Báo Nga bàn về sức mạnh quân sự của Trung Quốc

25/05/2015 04:34
Đông Bình (nguồn mạng quân sự sina)
(GDVN) - Bài báo đã phân tích sâu về thực lực quân sự của Trung Quốc từ các quân binh chủng như hải quân, lục quân, không quân, pháo binh 2 và ngân sách quân sự...

Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 24 tháng 5 dẫn tạp chí "Section" Nga ngày 21 tháng 5 đưa tin, thời đại Quân đội Trung Quốc chỉ có thể lấy quân số đông và hàng vạn dân quân để khoe khoang đã qua.

Hiện nay, Trung Quốc không chỉ có đội quân quy mô lớn nhất thế giới, mà còn có ngân sách quân sự chỉ đứng sau Mỹ.

Trung Quốc không chỉ có thể để cho thanh niên tương đương một nửa châu Âu cầm súng nhập ngũ, mà còn biên chế trang bị khoa học công nghệ mới.

Đối với các chỉ tiêu thực tế của Quân đội Trung Quốc, đặc biệt là trên các phương diện tên lửa, vũ khí hạt nhân và trang bị mới, chỉ có thể căn cứ vào thông tin chính thức tương đối có hạn, tính toán của các chuyên gia quân sự và số liệu của những "kẻ thù tiềm tàng", chẳng hạn báo cáo trình Quốc hội Mỹ của Lầu Năm Góc đã tiến hành nhận định đại khái, trong khi đó con số chính xác luôn được giữ kín.

Xe tăng chiến đấu Type 99A của Lục quân Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Xe tăng chiến đấu Type 99A của Lục quân Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Thực lực Lục quân

Năm 2013, Trung Quốc lần đầu tiên công bố quân số của lực lượng vũ trang, trong số 1,483 triệu quân sử dụng cho hoạt động tác chiến, lục quân có 850.000 quân, hải quân có 235.000 quân, không quân có 398.000 quân. Cũng trong năm 2013, Bộ Quốc phòng Mỹ dự đoán chỉ riêng Lục quân Trung Quốc đã có 1,25 triệu quân.

Lục quân Trung Quốc biên chế tổng cộng 18 tập đoàn quân, thực chất là tập đoàn quân độc lập hợp thành các binh chủng, bao gồm tất cả các binh chủng. Bên dưới tập đoàn quân là các sư đoàn và lữ đoàn - ở cấp này bộ binh có 31 đơn vị, cơ giới có 23 đơn vị, xe tăng có 17 đơn vị, pháo binh có 19 đơn vị, hải quân đánh bộ có 5 đơn vị, nhảy dù có 3 đơn vị.

Kho vũ khí lục quân có khoảng 7.000 chiếc xe tăng hiện đại, 8.000 khẩu pháo. Trong 18 tập đoàn quân, có 11 tập đoàn quân triển khai ở khu vực phía bắc Trung Quốc, giáp với Nga.

Ngoài lực lượng nhảy dù và hải quân đánh bộ, lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc cũng có nhiều nhất 14.000 quân, trong biên chế là các trung đoàn độc lập và tiểu đoàn đặc nhiệm. Các lực lượng nhảy dù, hải quân đánh bộ và đặc nhiệm Trung Quốc chủ yếu trang bị xe bọc thép nội địa, bao gồm xe tăng đổ bộ và xe chiến đấu bộ binh nhảy dù.

Xe tăng chiến đấu hạng nặng Type 99A của Lục quân Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Xe tăng chiến đấu hạng nặng Type 99A của Lục quân Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Ngoài ra, trong danh sách Lục quân Trung Quốc còn có lực lượng dự bị và cảnh giới được trang bị rất nhiều vũ khí cũ. Căn cứ vào các dự đoán khác nhau, Quân đội Trung Quốc tổng cộng có 9.000 - 12.000 xe tăng, khoảng 12.000 xe chiến đấu bộ binh và xe vận tải bọc thép (trong đó có 3.500 xe chiến đấu hiện đại), hơn 2.000 khẩu pháo tự hành các loại, gần 3.000 khẩu rocket, hơn 7.000 hệ thống tên lửa chống tăng, 15.000 pháo cao xạ và hệ thống tên lửa phòng không, khoảng 6.000 khẩu pháo kiểu kéo dắt và 10.000 khẩu pháo cối.

Vào cuối thế kỷ 20, so với Quân đội Mỹ, trang bị quân sự của Trung Quốc còn lạc hậu một thế hệ. Nhưng, hiện nay, tình hình đã thay đổi, Trung Quốc ở trình độ dẫn trước hoàn toàn về số lượng xe bọc thép bánh xích mới các loại.

Đến nay, Quân đội Trung Quốc sở hữu gần 1.000 xe tăng Type 99, tính năng hoàn toàn có thể sánh ngang với xe tăng chiến đấu của các nước phát triển. Không lâu trước đã trang bị pháo tự hành và rocket hiện đại, bao gồm rocket Vệ sĩ-2D tầm bắn tối đa 400 km, có uy lực mạnh nhất thế giới.

Tất cả những điều này cộng với sự thành công của công nghệ ô tô Trung Quốc (năm 2014 sản xuất gần 24 triệu xe), làm cho bộ binh Trung Quốc trở thành một lực lượng có tính cơ động mạnh, trang bị tốt. Ngoài ra, chuyên gia quân sự Mỹ chỉ ra, huấn luyện tác chiến của Quân đội Trung Quốc cũng đã có xu thế mới, bắt đầu thông qua diễn tập để tập các chiến dịch tiến công tốc độ nhanh với chiều sâu có thể đạt 1.000 km.

Đồng thời, tiềm lực động viên khổng lồ của Trung Quốc vẫn chưa biến mất, ở đầu thế kỷ 21 dự đoán có thể động viên 380 triệu người, trong đó 208 triệu người thích hợp đưa vào biên chế.

Tàu khu trục tên lửa Côn Minh số hiệu 172 Type 052D, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Tàu khu trục tên lửa Côn Minh số hiệu 172 Type 052D, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina)

Không quân

Về số lượng máy bay tác chiến, Trung Quốc đứng thứ ba, chỉ sau Mỹ và Nga. Căn cứ vào dự đoán của chuyên gia Mỹ, Không quân Trung Quốc bao gồm lực lượng hàng không hải quân có khoảng 2.100 máy bay chiến đấu các loại tương đối tiên tiến và 1.500 máy bay chiến đấu cũ, khoảng 500 máy bay vận tải, hơn 100 máy bay giám sát và trinh sát đặc chủng, tổng cộng có khoảng 31 sư đoàn và 4 trung đoàn độc lập.

Không quân Trung Quốc ra đời vào thập niên 50 - 60 của thế kỷ 20, chủ yếu biên chế máy bay Liên Xô có giấy phép sản xuất. Nền tảng của phi đội tiêm kích đến nay vẫn là phiên bản cải tiến của MiG-21, trên 100 máy bay J-10 hiện có cũng được nghiên cứu chế tạo dưới sự tham gia của các cố vấn Nga.

Nền tảng của lực lượng hàng không ném bom là máy bay cũ, bao gồm 280 máy bay ném bom Tu-16 sao chép và máy bay cường kích MiG-19 cùng với 120 máy bay tiêm kích ném bom Tây An JH-7 chế tạo vào thập niên 1990 (phiên bản xuất khẩu là Phi Báo). JH-7 do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển và chế tạo, nhưng tính năng vẫn thua Su-30 của Nga.

Trung Quốc luôn cố gắng cải thiện chất lượng không quân, 25 năm qua mua 176 máy bay Su-27 và Su-30 các phiên bản khác nhau của Nga, tiến tới độc lập tự chủ nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.

Máy bay chiến đấu J-20 và J-31 Trung Quốc đã hoàn thành bay thử lô đầu tiên, hiện nay chỉ có Quân đội Mỹ trang bị máy bay chiến đấu trình độ loại này. Hơn nữa, trong các nước khác, hiện chỉ có ba nước gồm Nga, Nhật Bản và Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm.

Tàu khu trục tên lửa Côn Minh số hiệu 172 Type 052D, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Tàu khu trục tên lửa Côn Minh số hiệu 172 Type 052D, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina)

Nền tảng của lực lượng hàng không vận tải quân sự Trung Quốc là hàng nhái của máy bay An-12 Liên Xô. Nhưng tháng 1 năm 2013, máy bay vận tải hạng nặng Tây An Y-20 đầu tiên do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo đã bay thử lần đầu tiên thành công. Máy bay này ban đầu sử dụng động cơ hàng không Nga, nhưng khi sản xuất hàng loạt theo kế hoạch vào năm 2017 sẽ lắp ráp động cơ nội của Trung Quốc.

Từ trước tới nay, Trung Quốc chưa có máy bay trực thăng chiến đấu thực sự phù hợp yêu cầu. Mãi đến năm 2010, công nghiệp hàng không Trung Quốc mới kết hợp các thành quả nghiên cứu phát triển của phương Tây, Nga và tự thân, bắt đầu cung ứng hàng loạt máy bay trực thăng Z-10 hoàn toàn hiện đại hóa.

Trung Quốc cũng đã xây dựng xong dây chuyền sản xuất máy bay không người lái hoàn chỉnh. Năm 2013, đã tiết lộ tính năng của máy bay không người lái Tường Long, nó có thể mang theo tải trọng tác chiến 650 kg, hành trình trên 7.000 km, còn xa hơn 1.000 km so với khoảng cách giữa Moscow và Bắc Kinh.

Thực lực tên lửa hạt nhân Trung Quốc trở thành nước lớn hạt nhân đã có thời gian nửa thế kỷ. Trung Quốc ngay từ năm 1964 đã thử nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên, sau Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp, trở thành quốc gia thứ năm sở hữu vũ khí hạt nhân trên thế giới.

Tàu khu trục tên lửa Côn Minh số hiệu 172 Type 052D, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Tàu khu trục tên lửa Côn Minh số hiệu 172 Type 052D, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina)

Năm 1967, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới thử nghiệm thành công bom nhiệt hạch và đã phóng quả tên lửa đạn đạo đầu tiên. Năm 1970, vệ tinh đầu tiên của Trung Quốc bay vào vũ trụ, nhà máy điện nguyên tử đầu tiên bắt đầu hoạt động.

Hàng không vũ trụ Trung Quốc chỉ kém Nga và Mỹ. Từ năm 2003, Trung Quốc định kỳ đưa nhà du hành vũ trụ lên vũ trụ. Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia duy nhất sở hữu trạm không gian quỹ đạo Thiên Cung-1, cũng là quốc gia xây dựng hệ thống dẫn đường vệ tinh và tình báo, trinh sát của nước mình, sau Mỹ, châu Âu và Nga.

Lực lượng tên lửa hạt nhân Trung Quốc còn gọi là Lực lượng pháo binh 2 có khoảng 120.000 quân, tổng cộng có 1.500 - 2.000 quả tên lửa đạn đạo có thể lắp đầu đạn hạt nhân, bao gồm gần trăm quả tên lửa xuyên lục địa có thể tiêu diệt các mục tiêu trong lãnh thổ Mỹ và Nga.

Hiện nay, Trung Quốc đang sản xuất hàng loạt tên lửa chiến lược, từ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng giếng Đông Phong-5A lắp nhiều đầu đạn độc lập và có tầm bắn trên 13.000 km, đến tên lửa xuyên lục địa cơ động kiểu đường sắt và kiểu bánh lốp với tầm bắn có thể đạt 11.000 km, họ có đủ mọi thứ.

Theo đánh giá của chuyên gia, về số lượng vũ khí hạt nhân Trung Quốc chỉ kém Nga và Mỹ, ít nhất có 130 quả tên lửa đạn đạo lắp đầu đạn hạt nhân, khoảng 40 quả tên lửa đạn đạo lắp đầu đạn hạt nhân trang bị cho tàu ngầm hạt nhân, vài chục quả bom hạt nhân trang bị cho máy bay ném bom chiến lược và 150 - 350 tên lửa hành trình lắp đầu đạn hạt nhân.

Tàu ngầm thông thường lớp 039B của Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Tàu ngầm thông thường lớp 039B của Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina)

Hơn nữa, do thông tin liên quan tuyệt đối giữ bí mật, những con số này vẫn là "bảo thủ" nhất. Căn cứ vào con số dự đoán mới nhất, Trung Quốc nhiều nhất sở hữu gần 10.000 đầu đạn hạt nhân.

Trong 5 nước lớn hạt nhân, số lượng thử nghiệm hạt nhân ở mặt đất và dưới mặt đất của Trung Quốc chỉ sau Mỹ, Liên Xô và Pháp, cũng là quốc gia duy nhất tiếp tục xây hầm trú ẩn ở tất cả các thành phố lớn, chuẩn bị đề phòng chiến tranh hạt nhân thực sự.

Tàu sân bay Hải quân

Trước thế kỷ 21, Hải quân Trung Quốc tuy nói cũng sở hữu 6 tàu ngầm hạt nhân tự chế tạo vào thập niên 1980, nhưng, thực chất vẫn là một "hạm đội muỗi" ở ven biển. Tình hình hiện nay đã có sự thay đổi mang tính căn bản. Trung Quốc đã có công nghiệp đóng tàu mạnh, sản lượng đã tăng 16 lần vào đầu thế kỷ này, hiện nay tổng cộng có hơn 3.000 nhà máy đóng tàu sản xuất một nửa tàu mới của thế giới.

Đồng thời, Trung Quốc cũng đang tích cực mua sắm công nghệ hải quân của nước ngoài. Chẳng hạn, vào cuối thập kỷ trước, đã đặt mua 4 tàu khu trục và 10 tàu ngầm của Nga, đã mua hệ thống phòng không và tên lửa hải quân các loại.

Tàu hộ vệ tên lửa Diêm Thành số hiệu 546 của Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Tàu hộ vệ tên lửa Diêm Thành số hiệu 546 của Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina)

Lịch sử tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc càng có sức thuyết phục. Ngay từ 30 năm trước, Trung Quốc đã lấy danh nghĩa thu mua kim loại phế liệu để mua 1 tàu sân bay thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai của Australia.

Sau khi Liên Xô tan rã, Trung Quốc lại mua các tàu sân bay Minsk và Kiev của Nga, mua tàu sân bay Varyag chưa chế tạo xong từ Ukraine, chỉ bỏ ra 33 triệu USD, còn chưa đắt bằng vài biệt thự ở khu triệu phú Rublevka của thành phố Moscow.

Trung Quốc đã nghiên cứu tỉ mỉ những tàu sân bay cũ này, đồng thời cải tạo tàu sân bay Varyag chưa chế tạo xong của Liên Xô thành tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh của Trung Quốc, bàn giao biên chế vào năm 2012. Máy bay chiến đấu hải quân cũng được nghiên cứu chế tạo trên nền tảng máy bay mua từ Ukraine vào năm 2001.

Tàu sân bay Liêu Ninh không chỉ đã tăng cường thực lực của Hải quân Trung Quốc, còn trở thành cơ sở để Trung Quốc tích lũy kinh nghiệm trên phương diện chế tạo và sử dụng tàu sân bay. Theo suy đoán, lô hai tàu sân bay nội địa thực sự đầu tiên của Trung Quốc đã bắt đầu chế tạo.

Hải quân Trung Quốc hàng năm trang bị hơn 10 tàu chiến hạng trung. Đến trước năm 2020, có kế hoạch trang bị ít nhất 5 tàu ngầm hạt nhân mới. Theo dự đoán chuyên gia, tàu khu trục mới Trung Quốc chỉ kém tàu chiến cùng loại của Mỹ và Nhật Bản, tính năng của tàu ngầm diesel Trung Quốc cũng không thua tàu ngầm Nga.

Tàu hộ vệ hạng nhẹ Bách Sắc số hiệu 585 Type 056A của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Tàu hộ vệ hạng nhẹ Bách Sắc số hiệu 585 Type 056A của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina)

Căn cứ vào số liệu của Mỹ, năm 2014, Hải quân Trung Quốc tổng cộng có 1 tàu sân bay, 24 tàu khu trục, 49 tàu hộ vệ tên lửa, 9 tàu hộ vệ hạng nhẹ, 57 tàu đổ bộ và mấy trăm tàu tuần tra bảo vệ bờ biển cùng 61 tàu ngầm dầu diesel và 5 - 8 tàu ngầm hạt nhân.

Hải quân Trung Quốc chia làm 3 hạm đội lớn trong biên chế tác chiến: Hạm đội Bắc Hải phụ trách bảo vệ Bắc Kinh từ phương hướng trên biển, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Nam Hải trước hết được sử dụng cho các hành động nhằm vào Đài Loan.

Hạm đội Nam Hải còn dùng để xâm chiếm (bất hợp pháp) các hòn đảo ở Biển Đông, ứng phó tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei.

Ngân sách quân sự

20 năm qua, ngân sách quân sự Trung Quốc tăng trưởng gấp 19 lần. Năm 1994 chỉ có 6 tỷ USD, năm 2002 đã lên tới 20 tỷ USD, năm 2012 lần đầu tiên vượt qua con số 100 tỷ USD, năm 2014 trên 130 tỷ USD. Theo dự đoán của chuyên gia, khoảng 40% chi tiêu quân sự của Trung Quốc dùng cho phát triển vũ khí công nghệ cao hải quân và không quân.

Tháng 3 năm nay, Trung Quốc chính thức tuyên bố, chi tiêu quân sự năm 2015 sẽ tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, gần 150 tỷ USD. Nhưng, căn cứ vào tính toán của các nhà phân tích Mỹ, số liệu công khai của ngân sách quân sự Trung Quốc thấp 50% so với chi tiêu thực tế.

Tàu hộ vệ hạng nhẹ Chu Châu số hiệu 594 Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc
Tàu hộ vệ hạng nhẹ Chu Châu số hiệu 594 Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc

Theo thống kê của các chuyên gia châu Âu, chi tiêu quân sự thực tế năm 2014 của Trung Quốc là 216 tỷ USD, vượt tổng số chi tiêu quân sự của Nga, Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc. Từ năm 2008 đến nay, Trung Quốc đã đứng thứ hai thế giới về quy mô ngân sách quân sự, chỉ thấp hơn Mỹ. Nhưng nhìn vào tỉ lệ, chi tiêu quân sự của Mỹ chiếm 1/3 toàn thế giới, Trung Quốc chỉ chiếm 12%.

Thực lực của Quân đội Trung Quốc dựa vào hệ thống công nghiệp quân sự khổng lồ, khoảng 30.000 doanh nghiệp và 3 triệu nhân viên. Trung Quốc đã trở thành một trong những nước lớn tiêu thụ vũ khí của thị trường thế giới, chỉ sau Mỹ, Nga, Pháp và Đức.

Từ năm 2003 đến năm 2012, thị phần của Trung Quốc trong thương mại vũ khí toàn cầu từ 2% tăng lên 5%, hơn nữa còn đang tiếp tục tăng lên. Chẳng hạn, là một trong những nước giàu nhất thế giới, Saudi Arabia đã trang bị tên lửa đạn đạo Đông Phong các loại của Trung Quốc.

Đồng thời, Trung Quốc cũng là nước lớn nhập khẩu vũ khí. Đứng thứ hai thế giới về giá trị công nghệ quân sự nhập khẩu, chỉ đứng sau Ấn Độ. Đến nay, Trung Quốc có thể sao chép và sản xuất một loạt vũ khí trang bị có được từ Nga và xuất khẩu ra nước ngoài, hiện đã không cần mua sắm lượng lớn sản phẩm công nghiệp quân sự của Nga, bắt đầu phát triển trọng điểm nghiên cứu chế tạo và sản xuất vũ khí nội địa.

Ngay từ năm 2002, Chính phủ Trung Quốc đã chính thức tuyên bố phương châm phát triển ngành công nghệ cao quốc gia kiểu sáng tạo, yêu cầu sau năm 2010 bắt đầu chế tạo lô vũ khí nội địa hiện đại hóa đầu tiên, đến thập niên 20 của thế kỷ này cần bước vào thị trường trang bị quân sự chủ yếu thế giới, đến giữa thế kỷ này sẽ thực hiện thế cân bằng quân sự với Mỹ. Hiện nay giai đoạn đầu tiên của kế hoạch này đã hoàn thành thuận lợi.

Tàu chi viện tàu ngầm số hiệu 867 Hải quân Trung Quốc
Tàu chi viện tàu ngầm số hiệu 867 Hải quân Trung Quốc
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 Hải quân Trung Quốc hoạt động ở biển xa
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 Hải quân Trung Quốc hoạt động ở biển xa
Hải quân đánh bộ Hải quân Trung Quốc
Hải quân đánh bộ Hải quân Trung Quốc
Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn số hiệu 999 Type 071, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn số hiệu 999 Type 071, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Đông Bình (nguồn mạng quân sự sina)