Trái tim tôi luôn xao xuyến khi nghĩ đến cô Dung

25/02/2019 06:39
HOÀNG BẠCH DIỆP
(GDVN) - Cô Vũ Thị Dung bằng niềm đam mê và tâm huyết của một nhà sư phạm thực sự đã truyền ngọn lửa văn chương cho tôi.

LTS: Tri ân người đã dìu dắt mình trên chặng đường bước vào nghề giáo, cô giáo Hoàng Bạch Diệp chia sẻ về tấm gương nhà sư phạm vừa có tài vừa có tâm - nhà giáo Vũ Thị Dung.

Tòa soạn gửi đến độc giả bài viết.

Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”, câu ca dao ấy nhắc nhở chúng ta về truyền thống tôn sư trọng đạo của mỗi người dân Việt Nam, truyền thống ấy đến ngày nay vẫn tiếp tục và còn mãi không bao giờ phai nhạt.

Mùa xuân đến trên khắp nẻo đường của cả nước, mang đến sự nôn nao cho mỗi con người, trong không khí mùa xuân tưng bừng ấy, chúng ta không khỏi bồi hồi nhớ lại nhưng kỉ niệm đẹp với thầy cô giáo đã dày công dạy dỗ chúng ta từ bao giờ.

Trong trái tim của tôi hình bóng của cô giáo chủ nhiệm Vũ Thị Dung khiến tôi không khỏi xao xuyến.

Cô là người đã tận tình chỉ bảo nâng đỡ cho tôi trên từng chặng đường chập chững vào nghề giáo.

Hồi ấy, ước mơ bé nhỏ trong tâm khảm của mỗi chúng tôi là học xong là có thể định hướng cho bản thân mình một nghề nghiệp vững chắc và ổn định.

Bấy giờ tôi vô cùng hoang mang và lo lắng vì có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp mở ra những cơ hội để bản thân chúng tôi có thể thay đổi cuộc đời khi sinh sống tại ở những vùng quê nghèo khó, thiếu điều kiện.

Hàng ngày đi học tiếp xúc với bạn bè với thầy cô giáo tôi lại càng trân quý và yêu mến nghề dạy học, bởi thầy cô chính là những người đã thắp sáng tương lai cho chúng tôi bằng cây cầu tri thức, cây cầu ấy mỗi ngày thêm dài và thêm rộng đủ để mở ra cho chúng tôi những chân trời mới.

Cô giáo Vũ Thị Dung (Ảnh do tác giả cung cấp)
Cô giáo Vũ Thị Dung (Ảnh do tác giả cung cấp)

Cô Vũ Thị Dung bằng niềm đam mê và tâm huyết của một nhà sư phạm thực sự đã truyền ngọn lửa văn chương cho tôi, mỗi khi cô bước vào lớp với tâm thế nhẹ nhàng thoải mái, chúng tôi lại được tạo hứng thú bởi những bài giảng của cô.

Cô chuẩn bị bài rất công phu và trau chuốt, từ con chữ viết nắn nót trên bảng cho đến nội dung bài giảng cô đều lựa chọn rất kĩ càng bởi vốn là một giáo viên dạy văn cho nên cô đến với nghề dạy học bằng niềm đam mê và tâm huyết không thể nào vơi cạn.

Tôi vẫn còn nhớ như in ngày cô dạy cho chúng tôi bài Chuyện chức phán sự đến Tản Viên, đó là một tác phẩm khó thuộc về thể loại truyền kì của tác giả Nguyễn Dữ, chúng tôi đã được học tác giả này qua bài Chuyện người con gái Nam Xương trong những năm học cấp hai.

Cô nhắc lại kiến thức cũ, sau đó cô giảng cho chúng tôi nghe về thể loại truyện truyền kì, từng lớp từng lớp kiến thức được xây dựng dẫn dắt chúng tôi bước vào thế giới văn học trung đại với bao điều kì diệu và say mê.

Trong bài giảng của mình, cô ứng dụng các phương tiện dạy học một cách triệt để, chiếu những hình ảnh và những slide đẹp mắt có liên quan đến nội dung bài học cho chúng tôi, đó là hình ảnh đền Tản Viên là hình ảnh khung cảnh địa ngục tăm tối, man rợ dành cho những người phạm tội.

Cô vừa giảng vừa ngẫm nghĩ vừa nhấn mạnh đến hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn đó là một kẻ sĩ cứng cỏi, không chịu khuất phục sự gian tà luôn sống một cách thẳng thắn, trung thực.

Ngô Tử Văn vì lo cho cuộc sống của người dân còn nhiều khốn đốn, đau khổ bởi sự quấy nhiễu của hồn mà Bách Hộ họ Thôi nên đã châm lửa đốt đền, suốt cả buổi dạy hôm đó chúng tôi lắng nghe cô giảng một cách say mê, từ giọng kể cho đến cử chỉ cho đến cách cô sử dụng các phương tiện dạy học đã khiến cho giờ giảng trở nên sinh động, hấp dẫn bảo sao chúng tôi không thể không lắng nghe cô được.

Giảng văn hay không chỉ đòi hỏi ở người giáo viên năng lực cảm thụ, ở khả năng khai thác những chi tiết hấp dẫn gần gũi với đời thường của tác phẩm mà một bài giảng công phu, sinh động đòi hỏi tâm huyết của chính giáo viên đó.

Bên cạnh việc giảng dạy cô còn viết sách tài liệu dạy học để phục vụ nhu cầu của đông đảo học sinh cả nước, những cuốn sách của cô ý tứ rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sắc bén khi đọc những trang sách ấy tôi có cảm giác đang đối diện với một người thầy vĩ đại, một người chị đang khéo léo dẫn dắt tôi vào thế giới kì diệu của văn học.

Cô giáo Vũ Thị Dung (Ảnh do tác giả cung cấp)
Cô giáo Vũ Thị Dung (Ảnh do tác giả cung cấp)

Văn học luôn gắn liền với cuộc sống, văn học khiến cho cuộc sống tươi đẹp và chính văn học khiến cho con người trở nên thiện lành và gần gũi nhau hơn, không chỉ vậy qua những bài viết công phu tỉ mỉ của cô mỗi chúng tôi còn nhận thấy được sức làm việc phi thường cùng tâm huyết mà cô đã dành cho mỗi đứa học trò chúng tôi.

Việc quyết định theo nghề dạy học là một quyết định không bao giờ khiến tôi hối hận, bởi phía trước chúng tôi vẫn còn có rất nhiều người thầy giỏi và tâm huyết.

Khi đã trở thành một giáo viên tôi vẫn còn những điều chập chững bỡ ngỡ, tôi thường mắc những lỗi lầm trong giảng dạy mà đôi khi mình không nhận ra, lúc đó tôi vô cùng hoảng sợ bế tắc và sợ nếu như một ngày nào đó mình không làm giáo viên nữa thì sẽ thế nào, lúc đó khi nghĩ lại quãng thời gian được học với cô giáo của mình tôi đã trở nên mạnh mẽ hơn để bước tiếp trên con đường đầy gian nan và chông gai phía trước.

Tôi chủ động hỏi cô những phương pháp giảng dạy hữu ích và cách soạn những giáo án cho hiệu quả, cô tận tình chỉ vẽ chỉnh sửa cho tôi từng trang giáo án, từng câu từng chữ trong bài tôi gửi, thậm chí cô còn giới thiệu những đầu sách cho tôi đọc để nâng cao thêm kiến thức chuyên môn.

Trái tim tôi luôn xao xuyến khi nghĩ đến cô Dung ảnh 3Giáo viên như thế nào sẽ được mọi người yêu thích?

Trong quá trình chấm bài cho học sinh đó quả thực là một thách thức không thể nào nói lên lời.

Bởi có trăm phương ngàn nẻo con đường đến với văn học, học sinh có thể biết đến văn học từ trên ghế nhà trường, từ bố mẹ, từ ông bà, từ mạng Internet nên cách viết và thế giới quan của mỗi học sinh là khác nhau, vấn đề là khi chấm bài làm sao có thể thấu hiểu những ý tưởng của học sinh thực hiện trên bài viết, hạ bút để chấm bài cho một học sinh không phải là điều dễ dàng bởi sẽ có nhiều trường hợp giáo viên chấm chưa đúng và hơn nữa với một giáo viên mới ra trường như chúng tôi sai sót là điều không thể tránh khỏi.

Từ khó khăn như thế, tôi mạnh dạn chia sẻ với cô Dung, và cô là người đã hướng dẫn cho tôi cách để bước vào thế giới trẻ thơ qua những bài văn của học trò, cách điều chỉnh câu văn của các em như thế nào cho phù hợp và cách cho điểm tương xứng với năng lực của mỗi trò…

Với một giáo viên tuổi đời còn trẻ như tôi, thế giới quanh tôi như mở rộng trước mắt và tôi ngỡ ngàng khi thấy có quá nhiều điều trong nghề giáo mà mình phải học hỏi khi quyết định theo đuổi con đường này đến cùng.

Bồi dưỡng học sinh giỏi là một điều không hề đơn giản, việc này quyết định đến uy tín và danh dự của giáo viên trong nghề dạy học, với tôi khi nhận nhiệm vụ dẫn dắt đội tuyển tôi đã rất ngỡ ngàng và lo lắng.

Biết được điều này, cô Dung đã giúp tôi vạch ra chiến lược để bồi dưỡng học sinh giỏi một cách có hiệu quả.

Việc đầu tiên về mặt kiến thức, giáo viên phải chọn lọc kiến thức từ những cuốn sách dạy bồi dưỡng uy tín, tiếp theo giáo viên phải trực tiếp soạn các chuyên đề, đối với môn văn bao gồm hai chuyên đề: nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

Sau khi soạn bộ chuyên đề này giáo viên cần gửi đến cho những giáo viên trong tổ xem xét và thẩm định, nếu như tài liệu đảm bảo yêu cầu thì có thể tiếp tục giảng dạy, biên soạn tài liệu chuyên đề dạy bồi dưỡng học sinh giỏi buộc giáo viên phải đọc rất nhiều sách.

Cô Dung rất có kinh nghiệm trong việc này nên đã giới thiệu và hướng dẫn cho tôi những đầu sách hữu ích trong quá trình giảng dạy.

Sau khi đã gia công về mặt tài liệu giảng dạy, giáo viên cần biết cách truyền đạt những kiến thức ấy đến cho học sinh, nói cách khác nếu truyền thụ một cách khô khan thì không những học sinh thấy khó chịu mà kết quả bồi dưỡng sẽ không cao.

Cho nên giáo viên phải đóng vai trò là người biết biến đổi những kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi thành những kiến thức dễ học và quan trọng hơn không gây nên áp lực cho học trò, giáo viên phải là người hướng dẫn học trò viết bài, khơi nguồn đam mê văn chương cho các em để mỗi em tiếp nhận văn học một cách nhẹ nhàng và không thấy nản vì lượng kiến thức quá nhiều.

Điều này rất khó đối với những giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm như chúng tôi, nhưng tất cả mọi việc đều có sự khởi đầu, với kinh nghiệm học văn và tiếp xúc với nhiều thầy cô giáo có kinh nghiệm, đặc biệt hơn được cô giáo cũ truyền đạt kinh nghiệm, tôi cố gắng nỗ lực để đạt được những mục tiêu mà mình đặt ra trong hành trình bồi dưỡng học sinh giỏi.

Việc chấm bài cho học sinh giỏi cũng khác với những học sinh bình thường, cô Dung hướng dẫn chúng tôi khuyến khích học sinh đọc thêm sách văn học, những sách chuyên đề có liên quan, hơn nữa học sinh sau quá trình học kiến thức đọc sách thì được viết bài văn thu hoạch, bài viết này đánh giá sự tiếp nhận kiến thức của các em và năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực cảm thụ các văn bản văn học.

Mỗi tuần tôi cố gắng cho đội tuyển viết khoảng hai bài và sửa trực tiếp cho các em, cách sửa bài cũng tỉ mỉ, cận trọng và chi tiết hơn so với những bài viết của các học sinh khác trên lớp.

Tôi trân trọng và nâng niu những bài viết ấy và đặt niềm tin mãnh liệt vào chúng.

Hành trình để giảng dạy và trở thành giáo viên của tôi còn nhiều điều khó khăn và gập ghềnh nhưng cơ may đến với tôi khi tôi được gặp những thầy cô giáo tâm huyết có năng lực chuyên môn vững vàng như cô Vũ Thị Dung.

Và đến bây giờ bản thân tôi vẫn thầm biết ơn cô đã mở ra cho chúng tôi thế giới rộng lớn để chúng tôi có thể tỏa sáng và tiến xa hơn trên hành trình làm việc và học hỏi của chính mình.

Trong giảng dạy chuyên môn, cô tận tình giúp đỡ đồng nghiệp và học trò, bên cạnh đó cô còn mở lớp học dạy văn miễn phí cho những học trò nghèo, những học trò đam mê với văn chương.

Mỗi giờ dạy của cô trở nên sinh động hơn khi cô còn khai mở cho học trò thế giới bước vào con đường đọc sách diệu kì, mỗi cuốn sách là một người bạn, cô biến chúng thành những công cụ đắc lực hỗ trợ cho học sinh trong quá trình học tập và thổi lửa đam mê vào những cuốn sách ấy cho những học trò nghèo.

Cô mãi là người thầy giỏi đưa đường soi sáng lý tưởng cho thế hệ tương lai, mỗi thế hệ sau này vẫn luôn dõi theo và tự hào vì có những người thầy tận tụy như thế.

*Một số thành tích nổi bật của cô giáo Vũ Thị Dung – Giáo viên Trường Trung học phổ thông Ân Thi - Hưng Yên

CÁC BÀI BÁO ĐĂNG TẠP CHÍ

1. Lê Anh Xuân, Vũ Thị Dung (2011), Danh từ trong một số văn bản tự sự dân gian thuộc chương trình Ngữ văn 10, Từ điển học và Bách khoa thư

2. Lê Anh Xuân, Vũ Thị Dung (2011), Nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải từ cái nhìn vị thế giao tiếp. Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

3. Lê Anh Xuân, Vũ Thị Dung (2012), Vị thế giao tiếp, Ngôn ngữ

4. Vũ Thị Dung (2015) Xây dựng câu hỏi, bài tập đọc hiểu và làm văn (trung học phổ thông) theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Tạp chí Giáo dục

5. Vũ Thị Dung (2017) Xây dựng hệ thống câu hỏi đọc hiểu và tạo lập văn bản nhằm phát triển năng lực cho học sinh Trung học Phổ thông, Tạp chí Giáo dục.

TT

TÊN SÁCH

TÁC GIẢ

Nhà xuất bản

NĂM

1

Rèn kĩ năng tập làm văn 12 (chương trình Nâng cao)

Lê Anh Xuân (chủ biên), Lê Quỳnh Anh, Vũ Thị Dung, Bùi Thùy Linh,
Đặng Quỳnh Nga, Ngô Thị Thanh, Nguyễn Thị Hoàng Yến

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

2008

2

45 đề thi Đại học môn Ngữ văn

Lê Anh Xuân (chủ biên), Vũ Thị Dung, Đỗ Lê Hoàn,
Bùi Thùy Linh, Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

2010

3

100 đề chuyên bồi dưỡng học sinh giỏi Văn Trung học cơ sở

Lê Anh Xuân, Vũ Thị Dung, Ngô Thị Bích Hương, Nguyễn Thị Hương Lan

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

2011

4

100 đề chuyên bồi dưỡng học sinh giỏi Văn Trung học phổ thông

Lê Anh Xuân, Vũ Thị Dung, Ngô Thị Bích Hương, Nguyễn Thị Hương Lan

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

2011

5

Hướng dẫn học Ngữ văn theo Chuẩn Kiến thức - Kĩ năng lớp 10

Lê Anh Xuân, Vũ Thị Dung, Đỗ Lê Hoàn

Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh

2011

6

Hướng dẫn học Ngữ văn theo Chuẩn Kiến thức - Kĩ năng lớp 11

Lê Anh Xuân, Vũ Thị Dung, Đỗ Lê Hoàn

Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh

2011

7

Hướng dẫn học Ngữ văn theo Chuẩn Kiến thức - Kĩ năng lớp 12

Lê Anh Xuân, Vũ Thị Dung, Đỗ Lê Hoàn

Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh

2011

8

Giới thiệu nội dung ôn tập
đề kiểm tra học kì và cuối năm môn Ngữ văn lớp 10

Vũ Thị Dung, Lê Anh Xuân

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

2012

9

Bài tập Đọc hiểu và Làm văn 10

Nguyễn Lê Huân (chủ biên), Vũ Thị Dung

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

2015

10

Bài tập Đọc hiểu và Làm văn 11

Nguyễn Lê Huân (chủ biên), Vũ Thị Dung

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

2015

11

Bài tập Đọc hiểu và Làm văn 12

Nguyễn Lê Huân (chủ biên), Vũ Thị Dung

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

2015

12

Bộ đề ôn thi Trung học phổ thông QG môn Ngữ văn

Nguyễn Lê Huân (chủ biên), Vũ Thị Dung

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

2015

13

Thử sức trước kì thi Tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn
theo định hướng đánh giá năng lực học sinh

Lê Huy (chủ biên), Đỗ Hoàng Anh, Vũ Thị Dung,
Nguyễn Văn Thư, Trần Tiến Thành, Việt Thuần

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

2016

14

Ôn tập môn Ngữ văn thi Trung học phổ thông năm 2017

Lê Anh Xuân (chủ biên), Vũ Thị Dung, Hồ Thị Giang, Nguyễn Văn Thư

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

2017

15

Bộ đề ôn tập kì thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn

Nguyễn Thanh Bình, Vũ Thị Dung, Nguyễn Văn Thư

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

2017

16

Thử sức trước kì thi Trung học phổ thông Quốc gia môn Ngữ văn

Lê Huy (chủ biên), Vũ Thị Dung, Trần Tiến Thành, Nguyễn Văn Thư

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

2017

17

Bộ đề ôn tập kì thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn

Nguyễn Thanh Bình, Vũ Thị Dung, Nguyễn Văn Thư

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

2018

18

Thực hành đọc hiểu Ngữ văn 9 theo định hướng phát triển năng lực

Nguyễn Trọng Hoàn (chủ biên), Vũ Thị Dung, Nguyễn Lê Huy

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

2018

19

Thực hành đọc hiểu Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực

Nguyễn Trọng Hoàn (chủ biên), Vũ Thị Dung, Nguyễn Lê Huy

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

2018

HOÀNG BẠCH DIỆP