Người thầy đam mê đi săn côn trùng lạ

26/02/2019 07:10
AN NGUYÊN
(GDVN) - Sau nhiều ngày ăn ngủ giữa những cánh rừng nhiệt đới, thầy Toản đã tìm ra loại chuồn chuồn mới và đặt theo tên của một nhà giáo ưu tú.

Vừa trở về sau chuyến đi rừng Tây Nguyên, Tiến sĩ Phan Quốc Toản – Giám đốc gương Trái tim tôi luôn xao xuyến khi nghĩ đến cô Dung (Đại học Duy Tân, Đà Nẵng) đã miệt mài trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu về loại côn trùng lạ vừa săn được.

Đó là một loài chuồn chuồn mới vừa được Tiến sĩ Toản lần đầu tiên tìm thấy trên thế giới tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum) và Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (tỉnh Gia Lai). Nó được đặt theo tên khoa học là Coeliccia lecongcoiPhan.

“Săn” côn trùng lạ

Mang trong mình niềm đam mê “đi và tìm”, gần hai năm qua, Tiến sĩ Toản và các đồng nghiệp của mình đã thực hiện hàng chục chuyến băng rừng, lội suối, len lỏi vào từng ngóc ngách của núi rừng cao nguyên.

Tiến sĩ Phan Quốc Toản bên những mẫu vật thu được từ những cánh rừng già.
Tiến sĩ Phan Quốc Toản bên những mẫu vật thu được từ những cánh rừng già.

Dưới những tán rừng già đó vẫn còn ẩn chứa nhiều điều kỳ thú với giới khoa học khi có nhiều loài côn trùng chưa được thế giới biết đến.

“Những chuyến đi rừng dài ngày đã giúp chúng tôi phát hiện và công bố hàng chục loài mới được thu thập từ các khu rừng, khu bảo tồn và vườn quốc gia của Việt Nam.

Đây là những loài sinh vật mới lạ, đặc biệt là các loài côn trùng chưa được các nhà nghiên cứu khám phá và biết đến”, Tiến sĩ Toản cho hay.

Thầy giáo khuyết tật Phạm Văn Sơn đầy nghị lực, tâm huyết với nghề

Nhiều tuần liền “cơm đùm, gạo bới”, đầm mình trong những cơn mưa rừng bất chợt, nhóm của thầy Toản đã mang về một mẫu vật mới. Mọi người đều hy vọng đó là một loài côn trùng mới.

Nhưng để khẳng định chắc chắn và có đầy đủ cơ sở khoa học thì sau khi bắt được mẫu vật này, nhóm nghiên cứu phải xử lý công phu bằng hóa chất để bảo quản mang về phòng thí nghiệm.

“Mẫu vật sau khi được bắt thì xử lý bằng cách ngâm 100% acetone từ 8 đến 12 tiếng trước khi sấy khô và đem về phòng thí nghiệm để tiến hành phân tích và đánh giá.

Qua đó xác định, đó là loài côn trùng thuộc nhóm chuồn chuồn kim và chưa được công bố trên thế giới.

Loài này sống chủ yếu tại các dòng suối nhỏ xen kẽ với những tảng đá lớn tối tăm hay các thảm thực vật rậm rạp trong khu rừng nguyên sinh”, Tiến sĩ Toản thông tin.

Từ những thông tin thu thập được, nhóm nghiên cứu bắt đầu cho ra đời những bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín như Zootaxa để công bố nghiên cứu và loài chuồn chuồn này.

Những công bố khoa học này cũng mang một ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học của Việt Nam, phục vụ cho các công tác đánh giá bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học.

Chuyện đặt tên cho loài chuồn chuồn mới

Một điều khá thú vị trong các công bố khoa học của Tiến sĩ Toản là việc đặt tên cho loài chuồn chuồn mới.

Thông thường, tên của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu sẽ được lấy để đặt tên cho phát minh hoặc phát hiện của mình.

Một góc "gia tài" của Tiến sĩ Toản là những con côn trùng, ký sinh trùng độc, lạ.
Một góc "gia tài" của Tiến sĩ Toản là những con côn trùng, ký sinh trùng độc, lạ.

Cũng có trường hợp tên của những người nổi tiếng, người có nhiều đóng góp cho công trình nghiên cứu hoặc cho xã hội sẽ được chọn.

Điều này, thể hiện sự kính trọng hay tôn vinh những đóng góp của các nhân vật quan trọng, mang tầm ảnh hưởng lớn – Tiến sĩ Toản tiết lộ.

Ví như loài Bướm đêm Neopalpa donaldtrumpi ở bang Arizona (California, Hoa Kỳ) được đặt theo tên Tổng thống Donald Trump hay có tới 9 loài sinh vật mang tên vị cựu Tổng thống Barack Obama.

Trái tim tôi luôn xao xuyến khi nghĩ đến cô Dung

Hay một loài Bọ cánh cứng ở Malaysia cũng được đặt tên theo tên của diễn viên Leonardo DiCaprio…

“Việc các nhà nghiên cứu động vật học đặt tên một loài sinh vật mới mà mình phát hiện theo tên của một người nào đó là sự trân trọng và vinh danh người ấy.

Trên thế giới, các nhà lãnh đạo, nguyên thủ quốc gia hay nghệ sỹ cũng thường được các nhà nghiên cứu sử dụng để đặt tên”.

Và Tiến sĩ Toản đã có một quyết định khá bất ngờ khi đặt tên cho loài chuồn chuồn kim mà nhóm đã phát hiện ra là Coeliccia lecongcoi Phan, 2019.

“Loài chuồn kim lecongcoi được đặt theo tên của Nhà giáo ưu tú, Anh hùng lao động Lê Công Cơ – một người thầy mẫu mực, người mà tôi thầm ngưỡng mộ về tinh thần làm việc, ý chí và nghị lực để xây dựng và phát triển trường Đại học Duy Tân”, Tiến sĩ Toản chia sẻ.

AN NGUYÊN