Khái niệm trường lợi nhuận và không vì lợi nhuận với bậc đại học, cao đẳng hiện nay còn nhiều ý kiến khác nhau. Cơ bản đều đồng ý rằng xuất phát từ những quy định, các tiêu chí phân biệt đến nay là chưa rõ ràng, cần thiết có một Điều lệ các trường hoạt động theo từng mô hình.
Trường vì lợi nhuận giống với doanh nghiệp công nghệ cao
PGS. TS. Bùi Thiện Dụ - Hiệu trưởng Trường Đại học Phương Đông cho hay, Luật và Điều lệ cần phải ghi rõ ràng hai loại mô hình lợi nhuận hay không vì lợi nhuận, nếu không vì lợi nhuận thì dứt khoát phải 0% thuế.
Trường vì lợi nhuận, đó là kinh doanh để kiếm lãi, như vậy trường là một doanh nghiệp chỉ khác đối tượng kinh doanh là giáo dục, do đó hãy cư xử trường vì lợi nhuận như là một doanh nghiệp.
PGS.Bùi Thiện Dụ. |
Do đó, với tình hình của Việt Nam hiện nay không thể mơ một người tài trợ 4 triệu đô la như cách đây ít lâu. Dù sao trường vì lợi nhuận hay bán lợi nhuận cần được làm rõ và điều đó phụ thuộc vào Điều lệ nhà nước quy định như thế nào. Chính việc xác định trường vì lợi nhuận hay không vì lợi nhuận sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc xác định chính sách của nhà nước đối với các mô hình trường này.
Theo PGS. Bùi Thiện Dụ, nhà nước xác định mô hình vì lợi nhuận là chuyện bình thường, thế giới vẫn có trường vì lợi nhuận, có thể trường lợi nhuận sẽ tốt lên? Cơ bản trường vì lợi nhuận phải được coi như một doanh nghiệp, còn trường nào có tính đặc thù đó là chuyện xét duyệt sau này.
Do đó phải chấp nhận yếu tố thị trường, nhà nước cũng phải có thái độ rõ ràng, tất nhiên không cấm, nhà nước ở mức độ nào đó có khuyến khích hay không? Hay khuyến khích với mức ưu đãi hay không? Theo quan điểm của PGS. Dụ nhà nước chỉ nên dừng ở mức khuyến khích, không thể ưu đãi.
Vì ưu đãi có thể làm lệch hướng giáo dục.
Cần thiết ban hành sớm Điều lệ trường đại học, cao đẳng phi lợi nhuận
(GDVN) - Những mâu thuẫn trong nội bộ nhà trường bởi các cơ chế của nhà nước khiến nhiều trường ngoài công lập phát triển không ổn định, đòi hỏi có một Điều lệ riêng
“Cũng có thể coi trường vì lợi nhuận là doanh nghiệp công nghệ cao đặc biệt được miễn thuế, giảm thuế một thời gian đầu. Do đó lợi nhuận xác định theo vốn và tiền,đương nhiên theo đó lãi suất do chủ đầu tư quy định, nhà nước cũng không nên can thiệp” PGS. Dụ cho hay.
Chia sẻ với chúng tôi, PGS. Bùi Thiện Dụ hủng hộ quan điểm phát triển trường đại học theo hướng không vì lợi nhuận. Với mô hình trường không vì lợi nhuận đương nhiên nhà nước phải khuyến khích và ưu đãi như cấp đất, cho vay vốn kích cầu, thuế 0%.
Do đó, trường không vì lợi nhuận không có khái niệm cổ đông, tất cả cán bộ công nhân viên tự cử ra những người để điều hành gọi là HĐQT hay Hội đồng trường gồm các nhà khoa học, nhà sáng lập, nhà giáo dục cùng đại diện chính quyền địa phương theo dõi xem Hội đồng này làm việc có đúng không.
Như vậy, phiếu bầu ở đây theo nguyên tắc đối nhân chứ không thể đối vốn. PGS. Dụ cũng cho rằng, thực tế ở Việt Nam hiện nay nói không vì lợi nhuận là không đúng bởi không ai có thể bỏ 100 tỷ để rồi không thu lãi (trừ khi người này có hàng nghìn tỷ).
Khước từ, truy nộp để chuyển loại hình
Ở hoàn cảnh hiện tại 19 trường dân lập đầu tiên được thành lập (lúc đầu là tư thục), cho tới nay những trường hoạt động “lành mạnh” thì vốn tích lũy đã tăng lên nhiều, trường Đại học Phương Đông là một trong những trường có vốn tích lũy tăng mạnh.
PGS. Bùi Thiện Dụ nêu quan điểm, nếu các trường dân lập hiện nay muốn chuyển sang không vì lợi nhuận thì phải khước từ ưu đãi của nhà nước, đất phải mua lại giá thị trường, thuế phải truy nộp lại cho nhà nước, nếu vay kích cầu thì phải truy nộp lãi.
“Hiện nhiều trường muốn chuyển sang nhưng không muốn hoàn lại các khoản này, nhiều trường mâu thuẫn nhau chính là chỗ này. Do đó trong Điều lệ sắp tới nhà nước phải nói rõ lợi nhuận và không vì lợi nhuận như thế nào” PGS. Dụ lưu ý.
Cũng theo PGS. Bùi Thiện Dụ các khái niệm như “không phải chỉ vì lợi nhuận, vì lợi nhuận hợp lí, hạn chế” cũng phải hết sức rõ ràng. Đương nhiên theo đó sự ưu đãi của nhà nước cũng phải khác nhau. Với các trường không vì lợi nhuận thật phải được sự ưu đãi lớn từ nhà nước, hoặc trường vì lợi nhuận “chấp nhận được” thì được ưu đãi một phần, còn trường vì lợi nhuận chỉ được coi là một doanh nghiệp công nghệ cao (có thể giảm thuế, miễn thuế một thời gian), sau đó phải tính lãi.
Giáo dục Đại học Việt Nam: Lợi nhuận hay phi lợi nhuận?
(GDVN) - Phi lợi nhuận không có nghĩa là không có lợi nhuận, mà là việc mỗi tổ chức ứng xử như thế nào với khoản lợi nhuận thu được.
Hiện nay 15 trường dân lập chưa chuyển được sang không vì lợi nhuận chính là mắc yếu tố này.
“Bản chất các trường dân lập sinh ra là không vì lợi nhuận, đã được hưởng một số ưu đãi nhà nước và hành vi một số trường trong thực tế là có lợi nhuận, giờ chuyển qua lợi nhuận là nhiều nhà xót. Nếu còn vốn trong trường người đầu tư có thể thoái vốn hợp lý, sau đó bình đẳng. Còn nếu vẫn thấy vì lợi nhuận hợp lý để cho vào ngân hàng thì đó lại lại lợi nhuận, điều này phải ghi rõ trong luật và trong điều lệ, còn để hiểu thế nào thì hiểu rõ ràng còn cãi nhau muôn thuở” PGS. Bùi Thiện Dụ cho hay.
Một quan điểm khác để phân biệt trường lợi nhuận và không vì lợi nhuận, đó là tài chung không chia nếu là sở hữu tập thể thì trường lợi nhuận, còn tài sản này thuộc sở hữu cộng đồng thì trường là không vì lợi nhuận? Chia sẻ quan điểm này, PGS. Bùi Thiện Thụ cho biết những trường không vì lợi nhuận thì tài sản không là của riêng ai, nhưng phải có chủ. Nếu trường có giải thể thì tài sản này cũng không chia mà thực chất là của xã hội.
Thông qua sự việc tại Trường Đại học Hoa Sen, PGS. Bùi Thiện Dụ cho biết đó là bài học sâu sắc cho công tác quản lý, một bộ phận lãnh đạo nhà trường cố tình hiểu rằng trường hoạt động phi lợi nhuận là chưa chuẩn xác.