LTS: Việc nhận xét, đánh giá học sinh của giáo viên trong các bài kiểm tra có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng, giúp học sinh thấy được điểm mạnh, điểm yếu cũng như những sai sót cần khắc phục.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy rằng, việc nhận xét học sinh trong các bài kiểm tra/thi của giáo viên thậm chí lời nhận xét của lãnh đạo với nhân viên cấp dưới đang có những dấu hiệu rất tùy tiện, thiếu mô phạm.
Trong bài viết này, thầy giáo Nguyễn Cao mạnh dạn chỉ ra sự tùy tiện ấy. Tòa soạn trân trọng giới thiệu bài viết cùng độc giả.
Khi học bậc trung học phổ thông, tôi may mắn được học môn Văn của một người thầy và thầy cũng làm chủ nhiệm lớp chúng tôi cả ba năm. Chính vì là người dạy Văn mà chủ nhiệm lớp cả 3 năm học nên thầy trò rất hiểu nhau.
Ngày rời mái trường, chúng tôi nhận lại cuốn học bạ của mình. Điều ấn tượng của chúng tôi lúc bấy giờ là những lời phê của thầy qua từng năm học. Những câu từ chan chứa yêu thương và có cả những dự báo, khả năng của mỗi học trò.
Khi đặt bút phê cho học trò hay lãnh đạo phê cho cấp dưới của mình cần cẩn trọng, đầu tư để những lời phê không làm nản lòng học sinh, nhân viên của mình. (Ảnh: vovgiaothong.vn) |
Gần hai mươi năm xa trường, xa người thầy đáng kính ấy nhưng mỗi khi nhớ về kỉ niệm học trò là mỗi lần lại nhớ đến thầy.
Có lẽ vì những ảnh hưởng của người thầy nên tôi thi vào sư phạm. Ra trường, đi dạy và được chấm Văn cho các em học trò, có những bài văn cảm xúc dạt dào và sắc sảo, nhưng cũng có nhiều bài văn ngô nghê về nội dung, câu chữ mắc đầy lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả...
Tuy nhiên, mỗi khi cầm bút phê và nhận xét bài viết của học trò bao giờ tôi cũng đắn đo sao cho các em học khá giỏi không kiêu căng, tự mãn, những em học yếu kém không chán nản, thất vọng với môn học của mình. Điều tôi tâm niệm từ lời phê của mình có thể trở thành lời động viên, khích lệ để các em học hành tiến bộ.
Trưởng phòng giáo dục Tiểu học tỉnh Đồng Tháp bàn về Thông tư 30(GDVN) - Việc áp dụng Thông tư 30 là điều khá mới mẻ nên trong quá trình thực hiện nên sẽ có nhiều vấn đề cần được thảo luận, rút kinh nghiệm. |
Chúng ta đều biết, lời phê, lời nhận xét của thầy cô vô cùng quan trọng với học trò, với cha mẹ các em học sinh.
Có những lời phê giúp các em học hành trưởng thành nhưng có những lời phê làm cho học trò chán nản, xao nhãng việc học hành và có cả những lời phê làm cho học trò oán hận cả đời.
Bởi, có em học lên cao thì lời phê trong học bạ, trong sổ liên lạc sẽ hết ý nghĩa khi các em hoàn thành cấp học cao hơn.
Nhưng, với nhiều em có hoàn cảnh khó khăn hay vì một lí do nào khác phải bỏ học giữa chừng để đi làm thì lời phê nó ảnh hưởng trực tiếp đến qúa trình tiếp cận hồ sơ của cơ quan chủ quản.
Vì lẽ này mà có nhiều em vất vả tìm một việc làm phổ thông, bởi lời phê của thầy cô trong học bạ của thời đi học quá nặng nề. Có những em quay lại kiện thầy cô của mình, bởi hạnh kiểm xếp loại khá, nhưng lời phê lại nhận xét là học sinh cá biệt…
Nhiều lần kiểm tra chuyên đề và hồ sơ sổ sách của giáo viên trong tổ, thấy một số giáo viên như tiết kiệm từng câu chữ của mình, nhiều lời phê trong bài viết của học trò với nhiều lời phê rất mơ hồ, hoặc có những lời phê mà có cũng như không.
Bỏ chấm điểm tiểu học và tiếng nói của những người trong cuộc(GDVN) - Có người nói Thông tư 30 đặt trọn niềm tin vào giáo viên, Phòng GD&ĐT khó kiểm soát lao động của họ. Do đó, dễ dẫn đến “hòa cả làng” trong kết quả đánh giá. |
Ví dụ: Nhận xét theo kiểu: "bài làm thiếu chi tiết"; "bài làm tốt"; "bài làm chưa đạt"; "sai nhiều"…
Những lời phê như vậy thì phê để làm gì? Thiếu chi tiết là thiếu chi tiết nào? Bài làm tốt thì ghi làm gì khi mà thầy cô đã cho cụ thể số điểm rồi. Bài làm chưa đạt là chưa đạt ở phương diện nào? Nội dung, từ ngữ, ngữ pháp hay lỗi diễn đạt…?
Nếu chúng ta vừa nhận xét vừa đưa ra lời khuyên bằng những câu chữ ân tình thì chắc chắn khi đọc lời phê của thầy cô, các em sẽ cảm nhận được những lời động viên hay những nhắc nhở khéo léo, từ đó sẽ có một tác động sâu sắc đến sự phấn đấu cho bản thân thân học trò trong tương lai rất nhiều.
Ngoài những lời phê của thầy dành cho học trò thì trong các đơn vị trường học còn một loại lời phê nữa là lời phê của Hiệu trưởng dành cho cán bộ, giáo viên trong trường.
Tuy nhiên, không phải Hiệu trưởng nào cũng dành những lời phê khách quan, mang tính xây dựng cho cấp dưới của mình mà đôi lúc vì một lí do nào đó mà những lời phê mang một màu sắc chủ quan, không thể hiện được vai trò của người đứng đầu đơn vị.
Theo hướng dẫn đánh giá xếp loại giáo viên hàng năm thì quy trình đánh giá qua 3 bước. Đầu tiên là giáo viên tự đánh giá rồi đến tổ chuyên môn họp xét, đánh giá và tổ trưởng nhận xét vào bản đánh giá, bước cuối cùng là Hiệu trưởng đánh giá, phê vào vào bản đánh giá công chức hàng năm.
Quy trình chặt chẽ như vậy nhưng người giáo viên chỉ biết được hai bước đầu còn bước thứ 3 thì giáo viên đành chịu không biết Hiệu trưởng phê và nhận xét như thế nào?
Bởi hồ sơ công chức Hiệu trưởng quản lý, khi chuyển trường thì hồ sơ bị niêm phong dấu đỏ nên nhiều giáo viên cả một đời đi dạy không biết cấp trên nhận xét và phê mình ra sao.
Khóc cười chuyện giáo viên chấm, trả bài, xếp hạnh kiểm học sinh cuối năm(GDVN) - Căn bệnh lười chấm trả bài, để dồn bài kiểm tra về cuối học kỳ mới chấm, trả bài cho học sinh…một hiện tượng không hiếm trong đội ngũ nhà giáo hiện nay. |
Trong một lần trường chuẩn bị đón đoàn thanh tra cấp trên về thanh tra toàn diện của trường. Vì là tổ trưởng nên tôi được Hiệu trưởng giao nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ của anh em trong tổ xem ai còn thiếu cái gì để bổ sung cho đủ.
Chính vì vậy, tôi có dịp đọc toàn bộ hồ sơ của giáo viên trong tổ. Điều khiến tôi bất ngờ là một vài hồ sơ của anh em đã bị Hiệu trưởng phê rất nặng nề nghiêng về ý chủ quan và không tuân thủ một quy trình nào hết.
Có những bộ hồ sơ được cá nhân tự nhận là hoàn thành xuất sắc, tổ đã góp ý, nhận xét và cả chục giáo viên trong tổ biểu quyết thống nhất xếp loại xuất sắc, tổ trưởng phê những lời tốt đẹp trong quá trình tu dưỡng đạo đức, chuyên môn, tham gia các phong trào nhưng trớ trêu là Hiệu trưởng phê là “chậm tiến” ; “không hòa đồng”; “ít tham gia phong trào”… không hiểu căn cứ vào đâu mà hiệu trưởng lại có thể phê như vậy.
Trong khi cả năm hiệu trưởng không hề dự giờ giáo viên đó (bởi đa số phần dự giờ chuyên môn Ban giám hiệu giao cho tổ trưởng). Còn phong trào thì giáo viên đó là chủ nhiệm nên mọi phong trào nhà trường tham gia tốt, đồng thời được nhà trường công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường? Vậy vì sao Hiệu trưởng lại đặt bút để phê những lời nặng nề như vậy?
Chúng ta đều biết, đối với giáo viên những lời phê của Ban giám hiệu có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình phấn đấu và sự nghiệp của cả một đời con người. Bởi lẽ:
Ghi nhận xét học bạ, hãy thận trọng "bút sa gà chết"(GDVN) - Một năm học nữa sắp qua, việc ghi nhận xét trong học bạ cho học sinh là công việc thường niên cần cẩn trọng của giáo viên chủ nhiệm nên tôi có một vài góp ý. |
Thứ nhất, Hiệu trưởng không thể làm mãi một đơn vị vì công tác điều động cán bộ hàng năm. Khi đời Hiệu trưởng trước phê như vậy thì Hiệu trưởng sau về họ xem hồ sơ rõ ràng sẽ mất đi thiện cảm với giáo viên đó.
Thứ hai, trong quá trình công tác nếu chuyển đi đơn vị khác thì người ta xem hồ sơ bị phê bằng những ngôn từ như vậy thử hỏi tương lai giáo viên đó sẽ được đối xử như thế nào?
Hơn nữa giáo viên là những người đang hàng ngày dạy dỗ và giáo dục cho học sinh, một người mà “chậm tiến” liệu có đủ khả năng đứng lớp, hoặc thủ trưởng đơn vị phải xem lại việc bố trí nhân sự của chính mình?
Chúng ta đều biết, trong một đơn vị thì vai trò của người lãnh đạo có một sứ mệnh rất lớn. Người lãnh đạo không chỉ giỏi về chuyên môn mà cái tâm cần trong sáng. Chuyện công- tâm phải rạch ròi đừng vì một lý do nào khác mà làm lệch đi lẽ phải.
Đối với người thầy cũng vậy, ngoài sự giao tiếp ứng xử với học trò hàng ngày thì những lời phê dành cho học trò cũng phải cần thể hiện tính nhân văn để hướng cố gắng vươn lên trong học tập.
Chính vì thế, khi đặt bút để nhận xét cho học trò hay lãnh đạo phê cho cấp dưới của mình cần cẩn trọng, đầu tư để những lời phê không làm nản lòng học sinh hay những cán bộ, công nhân viên cấp dưới của mình.