Tạo điều kiện cho người viết sách
PGS. Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT bày tỏ niềm vui khi Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa đã được Quốc hội thông qua, và hy vọng Bộ GD&ĐT là cơ quan trực tiếp thực hiện làm sao cho tốt nhất, đáp ứng lòng mong mỏi của người dân, xã hội và phụ huynh, học sinh.
Tuy nhiên, vấn đề Bộ GD&ĐT thực hiện như thế nào, có đạt kết quả hay không thì còn phụ thuộc vào thời gian. Thực hiện đúng một chủ trương là một vấn đề lớn. Cũng theo PGS. Trần Xuân Nhĩ, trong tình hình đất nước hiện nay, vấn đề để cho Bộ GD&CĐT làm được bộ sách là cần, nhưng bên cạnh đó cần tạo điều kiện như thế nào đó để tất cả mọi người được biên soạn trên những bộ sách khác để phù hợp yêu cầu, trên cơ sở công bằng.
Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Ảnh minh họa. |
Đặc biệt là vấn đề thẩm định sách, phải làm thật khách quan, công bằng, tránh tình trạng bộ sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT đưa ra sẽ khống chế toàn bộ bộ sách khác. Bên cạnh đó, nếu không có điều kiện hỗ trợ, khuyến khích người làm sách thì sẽ rất ít có người tham gia viết sách.
“Giữa quyết định đó và tạo nên những cơ chế, điều kiện như thế nào để khuyến khích mọi người có sáng kiến viết sách giáo khoa cho có chất lượng, thì giai đoạn này rất quan trọng” PGS. Nhĩ lưu ý.
125 Đại biểu Quốc hội không tán thành Luật giáo dục nghề nghiệp
(GDVN) - Các dự án luật trình ra Quốc hội thường nhận được sự nhất trí cao, hiếm khi nào có nhiều đại biểu không tán thành như lần biểu quyết này.
Cũng theo nguyên lãnh đạo Bộ GD&ĐT, chủ trương thì đúng nhưng để đi vào vấn đề cụ thể để cho tất cả những người viết sách yên tâm, ít nhất cũng phải hỗ trợ tiền, phải có hội nghị, hội thảo bàn luận. Nếu chỉ có tâm mà không có kinh phí làm thì cũng chưa xong.
“Nhà nước cũng cần có cơ chế đối với những người có đề án viết sách, có thể ngân hàng nhà nước cho họ vay với lãi suất ưu đãi, hoặc có thể cho tác giả mượn vốn để viết. Có làm được như vậy mới khuyến khích được người viết sách”.
Trước quan điểm cho rằng, trong Đề án đổi mới chương trình, sách giao khoa tuy rộng lớn những vẫn còn thiếu một mục tiêu cụ thể, ví như chưa vạch rõ được mục tiêu phát triển con người cụ thể của từng cấp học tới đâu? PGS. Trần Xuân Nhĩ thẳng thắn cho rằng, bất cứ một cuộc cải cách nào thì đều phải có tính kế thừa, cái nào không được thì bỏ, ngược lại còn dùng được thì chúng ta giữ lại.
Đặc biệt là khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nhưng kế thừa là một chuyện vì nếu phương pháp chưa đúng thì chúng ta phải thay đổi phương pháp, thay đổi cách viết sách, thay đổi các trình bày…
Theo quan điểm của PGS. Nhĩ, trước khi làm những việc đó chúng ta cần xác định yêu cầu cần đạt được đối với từng cấp học, từng lớp học, đó là vấn đề cơ bản của chương trình. Nếu thiết kế được chương trình như vậy thì sách giáo khoa chỉ là minh họa, và việc lấy lại những “bột” trong sách giáo khoa cũ còn dùng được thì tiếp tục cho dạy.
“Viết sách giáo khoa quan trọng trong hiện nay là phải đặt được ra những yêu cầu cần đạt được đối với từng lớp học, từng cấp học. Về trí tuệ, về đức, thẩm, mỹ, phải đạt như thế nào, vấn đề này được thể hiện trong một chương trình cụ thể. Nếu chưa làm được việc đó thì rất khó có bộ sách giáo khoa đạt được yêu cầu” PGS. Nhĩ bày tỏ.
Hình dung việc xây dựng chương trinh, sách giáo khoa mới giống như kiến trúc của một ngôi nhà, PGS. Nhĩ cho biết, trước hết người chủ phải nghĩ xem nhà của mình có bao nhiêu tầng, mỗi tầng định làm gì, trên cơ sở đó mới vẽ đươc thiết kế từ bên ngoài tới bên trong. Sau đó mới dùng vật liệu để xây dựng thành ngôi nhà.
Theo lộ trình, năm học 2018-2019 sẽ áp dụng chương trình và sách giáo khoa mới vào trường học. Theo ý kiến của PGS. Trần Xuân Nhĩ, đây là một khoảng thời gian khá gấp, và Bộ GD&ĐT phải nhanh chóng triển khai mới đạt tiến độ. Quan trọng là cách làm của Bộ GD&ĐT như thế nào, nếu độc quyền tất cả thì khó, nhưng nếu biết dựa vào lực lượng xã hội (các hội như Toán, Hóa, Lý, Sinh…) thì khả năng sẽ đạt yêu cầu.
“Thời gian tới năm 2018 cũng có thể là ngắn, cũng có thể là dài, cũng có thể đạt được và chưa đạt được, cho nên tôi chờ đợi cách làm của bộ” PGS. Nhĩ kỳ vọng.
Lo ngại về tiến độ thực hiện
Chia sẻ với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, PGS. Văn Như Cương cũng lấy làm vui mừng khi Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa lần này đã được Quốc hội thông qua. PGS. Cương bày tỏ, thời điểm này thông qua Đề án cũng là chậm, tuy rằng Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa nằm trong tổng thể của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo không phải là thứ quan trọng nhất, nhưng đây là đổi mới bước đầu.
PGS. Văn Như Cương lấy làm vui khi Quốc hội thông qua Nghị quyết đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, tuy rằng hơi muộn. |
Bản thân PGS. Văn Như Cương đồng thuận với những điểm cơ bản. Thứ nhất, đồng ý một chương trình nhiều sách giáo khoa, bởi cho cá nhân hay nhóm viết sách giáo khoa cũng nên có thời gian lâu dài và viết từng cuốn, từng cấp.
Thầy Cương cũng đồng tình Bộ GD&ĐT ít nhất phải viết một bộ sách, bởi nếu không sẽ không đảm bảo tiến độ, chất lượng, và bên cạnh đó còn vấn đề thẩm định phải là cơ quan độc lập. Thêm nữa, thầy Văn Như Cương cũng đồng quan điểm đổi mới phải có tính kế thừa. Sách cũ cũng có điểm tốt và không tốt, điểm không tốt phải viết lại, điểm tốt giữ lại để dùng tiếp.
Sách tham khảo: phong phú nhưng chưa đi kèm với chất lượng?
(GDVN) - Trên thị trường có nhiều sách tham khảo khác nhau dành cho mọi đối tượng học sinh, tuy nhiên sự đa dạng này dường như lại không đi kèm với chất lượng?
“Với môn toán, truyền thống dạy toán bao lâu nay của chúng ta rất tốt, không kém các nước, nhưng vì chương trình quá nặng thì có thể bỏ bớt, bộ phận còn lại có thể sửa đôi chút và viết theo phương trâm liên hệ thực tế nhiều hơn, bớt hàn lâm. Chúng ta không phải làm lại toàn bộ sách mà tính tới tính kế thừa là đúng” PGS. Cương cho hay.
PGS. Văn Như Cương cũng bày tỏ trước quan điểm, đề án còn thiếu những mục tiêu cụ thể cho từng cấp học (học sinh tốt nghiệp Tiểu học, THCS, THPT sẽ là người như thế nào). “Những mục tiêu cụ thể đó cần có trong chương trình, nếu Quốc hội thông qua những vấn đề cụ thể đó thì rất mệt” PGS.Cương cho hay.
Theo nội dung đề án mà Quốc hội thông qua thì, giáo dục phổ thông 12 năm, gồm hai giai đoạn giáo dục: Giai đoạn giáo dục cơ bản (gồm cấp tiểu học 5 năm và cấp trung học cơ sở 4 năm) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông 3 năm). Giáo dục cơ bản bảo đảm trang bị tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở. Giáo dục định hướng nghề nghiệp bảo đảm học sinh tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng.
Mặc dù vui mừng trước việc Quốc hội thông qua lần đổi mới chương trình, sách giáo khoa nhưng bản thân thầy Văn Như Cương tỏ ra kha lo ngại về tiến độ thực hiệp, bởi năm học 2018-2019 sẽ phải áp dụng chương trình và sách giáo khoa mới vào giảng dạy.