Thực hiện đề án này, Hội tâm lý giáo dục Hà Nội sẽ có cơ sở đánh giá về những tiêu cực trong ngành giáo dục và đào tạo.
Cụ thể hơn, Đề án hướng đến phát huy quyền dân chủ của giáo viên, học sinh, phụ huynh, cộng đồng dân cư tham gia vào việc huy động, giám sát việc sử dụng nguồn lực của cha mẹ học sinh và xã hội đóng góp cho nhà trường.
Mục tiêu nghiên cứu này để có cơ sở hoạch định làm giảm những biểu hiện tiêu cực của mỗi trường học, giúp cho việc huy động nguồn lực của người dân đóng góp cho nhà trường đạt hiệu quả cao nhất.
TS. Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, phạm vi nghiên cứu của Đề án chỉ thực hiện tại 6 trường phổ thông công lập tại Q. Hoàng Mai (Hà Nội) gồm: Trường mầm non Giáp Bát, trường mầm non Bình Minh, trưởng tiểu học Giáp Bát, trường THCS Giáp Bát, trường THPT Trương Định, nhưng nghiên cứu đã cho ra những số liệu đáng quan tâm.
TS. Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, thành công lớn nhất của đề án P100 là đã hoàn thành mục tiêu chủ yếu nghiên cứu, soạn thảo được một văn bản về “Quy chế tổ chức hoạt động của Hội đồng giám sát cộng đồng trường học để trình Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội nghiệm thu. Ảnh Phương Thảo |
Đề tài này được chia thành 6 Hội đồng giám sát cộng đồng trường gần như nhau. Hội đồng đảm bảo đúng yêu cầu giáo viên do Công đoàn trường cử, cha mẹ học sinh do Ban đại diện cha mẹ học sinh trường cử, dân cư địa phương do Mặt trận tổ quốc Việt Nam phường nơi trường đóng cử người đại diện.
Sau 2 tháng thử nghiệm, đề án đã có những kết quả trước và sau khi thực nghiệm với con số khác nhau.
Cụ thể, ở phụ huynh học sinh khảo sát trước khi thực nghiệm với 7 tiêu chí thăm dò trên 137 phụ huynh ở 6 trường thì thấy, vai trò của phụ huynh trong nhà trường chưa được đánh giá cao, chỉ có 66,4% là tốt.
Nhưng vai trò của phụ huynh trong việc giám sát, bàn bạc chi quỹ phụ huynh lại được đánh giá cao (96,2%).
Đề án cũng thăm dò khả năng của phụ huynh khi đóng góp cho việc chăm lo đời sống giáo viên ở tiểu học và THCS chưa được sự nhất trí cao, chỉ có 67,9% quan niệm là rất nên.
Trong khi đó khảo sát sau khi thực nghiệm với 8 vấn đề trên 113 người đại diện thì kết quả về mặt đóng góp chăm lo đời sống giáo viên chỉ có 6,5% số người tán thành, nhưng đóng góp kinh phí hỗ trợ nhà trường lại có 87% phụ huynh cho rằng nên huy động.
Với việc học thêm, có 32,5% phụ huynh cho là cần thiết, 67,5% cho rằng không cần thiết.
Khảo sát trên giáo viên trước thực nghiệm trong 8 vấn đề cho thấy, tổ chức Công đoàn trong trường học được giáo viên đánh giá cao với 87,7%. Ban giám hiệu nhà trường được giáo viên đánh giá cao về sử dụng quỹ đóng góp của cha mẹ học sinh (98,9%).
Ban giám hiệu luôn phải đi họp và báo cáo, thời gian đâu lo cho trường?
(GDVN) - Ban giám hiệu vừa lo đi họp ở Sở giáo dục vừa lo đi họp ở Phòng giáo dục. Hết làm báo cáo gởi Phòng, lại đến báo cáo gởi Sở.
Trong khi đó khảo sát ý kiến sau khi thực nghiệm trên 88 giáo viên cũng ở 8 vấn đề thì thấy vấn đề dạy thêm, học thêm ý kiến giáo viên đều phân tán, có 81,8% đồng ý dạy thêm là tốt.
Đặc biệt, ý kiến thăm dò về thành lập Hội đồng giám sát cộng đồng trường học chỉ có 54,5% nói rằng nên thành lập, tỉ lệ này có sự phân tán ở các trường.
Ngoài ra, còn một số kết luận khác liên quan tới Hội đồng giám sát cộng đồng trong trường học liên quan tới mục tiêu của từng trường.
Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, thành công lớn nhất của đề án P100 là đã hoàn thành mục tiêu chủ yếu nghiên cứu, soạn thảo được một văn bản về “Quy chế tổ chức hoạt động của Hội đồng giám sát cộng đồng trường học để trình Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội nghiệm thu.
TS. Lâm cũng liên hệ qua công trình nghiên cứu này, ông cho rằng hiện nay ở Hà Nội một số trường THCS chất lượng cao được người dân tín nhiệm thì rất đông học trò.
Trong điều kiện hiện nay nguồn lực của nhà nước có hạn, trong khi đó người dân muốn có chất lượng giáo dục tốt cho con em mình thì họ sẵn sàng tham gia bỏ tiền đầu tư, nhưng phải có chất lượng giáo dục tốt.
Sứ mệnh này theo TS. Lâm nên giao cho các Hội đồng giám sát cộng đồng trường để được khách quan nhất, hội đồng sẽ cùng với nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức cho việc huy động, để phụ huynh không còn ai thắc mắc, lo lắng.
Qua đề án này, TS. Nguyễn Tùng Lâm và cộng sự đã tổng kết ra được các bài học kinh nghiệm cần thiết.
Thứ nhất, các cấp lãnh đạo, từ Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc của thành phố, quận, huyện, phường, xã phải hết sức nỗ lực, quyết tâm để hỗ trợ cho giáo dục, đi tìm cách giải quyết.
Theo TS. Lâm, đó là tìm ra một cơ chế để từng trường học tự phát triển theo nhu cầu mong muốn của người dân, chứ không chờ đợi nhà nước, đảm bảo để giải quyết tại chỗ những vấn đề tiêu cực.
Thứ hai, chính hiệu trưởng những nhà trường phải là người tự giác, tự nguyện đi tìm nguồn lực cho mình để nâng chất lượng giáo dục. Không thể để trông chờ nhà nước có bao nhiêu thì chúng ta làm bấy nhiêu.
“Người quản lí giáo dục phải năng động, tiếp cận xã hội, chứ không cần chờ nhà nước chỉ đạo” TS. Lâm nhấn mạnh.
Thứ ba, chúng ta phải huy động được những người có năng lực, có phẩm chất ở ngay chính địa phương đó mà muốn cống hiến cho chất lượng giáo dục ở địa phương mình. Chính họ tham gia để có sáng kiến huy động, giám sát được quá trình phát triển của mỗi nhà trường theo tiền đầu tư của người dân bỏ ra.
Thứ tư, quan trọng nhất theo TS. Nguyễn Tùng Lâm là chúng ta phải làm thật, không được hình thức, không được theo phong trào.