Công bố mô hình trường đại học phi lợi nhuận kiểu mới

22/08/2014 15:18
Xuân Trung
(GDVN) - Sáng 22/8, Hội thảo Điều lệ trường đại học tư thục phi lợi nhuận do Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập tổ chức đã bàn luận một số vấn đề liên quan.

Hội thảo do GS. Trần Hồng Quân- Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngài công lập chủ trì, có sự tham gia của nhiều trường đại học thành viên. Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cũng có mặt để nghe báo cáo, tiếp thu các quan điểm xung quanh chủ đề trên.

Trong buổi sáng Hội thảo xoay quanh bàn luận cần phân định rạch ròi mô hình trường hoạt động vì lợi nhuận, trường công và trường phi lợi nhuận. 

GS. Trần Hồng Quân nhận định, hệ thống các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đã tồn tại được hơn 20 năm, trong quá trình đó chưa khi nào các trường xây dựng được tiêu chí để phân biệt hoạt động vì lợi nhuận và phi lợi nhuận. Trong khi đó các văn bản của nhà nước (Quy chế 61 và 63) hầu như coi các trường ngoài công lập là hoạt động vì lợi nhuận.

Các chính sách của nhà nước như thuế, đất đai đều hướng các trường hoạt động vì lợi nhuận, không có ưu đãi cho các trường hoạt động không vì lợi nhuận. GS. Quân cho rằng, lẽ ra các chính sách ưu đãi đối với các trường phi lợi nhuận phải gần giống với trường công, nhưng chưa có điều đó. 

Công bố mô hình trường đại học phi lợi nhuận kiểu mới ảnh 1

Chủ tịch Trần Hồng Quân phân tích cái được khi các trường chuyển sang mô hình phi lợi nhuận. Ảnh Xuân Trung

Sắp tới cần gấp rút xây dựng hệ thống phân biệt các trường vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận, kèm theo đó cần có hàng loạt chính sách của nhà nước để tương xứng với từng loại trường. 

“Chúng tôi không nghĩ rằng các trường thành lập vì lợi nhuận là không nên tồn tại, bởi loại hình trường đó có vai trò riêng của nó. Nhưng với các trường hoạt động không vì lợi nhuận là nguyện vọng của rất nhiều nhà giáo, những người tâm huyết làm giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã hội. Về mặt quốc tế, không vì lợi nhuận có 3 tiêu chí, thứ nhất là không chia lợi nhuận cho từng cá nhân hoạt động, thứ hai tài sản chung là của nhà trường nên không chia cho nhà đầu tư, thứ ba việc điều hành có thêm các thành phần xã hội chiếm tỷ lệ lớn (60% trở lên)” GS. Quân cho biết.

Công bố mô hình trường đại học phi lợi nhuận kiểu mới ảnh 2Không "chấm điểm" tiểu học: Con thay cách học, mẹ cha đổi cách họp

Đối với các môn Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ thì không nên đợi đến cuối kì và cuối năm học mới đánh giá mà cần có đánh giá giữa kì..

Chủ tịch Trần Hồng Quân cũng cho rằng, đối chiếu với hoàn cảnh của đất nước ta thì những tiêu chí này chưa hẳn đã thích hợp, nhưng chúng ta xây dựng các tiêu chí để tìm kiếm mô hình hoạt động không vì lợi nhuận để làm thế nào giải quyết được hàng loạt yêu cầu của xã hội, đồng thời tồn tại và nhân rộng ra thành nhiều trường. Không thể chờ đợi những nhà từ thiện cung cấp liên tục chi phí cho các trường hoạt động không vì lợi nhuận để sống.

Bên cạnh Hội thảo này, lãnh đạo Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam đã giới thiệu bản dự thảo Quy chế tổ chức hoạt động trường đại học theo mô hình không vì lợi nhuận đối với Trường Đại học Phan Châu Trinh (tỉnh Quảng Nam). Đây được xem là mô hình thí điểm cho trường hoạt động không vì lợi nhuận.

Quy định mới về nhà tài trợ và nhà hiến tặng

Theo đó, trường hoạt động không vì lợi nhuận sẽ cần thêm các thành phần ngoài trường (xã hội) chiếm tỷ lệ lớn. Trong bản Quy chế dự thảo của Trường Đại học Phan Châu Trinh, quy định bên cạnh Hội đồng quản trị, Ban giám hiệu, Ban kiểm soát, Hội đồng khoa học thì nhà hiến tặng là các tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài nước hiến tặng tài sản (tiền, hiện vật, tài sản trí tuệ…) thuộc quyền sở hữu của mình để đầu tư xây dựng trường. Tất cả tài sản hiến tặng này là vĩnh viễn không hoàn lại.

Nhà tài trợ là các tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài nước tài trợ vốn đầu tư bằng cách cho nhà trường vay tín chấp hoặc cho trường mượn trong thời gian nhất định mà không cần thế chấp tài sản.

Số lượng, thời hạn, lãi suất và phương thức thanh toán được thực hiện theo thỏa thuận bằng văn bản.

Nhà hiến tặng sẽ được nhà trường và cộng đồng vinh danh dưới nhiều hình thức về công lao, được giới thiệu ứng viên vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các đơn vị quản lý, được nhà trường báo cáo giải trình về các hoạt động của trường.

Nhà tài trợ cũng được nhà trường và cộng đồng vinh danh về công lao, được nhà trường báo cáo giải trình về các hoạt động của trường, được nhà trường trả lãi và vốn theo thỏa thuận ký kết, được ưu tiên hoàn lại giá trị tài sản đã tài trợ kèm theo lãi trong trường hợp trường bị giải thể.

Các thành phần ngoài trường là ai?

Theo dự thảo của trường đại học Phan Châu Trinh hoạt động không vì lợi nhuận, các thành viên ngoài nhà trường gồm: Các đại diện ưu tú của cộng đồng xã hội gồm các cựu lãnh đạo nhà trường có uy tín, các nhà giáo dục, nhà văn hóa, nhà khoa học nổi tiếng, các doanh nhân tiêu biểu, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục.

Công bố mô hình trường đại học phi lợi nhuận kiểu mới ảnh 3

Họp Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực

 Ngày 20/8, Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực đã họp và thảo luận về hai đề án: Hội nhập quốc tế và đổi mới giáo dục, Xây dựng xã hội học tập.

Theo đó, các thành viên bên ngoài trường chiến tỷ lệ không thấp hơn 51%.

Hội đồng quản trị hoạt động như thế nào?

Đây là cơ quan quản trị cao nhất và là tổ chức đại diện duy nhất cho quyền sở hữu chung của cộng đồng. Hội đồng quản trị (HĐQT) là những nhà sáng lập ra trường cùng với những người có uy tín lớn trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học, kinh tế - xã hội được ban sáng lập đề cử, được UBND tỉnh công nhận.

Số lượng thành viên phải là số lẻ, từ 5 đến 15 người. Trừ Chủ tịch HĐQT và thư ký HĐQT các thành viên khác không nhận lương. Nhiệm kỳ hoạt động của HĐQT là 5 năm, HĐQT hợp thường kỳ 3 tháng/1 lần, họp bất thường do Chủ tịch HĐQT quyết định nhưng phải được ít nhất 51% số thành viên trong hội đồng đồng ý. 

Ngoài HĐQT đáng chú ý có thêm Ban kiểm soát nhà trường, ban này có số lượng từ 3 đến 5 thành viên. Ban thực hiện việc giám sát hoạt động nhà trường và chịu trách nhiệm trước cộng đồng, HDQT và cán bộ giáo viên về báo cáo của mình.

Ban này sẽ hoạt động độc lập với HĐQT và Ban giám hiệu nhà trường, thành viên ban kiểm soát không được đồng thời là thành viên HĐQT, Ban giám hiệu hay Kế toán, cha, mẹ, chồng, con đẻ của thành viên HĐQT.

Tài chính và tài sản

Đây được xem là mấu chốt của nhiều vấn đề, các trường đại học tư thục thường mâu thuẫn ở việc phẫn chia tài sản, dẫn đến không thống nhất về chủ trương, đường lối hoạt động. Theo mô hình không vì lợi nhuận, trường tự chủ về tài chính, tự cân đối thu chi, vốn huy động từ các cá nhân, tổ chức tín dụng để đầu tư mở rộng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học…

Nguồn vốn theo mô hình không vì lợi nhuận ban đầu của các nhà hiến tặng, nhà tài trợ đóng góp vào nguồn tài chính bổ sung từ kết quả hoạt động hàng năng của trường.

Ngoài ra, các nguồn tài chính khác như học phí, lệ phí thu từ người học, thu từ các hoạt động kết hợp đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, các dịch vụ theo quy định pháp luật…, lãi tiền gửi ngân hàng, kho bạc nhà nước, các khoản đầu tư, tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng (tiền và hiện vật) của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.

Định kỳ hàng năm, các tài sản của trường được kiểm kê đánh gái lại giá trị, trường tự quy định tỷ lệ khấu hao các tài sản cố định theo quy định pháp luật. 

Trường Đại học Phan Châu Trinh là trường đại học đầu tiên tỉnh Quảng Nam, được thành lập bởi những trí thức tâm huyết với giáo dục như Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Hoàng Tụy. Khi thành lập trường có vốn điều lệ 16 tỷ đồng (2007). 

Xuân Trung