LTS: Trao đổi thêm về chương trình giáo dục phổ thông mới đang được lấy ý kiến xã hội, thầy giáo Tùng Sơn cho rằng chương trình dành cho bậc Tiểu học tuy đã giảm tải nhưng học sinh vẫn "bị nhốt" trong một không gian bó buộc.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!
Mấy năm gần đây, chúng ta phê phán nội dung giáo dục nói chung của nước nhà nặng lí thuyết, nhẹ thực tiễn, ôm đồm nhiều môn.
Nay đọc dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới, nhìn vào nội dung giáo dục Tiểu học, tôi thấy về bản chất, chúng ta vẫn giáo dục cấp học nền tảng này theo cách "vỗ gà công nghiệp" như người ta vẫn nói.
Nhận xét về chương trình giáo dục hiện hành ở Tiểu học
Chương trình giáo dục Tiểu học hiện hành được thực hiện theo Quyết định 16/2006.
Nói ngắn gọn là hiện nay học sinh Tiểu học đang học 11 môn bắt buộc với cụ thể là: Lớp 4,5 có 25 tiết/tuần trong đó có 2 tiết giáo dục tập thể (thường là dành cho chào cờ đầu tuần và sinh hoạt lớp cuối tuần).
Các lớp 1,2,3 giảm đi so với lớp 4,5 từ 2 đến 3 tiết mỗi tuần.
Với chương trình giáo dục phổ thông mới, học sinh Tiểu học vẫn "bị nhốt như gà công nghiệp". (Ảnh minh họa: Trần Vương) |
Với các trường đang thực hiện học 2 buổi/ngày thì mỗi tuần có thêm 10 tiết buổi 2 và 10 tiết học này thì mỗi địa phương thực hiện một kiểu nhưng cơ bản là: một số tiết dành cho các môn tự chọn: Tiếng Anh, Tiếng dân tộc, Tin học; một số tiết dành cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như giáo dục kĩ năng sống, hoạt động tập thể theo chủ điểm, truyền thông giáo dục sức khỏe,…
Như vậy, chương trình 2 buổi/ngày hiện nay tương đối ổn về mặt nội dung, nhưng thực tế, về hình thức thì các em vẫn bị “nhốt” trong lớp là chủ yếu và có nhà giáo đã nói hài hước là chúng ta đang dạy học sinh Tiểu học kiểu nhốt gà công nghiệp.
Tại sao lại nói vậy? Mục đích việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày là nhằm giúp học sinh hoàn thành nội dung các môn học ngay tại lớp, đồng thời tạo điều kiện cho các em tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo và hoạt động trải nghiệm xã hội,… tạo hứng thú cho học sinh và bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước…
Giáo viên Tiểu học gửi 7 vấn đề tới Hội đồng quốc gia giáo dục |
Tuy có 10 tiết buổi 2 nhưng các em vẫn phải ngồi trong lớp gần như kín thời gian đó vì 10 tiết đó phải cõng:
2-3 tiết tăng của Toán và Tiếng Việt, từ 2-4 tiết Tiếng Anh, 1 tiết Tin học, 1 tiết học theo tài liệu kĩ năng sống (nếu nhà trường mua bộ tài liệu này), 1 tiết giáo dục an toàn giao thông hoặc tuyên truyền giáo dục sức khỏe,…
Nói chung là coi như gần hết (Đây là chưa nói đến các trường mở rộng liên kết với các công ty để tận dụng các tiết này đưa ngoại ngữ và kĩ năng sống vào theo kiểu phụ huynh tự nguyện).
Vậy thì chẳng phải chúng ta đang bắt học sinh Tiểu học ngồi trong lớp quá nhiều. Điều đó rất ảnh hưởng tới sự phát triển về tâm lí và thể chất của các em.
So sánh chương trình hiện hành với chương trình giáo dục phổ thông mới cấp Tiểu học theo dự thảo.
Các môn học và hoạt động giáo dục của chương trình hiện hành |
Các môn học và hoạt động giáo dục của chương trình mới theo dự thảo |
||||
Sắp xếp thời gian |
Tên môn học/HĐGD |
Tổng số tiết/tuần |
Sắp xếp thời gian |
Tên môn học/HĐGD |
Tổng số tiết/tuần |
Giải quyết trong 22-25 tiết chính khóa theo QĐ16/2006/ BGD&ĐT |
Tiếng Việt |
32 đến 35 tiết |
Không phân biệt buổi 1 và buổi 2 |
Tiếng Việt |
32 tiết/ tuần với lớp 4,5. 31 tiết/ tuần với lớp 1,2,3. |
Toán |
Toán |
||||
Đạo đức |
Giáo dục lối sống |
||||
Tự nhiên Xã hội (Khoa học) |
Cuộc sống quanh ta (tìm hiểu tự nhiên và tìm hiểu xã hội) |
||||
Lịch sử - Địa lí |
|||||
Âm nhạc |
Nghệ thuật |
||||
Mĩ thuật |
|||||
Thủ công - (Kĩ thuật) |
|||||
Thể dục |
Giáo dục thể chất |
||||
HĐ giáo dục tập thể |
|||||
Giải quyết trong các tiết buổi 2 |
Tự chọn 1 (Ngoại ngữ) |
Ngoại ngữ 1 |
|||
Tự chọn 2 (Tin học) |
Thế giới công nghệ |
||||
Tự chọn 3 (Tiếng dân tộc) |
Tiếng dân tộc thiểu số |
||||
Các tiết bổ sung cho môn học |
Tự học có hướng dẫn. |
||||
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp |
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. |
Bảng so sánh trên có thể không phản ánh được hết nhưng nhìn vào bảng so sánh này, rõ ràng ta thấy chương trình hiện hành bắt các em cứ học và học thì chương trình giáo dục mới cũng chỉ có học và học.
Như trên đã nói, hầu hết các nhà trường tổ chức được học 2 buổi/ngày hiện nay đã “tận dụng” gần hết các tiết buổi 2, học sinh chỉ còn 1-2 tiết mỗi tuần để tổ chức giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt toàn trường,…
Nếu tuần nào phải dạy bù nghỉ ngày lễ thì học sinh không còn tiết nào được “giáo dục ngoài giờ” nữa.
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp Tiểu học, mỗi năm học có 105 tiết trải nghiệm sáng tạo.
Vậy là mỗi tuần có 3 tiết trải nghiệm sáng tạo và 3 tiết này được hiểu là dành cho sự ứng dụng bài học vào thực tế hoặc đi thực tế để phục vụ bài học (chung quy vẫn là để học), thời gian còn lại là tổ chức các hoạt động tập thể như kỉ niệm các ngày lễ lớn, thời gian còn lại nữa mới là giao lưu, vui chơi, trải nghiệm xã hội,…
Có cần thiết phải 4 tiết ngoại ngữ 1 và 4 tiết cuộc sống quanh ta mỗi tuần?
Những môn học này nói cần thiết hay không cần thiết thì vô cùng. Ai cũng hiểu ngoại ngữ là môn học rất quan trọng với học sinh ngày nay.
Nhưng với lứa tuổi lớp 4, lớp 5, ngoại ngữ chỉ là bước đầu làm quen một số từ ngữ, câu giao tiếp thông dụng.
Chúng tôi chóng mặt, học trò thêm gánh nặng vì các môn học mới |
Tìm hiểu cuộc sống quanh ta cũng vậy. Trong chương trình hiện hành, hai môn Khoa học và Lịch sử - Địa lí các thầy cô giáo đang phải đánh vật với nhiều tiết học quá sức với học sinh trong những bài học về sự trao đổi chất ở động vật, thực vật, văn học và khoa học thời Hậu Lê, thương mại và du lịch,…
Giáo dục còn phải đảm bảo tính toàn diện là phát triển cả thể chất và trí tuệ.
Do vậy, hãy giảm số tiết của môn Ngoại ngữ 1 và Cuộc sống quanh ta để tăng thời gian cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo và trải nghiệm xã hội giúp các em được vui chơi bổ ích, tìm hiểu danh thắng địa phương, thăm nghĩa trang liệt sĩ,… để các em thêm yêu quê hương, đất nước và thực sự đi học là vui.
Lời kết: Vấn đề nội dung chương trình giáo dục tổng thể còn phải bàn nhiều và ai cũng có lí của mình.
Là người trực tiếp dạy ở cấp Tiểu học, tôi tha thiết đề nghị các nhà biên soạn hết sức chú trọng thời gian ngoài giờ cho các em, không nên để các em ngồi nhiều trong lớp như câu ví “nhốt gà công nghiệp” hiện nay.