Phân biệt, kỳ thị trong tuyển dụng là đi ngược chủ trương của Đảng và Nhà nước

23/10/2016 05:22
QUỐC TOẢN
(GDVN) - "Cơ quan có thẩm quyền cần phê phán những địa phương đưa ra chủ trương tuyển dụng công chức học công lập...", PGS.TS Trần Xuân Nhĩ đề nghị.

Tư duy không có tầm nhìn 

Liên quan tới việc một số đơn vị tuyển dụng công chức ra điều kiện sinh viên phải có bằng Đại học hệ công lập, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam cho rằng, đây là tư duy không có tầm nhìn, đi ngược với chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục...

Nghị quyết của Đảng đã khẳng định việc xây dựng xã hội học tập. Nhà nước khuyến khích mở các loại hình trường để mọi người dân được đi học. Luật Giáo dục không cho phép phân biệt bằng cấp. Vậy, tại sao họ có quyền đưa ra cách tuyển dụng như vậy?", PGS.TS Trần Xuân Nhĩ đặt vấn đề với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam hôm 22/10.

Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục, để tìm được 

Phân biệt, kỳ thị trong tuyển dụng là đi ngược chủ trương của Đảng và Nhà nước ảnh 1

Lời gan ruột của nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục cho kỳ tuyển sinh đại học sắp tới

người có đủ năng lực làm việc cần thực hiện thi tuyển.

"Thực tế, việc thi tuyển công chức chính là hình thức kiểm định lại chất lượng đào tạo của sinh viên đã qua đào tạo.

Để chọn người đủ năng lực làm việc thì đơn vị tuyển dụng phải đưa ra nội dung, yêu cầu tuyển dụng phù hợp với vị trí tuyển dụng.

Việc tuyển dụng cần nói rõ rằng anh cần cái gì ở người lao động? yêu cầu công việc như thế nào…?

Trường hợp thí sinh không đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, công việc, khi đó đưa đánh giá chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục cũng chưa muộn.

Do đó, trong tuyển chọn nhân lực, việc phân biệt, đối xử giữa sinh viên trường công lập và ngoài công lập là tư duy không có tầm nhìn, đi ngược với chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, và xu thế giáo dục của thế giới", PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nhận định.

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ. Ảnh của Xuân Trung.
Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ. Ảnh của Xuân Trung.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nêu dẫn chứng: "Ở Malaysia có 600 trường, nhưng có hơn 400 trường là hệ ngoài công lập. Đại học Harvard là trường ngoài công lập nhưng chất lượng đào tạo của họ rất cao.

Tất nhiên nếu so sánh chất lượng đào tạo của các trường ngoài công lập tại Việt Nam với một số trường dân lập ở nước ngoài thì không hợp lý. Nhưng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, nhiều trường ngoài công lập của chúng ta hiện nay có chất lượng đào tạo rất tốt.

Ví dụ như trường Đại học Thăng Long, Đại học Kinh doanh và Công nghệ, Đại học dân lập Hải Phòng... là những đơn vị có cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo rất tốt. Sinh viên đào tạo ra bao nhiêu thì các đơn vị tuyển dụng tuyển bấy nhiêu…

Do đó, không thể nói rằng, tất cả các trường ngoài công lập có chất lượng đào tạo thấp được. Thực tế cũng có trường ngoài công lập chất lượng chưa cao, nhưng không phải tất cả trường tư đều như vậy.

Ngược lại, không phải trường công lập nào cũng có chất lượng tốt. Do vậy, khi đưa ra so sánh về chất lượng đào tạo giữa hệ công lập và ngoài công lập thì rất khó có câu trả lời chính xác", PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nêu quan điểm.

Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam nói thêm về xu hướng đào tạo nguồn nhân lực hiện nay: "Trong xu hướng xã hội hóa, chúng đang hướng tới việc để cho các trường tự chủ về tài chính, nhân sự, học thuật…

Hiện nay các trường công lập đang được bao cấp, hỗ trợ nhiều thứ. Nhưng nếu thực hiện tự chủ, người ta sẽ gặp nhiều khó khăn, có khi họ chưa chắc đã dám làm việc này.

Mặt khác, chúng ta cũng chưa có chế tài gì để bắt họ thực hiện việc tự chủ cả. Trong khi đó, vấn đề tự chủ đã được các trường ngoài công lập thực hiện từ khá lâu", PGS. TS Trần Xuân Nhĩ cho biết.

Cần phê phán quan điểm phân biệt, kỳ thị

Cũng theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, cơ quan có thẩm quyền cần phải phê phán đến nơi, đến chốn chủ trương tuyển dụng theo kiểu phân biệt, kỳ thị đối tượng tuyển dụng ở một số địa phương.

"Quan điểm tuyển dụng theo kiểu "ưu tiên" sinh viên tốt

Phân biệt, kỳ thị trong tuyển dụng là đi ngược chủ trương của Đảng và Nhà nước ảnh 3

Lãnh đạo các trường ngoài công lập phản đối chỉ tuyển công chức học công lập

nghiệp hệ công lập đang trở sự phát triển của xã hội và ngành giáo dục.

Cơ quan có thẩm quyền cần phải phê phán đến nơi, đến chốn những cán bộ của địa phương đưa ra chủ trương tuyển dụng này.

Nếu địa phương nào tiếp tục làm trái quy định, cần phải có biện pháp xử lý mạnh", PGS.TS Trần Xuân Nhĩ đề nghị.

QUỐC TOẢN