Vì sao nhân tài học xong thì đi mãi không về?

22/11/2016 07:47
An Nguyên
(GDVN) - Nhiều trường hợp học viên sẵn sàng bồi thường hàng tỷ đồng để tìm kiếm môi trường làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn nhiều lần.

Lo lắng về môi trường làm việc trong nước, nguyện vọng được học tiếp bằng học bổng nước ngoài cấp (hoặc kinh phí tự túc), nhiều công ty nước ngoài lôi kéo với mức lương “khủng”… là những nguyên nhân khiến các “nhân tài” bỏ cuộc giữa chừng, sẵn sàng vi phạm hợp đồng để chấp nhận bồi thường.

Tự phá hợp đồng để học tiếp

Trong số những “nhân tài” bị TP.Đà Nẵng khởi kiện ra tòa vì vi phạm hợp đồng thì có nhiều học viên vẫn còn nặng lòng với thành phố, vẫn muốn được ở lại đề án.

Nguyên nhân khiến họ vi phạm là muốn được học tiếp bằng nguồn học bổng do nước ngoài cấp hoặc bằng kinh phí gia đình, rồi sẽ trở về phục vụ thành phố sau.

Anh Lê Hữu Thành (học viên đề án 922) tốt nghiệp đại học ở Úc trở về nước làm việc tại bệnh viện Đà Nẵng. (Ảnh: AN)
Anh Lê Hữu Thành (học viên đề án 922) tốt nghiệp đại học ở Úc trở về nước làm việc tại bệnh viện Đà Nẵng. (Ảnh: AN)

Ông Huỳnh Bửu cha học viên Huỳnh Văn Long (học viên đề án 922) chia sẻ, Long học rất giỏi và đã xin được học bổng học tiến sĩ tại Anh.

Tâm tư nhà khoa học 40 năm chưa ăn cơm tối cùng vợ (GDVN) - Làm khoa học là một chặng đường dài. Tâm sự của họ nhân ngày Chủ tịch nước thăm và làm việc tại Đại học Quốc gia Hà Nộ khiến chúng ta suy nghĩ.

Tâm tư nhà khoa học 40 năm chưa ăn cơm tối cùng vợ

(GDVN) - Làm khoa học là một chặng đường dài. Tâm sự của họ nhân ngày Chủ tịch nước thăm và làm việc tại Đại học Quốc gia Hà Nộ khiến chúng ta suy nghĩ.

“Con tôi đi học tiến sĩ bằng nguồn kinh phí do nước ngoài cấp, thành phố không phải chi trả, đỡ tốn cho ngân hàng sách hàng tỷ đồng (ba năm học chi phí hơn 4 tỷ đồng). Sau khi học xong cũng sẽ trở về làm việc cho thành phố. Vậy tại sao thành phố lại không chịu?” ông Bửu nói giọng buồn bã.

Dù bản án của TAND TP.Đà Nẵng mới đây tuyên buộc Long và gia đình phải bồi hoàn kinh phí hơn 2,7 tỷ đồng nhưng ông Bửu vẫn mong thành phố “nghĩ lại”, chấp nhận cho Long ở lại đề án, hoàn thành khóa học tiến sĩ để trở về phục vụ quê hương.

Tương tự hoàn cảnh ông Bửu, ông Hồ Niên (cha học viên Hồ Luận) cũng mong muốn thành phố rút lại quyết định đuổi Luận ra khỏi đề án.

“Luận vẫn luôn nghĩ là học xong sẽ trở về chứ không hề có ý định làm việc hay định cư luôn ở nước ngoài. Dù không được ngân sách thành phố hỗ trợ, cuộc sống chỉ trông chờ vào học bổng do nhà trường cấp nhưng giá đình vẫn luôn động viên cháu cố gắng” ông Niên chia sẻ.

Cũng theo ông Niên, đến giờ, con chú được như vậy là nhờ thành phố đã hỗ trợ suốt mấy năm qua. “Mình sống còn cái tình, cái nghĩa với quê hương, làm sao mà quay lưng đi luôn được” ông tâm sự.

“Sợ” môi trường làm việc khi trở về (!?)

Ông Nguyễn Văn Chiến – Giám đốc Trung tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao TP.Đà Nẵng cho biết, có rất nhiều nguyên nhân khiến học viên đề án chấm dứt hợp đồng đào tạo.

Người "đỗ” cũng như người “trượt” thì ai phấn đấu? (GDVN) - Thiết nghĩ, tờ giấy khen chỉ đáng giá vài nghìn đồng trên thị trường nhưng nó là sự ghi nhận của cấp trên cho sự nỗ lực của giáo viên trong một thời gian dài.

Người "đỗ” cũng như người “trượt” thì ai phấn đấu?

(GDVN) - Thiết nghĩ, tờ giấy khen chỉ đáng giá vài nghìn đồng trên thị trường nhưng nó là sự ghi nhận của cấp trên cho sự nỗ lực của giáo viên trong một thời gian dài.

“Một số trường hợp các bạn kết hôn ở nước ngoài nên xin ra khỏi đề án để hợp thức hóa gia đình. Số học viên khác thì có nguyện vọng xin ra để tiếp tục học nâng cao trình độ” ông Chiến nói.

Ngoài ra, nhiều học viên vẫn chưa thật sự tâm huyết với công việc, làm việc với tâm lý “trả nợ” và chỉ chờ sau khi kết thúc hợp đồng với thành phố để tìm những cơ hội khác có mức lương cao hơn.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân học viên sau một thời gian công tác xin ra khỏi đề án, ông Chiến thông tin thêm.

Sau khi học xong khóa đào tạo, học viên NĐT. (thuộc đề án 922) đã chủ động xin rút ra khỏi dự án.

Chia sẻ về nguyên nhân khiến anh T. ở lại Pháp, người nhà T. cho biết: “Cháu nó thấy bạn bè trong đề án về trước đó phải vất va, vất vưởng chờ việc. Nhiều người được phân công các công việc theo dạng ‘ngồi chơi xơi nước’, không có quan hệ thì không có công việc. Ở bên kia, cháu có điều kiện phát triển công việc và tài năng hơn”.

Chuyện các “nhân tài” tốt nghiệp trở về phải lo vất vưởng đi tìm việc không phải là chuyện hiếm.

Ba cách tiếp cận cạnh tranh nhân tài toàn cầu (GDVN) - Nhìn tổng thể, sự có mặt của sinh viên quốc tế tốt nghiệp đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ ở nước họ đến học.

Ba cách tiếp cận cạnh tranh nhân tài toàn cầu

(GDVN) - Nhìn tổng thể, sự có mặt của sinh viên quốc tế tốt nghiệp đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ ở nước họ đến học.

Cụ thể như trường hợp chị TTNL. một học viên thuộc đề án 922 được cử đi học nghành công nghệ sinh học tại Pháp. Tháng 10/2014, chị L., tốt nghiệp, trở về để chờ phân công công việc.

Tuy nhiên, chờ mãi vẫn không thấy thành phố phân công về cơ quan nào, làm việc gì. Lo lắng về công việc, chị đã gửi thư cầu cứu đến Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng - Huỳnh Đức Thơ.

Phải đến tháng 6/2015, chị L. mới được nhận về một bệnh viện trên địa bàn TP.Đà Nẵng.

Về phương án bố trí công việc cho số “nhân tài” của đề án, đại diện Trung tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao TP.Đà Nẵng cũng cho rằng, chưa có học viên nào học xong phải thất nghiệp mà chỉ bố trí hơi chậm.

Báo cáo đánh giá đề án 922 của CPHUD mới đây cũng thừa nhận: “vẫn chưa có sự phù hợp ở ‘mức tối đa’ giữa chuyên nghành đào tạo và công việc hiện tại, phần nào ảnh hưởng phấn đấu và thái độ làm việc của một số học viên đề án”.

Tức là nhiều học viên đi học về nhưng không được bố trí đúng chuyên nghành, sở trường.

Ngoài ra, khoảng trên 20% đơn vị và đồng nghiệp bày tỏ sự hoài nghi về năng lực và đóng góp của các học viên. Điều này khiến một số học viên cảm thấy không tự tin vào khả năng, năng lực của bản thân.

An Nguyên