Những tân Dược sỹ đầu tiên của Trường Cao đẳng Asean “ra lò”

29/07/2013 07:27
Xuân Trung
(GDVN) - Những học sinh khóa 1 ngành Trung cấp Dược, Trường Cao đẳng Asean đã chính thức nhận bằng tốt nghiệp Dược sỹ (khóa 2011-2013).
Ngày hôm qua, gần 40 tân Dược sỹ đã nhận bằng tốt nghiệp chuyên ngành Dược, đây là một trong những ngành có thế mạnh của Trường Cao đẳng Asean. Với kết quả tốt nghiệp 46% xếp loại Khá, 56% xếp loại Trung bình khá, không có em nào xếp loại trung bình. Với 2 năm đào tạo ngành Dược sỹ với khối lượng chương trình đào tạo công phu (30  môn học, 1.000 tiết học, trong đó có 50% là lý thuyết và 50% là thực hành). Cũng trong thời gian đào tạo trên có 10 em không thể hoàn thành khóa học do khối lượng chương trình đào tạo, do đó không được thi tốt nghiệp, điều đó cũng thể hiện chất lượng đào tạo của trường rất được chú trọng.
Các tân Dược sỹ trong ngày nhận bằng tốt nghiệp. Ảnh XT
Các tân Dược sỹ trong ngày nhận bằng tốt nghiệp. Ảnh XT
Đặc biệt, ngay trong ngày nhận bằng nhiều cơ sở y tế đã đến trực tiếp “tuyển quân”, đây là sự thành công bước đầu của trường. PGS. TS Phan Túy, hiệu trưởng nhà trường, cho biết là một trường Ngoài công lập (NCL) với diện tích là 5,2 ha do nhà đầu tư sáng lập và đã chi hơn 100 tỷ để đầu tư cơ sở vật chất đủ cho 7000 sinh viên học tập (nếu tính theo quy định 2m2 sàn/1 sinh viên). Trong đó  10 phòng thí nghiệm của khoa Dược  luôn ở tình trạng kín sinh viên thực hành . Vườn dược liệu có gần 100 cây thuốc, diện tích 1.000 m2. Hiện nay trường đã có 3.000 đang theo học ở các ngành Dược, Điều dưỡng, Kế toán, Tài chính -  Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin. Mục tiêu của trường phấn đấu là cơ sở đào tạo có chất lượng.
Hiệu trưởng Phan Túy trao bằng tốt nghiệp ngành Dược sỹ khóa 1 cho các tân Dược sỹ. Ảnh XT
Hiệu trưởng Phan Túy trao bằng tốt nghiệp ngành Dược sỹ khóa 1 cho các tân Dược sỹ. Ảnh XT
Nói về quãng thời gian học tập tại trường, tân Dược sỹ Nguyễn Thị Sáu xúc động: “Thời gian chỉ 2 năm thôi, nhưng 2 năm đó chúng em đã có bao kỷ niệm đẹp với chúng em, đó là được các thầy cô truyền cho kiến thức không những nhiều về chuyên môn mà còn cả cuộc sống để lập nghiệp. Chúng em cũng rất cám ơn cô Trần Thị Kim Phương đã tâm huyết xây dựng một ngôi trường khang trang để cho chúng em có điều kiện học, chính xác là học cái nghề để lo cho cuộc sống, chúng em tự hào khi được học ở đây”. Chia sẻ với nhà trường, ông Lê Như Tiến, phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc Hội cho rằng, ngành Dược mở ra để đào tạo sinh viên – đó là cán bộ chủ chốt trong ngành Dược của đất nước, do vậy ý nghĩa này không chỉ cho trường mà còn cho tương lai của đất nước.
Ông Vũ Mão - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội được mời trao bằng cho các tân Dược sỹ khóa 1. Ảnh XT
Ông Vũ Mão - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội được mời trao bằng cho các tân Dược sỹ khóa 1. Ảnh XT
Ông Tiến nhận định, nếu quy định 2m2 sàn/1 sinh viên mà trường có thể đào tạo được 7.000 sinh viên thì với 3.000 sinh viên hiện có diện tích sàn/ sinh viên sẽ lớn hơn rất nhiều. “Đây là một trường có cơ sở vật chất  hội tụ đủ yếu tố của một trường Cao đẳng, Đại học. Quy mô đào tạo trong tương lai có thể có nhiều sinh viên theo học vì nhu cầu học tập sẽ không ngừng lại, do tỉ lệ sinh viên/vạn dân của chúng ta còn thấp” ông Tiến cho biết. Theo đề nghị của ông Lê Như Tiến, việc Trường Cao đẳng Asean có triển khai tỷ lệ đào tạo (50% lý thuyết và 50% thực hành), đây là  một tỷ lệ mới (Theo Quy định của Bộ GD&ĐT là 70 % lý thuyết và 30% thực hành, ngược lại trường nghề 70% thực hành và 30% lý thuyết), ông Tiến cho biết, nếu có căn cứ khoa học về tỉ lệ này nhà trường cần kiến nghị để được nhân rộng  mô hình.
Lãnh đạo nhà trường cùng các tân Dược sỹ khóa 1 chụp ảnh lưu niệm. Ảnh XT
Lãnh đạo nhà trường cùng các tân Dược sỹ khóa 1 chụp ảnh lưu niệm. Ảnh XT
Với kết quả tốt nghiệp khóa đầu tiên ngành Dược sỹ (46% xếp loại Khá, 56% xếp loại Trung bình khá), theo ông Lê Như Tiến đây là kết quả phản ánh khách quan quá trình đào tạo, vì nếu đầu ra được “tô đẹp” khá, giỏi nhiều đó là chạy theo thành tích. Ông Tiến cũng đề nghị lãnh đạo HĐQT, Ban giám hiệu và các thầy  cô nhà trường cần rút ra được những bài học sâu sắc trong quá trình đào tạo, kiên trì vượt qua thách thức của một cơ sở giáo dục NCL còn non trẻ, lấy mục tiêu đào tạo là “tối thượng” để vượt qua khó khắn. Hơn nữa, bài học lớn là có sự đoàn kết, gắn bó giữa các thầy, cô để phát huy hết sức mạnh tổng hợp, khích lệ mọi người hướng vào mục tiêu chung. “Gắn đào tạo chuyên môn và kỹ năng sống gồm văn hóa, văn nghệ. Không đào tạo ngành mà xã hội đang dư thừa mà phải đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Khóa 1 mặc  dù mới tốt nghiệp nhưng đã có nhiều cơ sở y tế đến tiếp nhận người học, đây là một thành công ban đầu. Do đó, về tương lai lâu dài trường cần đào tạo vượt qua biên giới đúng như tên trường đã có” ông Lê Như Tiến chia sẻ.  Nhà trường ý thức rất rõ là muốn  đào tạo ra những con người chất lượng, có thể làm việc được thì Nhà trường phải có đội ngũ giảng viên có chất lượng.  Vì vậy, Nhà trường rất chú ý đến thu hút và đào tạo cán bộ trẻ. Với giảng viên trẻ, đặc biệt là đã tốt nghiệp Trường ĐH Dược, mới về trường công tác sẽ nhận được sự chú ý đặc biệt của nhà trường.
Trước hết là sự kèm cặp, giúp đỡ của các thầy cô đi trước. Trong năm đầu mới về trường, Số giảng viên trẻ  không thể đứng lớp được ngay mà  phải qua đào tạo, bồi dưỡng phương pháp sư phạm. Sau khi học xong  chứng chỉ sư phạm, các em phải đi dự lớp của các thầy, sau nữa phải qua một Hội đồng do các Giáo sư, PGS có kinh nghiệm chấm (giảng bài 45 phút), Hội đồng thông qua các giảng viên mới được đứng lớp. Khi được đứng lớp, thời gian đầu  chỉ được đứng dạy bậc trung cấp, sau đó nâng cao dần  có thể đứng lớp thực hành ở hệ Cao đẳng …

Thực tế, tuyển được Dược sĩ ở bậc ĐH rất khó. Nếu không có chế độ ưu tiên thì khó tuyển được. Để thu hút giảng viên, nhà trường đã đưa ra một chính sách cho giảng viên trẻ: Giảng viên trẻ về làm việc, mọi chế độ ăn, ở không mất tiền. Lương đối với giảng viên ngành Dược được hưởng hệ số  thu hút  30%, nếu được đứng lớp sẽ hưởng thêm 25% phụ cấp nghề nghiệp, mỗi ngày đi làm có hỏ trợ tiền ăn trưa . Như vậy đã gần gấp đôi lương Nhà nước.

PGS. TS Phan Túy - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Asean
Xuân Trung