ.
Quốc tế hóa giáo dục đại học ở các nước
Phần Lan: Quốc tế hóa giáo dục đại học để thu hút, cạnh tranh nhân tài toàn cầu với chính sách giáo dục đại học miễn phí; Mở khóa học MA bằng tiếng Anh; Quốc tế hóa giáo dục đại học tại nước quê nhà bằng khuyến khích học ngoại ngữ, học và hợp tác trực tuyến, kêu gọi kiều bào hồi hương, vv…
Israel: Đề cao chuẩn chương trình đào tạo quốc gia Hebrew (tiếng Do thái) với chính sách mọi chương trình đào tạo nước ngoài (English) phải được kiểm định bời cơ quan Israel rất khắt khe dựa trên sự tương đương với chuẩn chương trình đào tạo Hebrew trong nước.
Hội nhập giáo dục Việt Nam: Con đường nào để thành công? |
Singapore: Coi giáo dục là công cụ toàn cầu hóa để tạo quyền lực mềm, nhấn mạnh chiến lược “Nhà trường tư duy -Quốc gia gọc tập”để có tầm nhìn về toàn bộ môi trường học tập cho thầy, trò, phụ huynh, công nhân, công ty, cộng đồng và Chính phủ.
Ở Singapore tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2, nhưng vẫn có SingEnglish cho nhân dân đảo quốc đa văn hóa, đa chủng tộc nhỏ bé tồn tại và phát triển.
Trung Quốc: Là nền kinh tế mới nổi. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm giảm dưới 60% năm 2009, khan hiếm nguồn lao động tài năng; không chiếm ưu thế quốc tế hóa giáo dục ở kỷ nguyên toàn cầu hóa so với mô hình Anglo-Saxon; Nạn chảy máu chất xám (Brain-Drain).
Ví dụ từ 1978-2001 chỉ có 30% của 2,25 triệu lưu học sinh trở về nước; Đất nước này đối mặt vấn đề tiến thoái lưỡng nan là đại học ở Trung Quốc càng quốc tế hóa, càng có danh tiếng, càng đuợc tài trợ tốt thì sinh viên Trung Quốc càng tìm cách đi du học nước ngoài.
Nước này tập trung chính sách thu hút nhân tài bằng khuyến khích sinh viên Hoa kiều về nước làm việc; Tạo quyền lực mềm bằng chính sách cấp kinh phí hào phóng cho sinh viên quốc tế.
Quốc tế hóa giáo dục đại học ở Việt Nam
Điều thuận lợi đầu tiên chúng ta có Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Có chính sách đa ngoại ngữ từ thập kỷ 90 với 4 ngoại ngữ chính là Nga, Anh, Pháp, Trung cộng thêm tiếng Nhật, Hàn vv…
Có Hội đồng ngoại ngữ quốc gia cho các trường đại học, cao đẳng chuyên và không chuyên ngữ. Có chiến lược 2 quả đấm thép IT & English được lãnh đạo cấp cao nhất phê duyệt; Dự án ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020 có kinh phí khủng của nhà nước do Bộ GD&ĐT quản lý, vv…
Bối cảnh hội nhập cộng đông ASEAN, Hiệp định TTP, Hiệp định thương mại EU-Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng có những khó khăn và thách thức: Nghị quyết 29 vẫn chỉ là khẩu hiệu, chưa đi vào cuộc sống; Chiến lược quốc gia chưa bền vững, chỉ đạo còn duy ý chí, muốn phủ tiếng Anh trên toàn lãnh thổ như ngôn ngữ thứ 2 (Thực tế Việt Nam chỉ có ngoại ngữ, ví dụ tiếng Hán xâm nhập nước ta 1.000 năm Bắc thuộc nhưng không là ngôn ngữ thứ 2).
“Cô đã không bỏ rơi chúng em”(GDVN) - Thành công của người Thầy không chỉ truyền đạt cho học sinh khối kiến thức mà là dạy cho các em trở thành người hữu dụng. |
Chưa chú ý nhu cầu thực tế của người học, ví dụ như tiếng Hoa ở vùng biên giới phía Bắc; tiếng Khơ me ở vùng Tây Nam, tiếng Việt cho học sinh dân ộc thiểu số như ngoại ngữ; Nhu cầu việc làm của thanh niên chưa gắn với chính sách đa ngoại ngữ; Chưa chú ý mảng giáo dục tư thục, giáo dục phi chính qui, thị trường hóa giáo dục; vai trò của học và tự học suốt đời...
Theo tôi, trước mắt nên áp dụng ICT như E-learning; E-library; On-line database, Đại học ảo, MOOCs, Khóa học trực tuyến ở các ĐH truyền thông vv…
Thêm nữa, chương trình trao đổi văn hóa từ bậc PTTH; Di chuyển sinh viên, quốc tế hóa giáo dục, du học tại chỗ. Và, tạo môi trường học tiếng nước ngoài ở mọi nơi, mọi lúc, cho mọi người (Học kinh nghiệm Edutopiacủacủa Hàn Quốc - nền giáo dục toàn hảo của nhà nước phúc lợi).
Người phương Đông thường nói “Thất bại là mẹ thành công” và rút kinh nghiệm mãi. Còn ở phương Tây lại có ngạn ngữ: “Cái bắt buộc tất yếu đẻ ra đổi mới; Việt Nam đang ở vào thế bị bắt buộc phải đổi mới, nhưng đổi mới thế nào, đổi mới ra sao cho cơ lợi và hiệu quả?
Đó là điều mà các nhà hoạch định chính sách tầm vĩ mô phải suy nghĩ thấu đáo, hiến kế cho các nhà kỹ trị quản lý đưa đất nước đi lên, tránh tình trạng quá tút hậu quá như hiện nay.