Chạy đua tàu ngầm khu vực: Nga tiết lộ phương pháp tác chiến cho Việt Nam

10/05/2015 08:26
Đông Bình (Tổng hợp)
(GDVN) - Báo Trung Quốc tỏ ra lo ngại cửa hang động tàu ngầm Trung Quốc bị phá hủy, trong khi tàu ngầm Việt Nam được Nga đào tạo cách đánh của tàu ngầm Trung Quốc.
Tàu ngầm chiến lược CHDCND Triều Tiên bắn thử tên lửa đạn đạo
Tàu ngầm chiến lược CHDCND Triều Tiên bắn thử tên lửa đạn đạo

CHDCND Triều Tiên

Tân Hoa xã ngày 9 tháng 5 đưa tin, theo hãng tin KCNA ngày 9 ngày 9 tháng 5, tàu ngầm chiến lược của CHDCND Triều Tiên gần đây đã tiến hành bắt thử thành công tên lửa đạn đạo từ dưới nước. Nhà lãnh đạo cao nhất của CHDCND Triều Tiên, ông Kim Jong-ul đã quan sát quá trình bắn thử.

Theo bài báo, ông Kim Jong-ul đã đến khu vực bắn cách xa đất liền, sau khi tìm hiểu tình hình chiến thuật và kỹ thuật của tên lửa đạn đạo mới, đã hạ lệnh bắn. Lần bắn này chứng minh các chỉ tiêu của tên lửa đạn đạo trang bị cho tàu ngầm của CHDCND Triều Tiên hoàn toàn đạt yêu cầu khoa học công nghệ quân sự mới nhất.

Bài báo dẫn lời ông Kim Jong-ul cho biết, bắn thử thành công lần này không thua kém thành tựu kinh ngạc phóng vệ tinh nhân tạo, có nghĩa là CHDCND Triều Tiên đã sở hữu vũ khí chiến lược trình độ quốc tế, có năng lực tấn công, tiêu diệt kẻ thù và tiến hành tác chiến dưới nước ở bất cứ vùng biển nào.

Tuy nhiên, bài báo không đề cập tới thời gian và địa điểm bắn.

Ngày 7 tháng 5 năm 2015, Hải quân Hàn Quốc tổ chức lễ hạ thủy tàu ngầm SS-078 ROKS Ryu Gwansun
Ngày 7 tháng 5 năm 2015, Hải quân Hàn Quốc tổ chức lễ hạ thủy tàu ngầm SS-078 ROKS Ryu Gwansun

Hàn Quốc

Tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 7 tháng 5 dẫn hãng tin Yonhap Hàn Quốc đưa tin, Hải quân Hàn Quốc cùng ngày đã tổ chức lễ hạ thủy cho tàu ngầm Type 214 thứ sáu mang tên SS-078 ROKS Ryu Gwansun (lớp 1.800 tấn), tàu Ryu Gwansun sẽ biên chế vào tháng 11 năm 2016.

Theo giới thiệu của hãng tin Yonhap Hàn Quốc, đây là lần đầu tiên sử dụng tên phụ nữ (Ryu Gwansun) để đặt tên cho tàu ngầm kể từ khi Hải quân Hàn Quốc thành lập cho đến nay. Ryu Gwansun là nhà hoạt động độc lập chống Nhật của Hàn Quốc, đã đứng đầu "phong trào độc lập 3.1" trong thời kỳ thực dân Nhật thống trị.

Tàu ngầm ROKS Ryu Gwansun dài 65,3 m, rộng 6,3 m, tốc độ tối đa là 20 hải lý/giờ, có thể mang theo khoảng 40 thủy thủ. Tàu ngầm ROKS Ryu Gwansun có thể thực hiện các nhiệm vụ như tác chiến đối hạm, tác chiến săn ngầm.

Ngày 7 tháng 5 năm 2015, Hải quân Hàn Quốc tổ chức lễ hạ thủy tàu ngầm SS-078 ROKS Ryu Gwansun
Ngày 7 tháng 5 năm 2015, Hải quân Hàn Quốc tổ chức lễ hạ thủy tàu ngầm SS-078 ROKS Ryu Gwansun

Tàu ngầm này lắp tên lửa hành trình do Hàn Quốc tự chế tạo, có tầm bắn đạt 1.000 km, đồng thời trang bị động cơ không lệ thuộc không khí (AIP), có thể tác chiến 2 tuần ở trong nước, vì vậy có thể tiến hành chạy một vòng từ Hàn Quốc đến Hawaii, Mỹ và quay lại chỗ cũ trong tình hình không cần tiếp nhiên liệu.

Nhật Bản-Australia

Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 7 tháng 5 đưa tin, Chính phủ Nhật Bản đã đồng ý cung cấp tài liệu bí mật liên quan đến tàu ngầm tàng hình cho Australia trong tháng này. Có phân tích cho rằng, quyết định chưa từng có này đã cho thấy Chính phủ Nhật Bản rất mong muốn có được hợp đồng tàu ngầm từ Australia, thông tin này được 2 quan chức Nhật Bản biết rõ kế hoạch này tiết lộ.

Chương trình "Đánh giá mang tính cạnh tranh" của Australia sẽ xem xét các chương trình tàu ngầm do Công ty ThyssenKrupp Đức, nhà thầu hải quân quốc doanh DCNS Pháp và kế hoạch đấu thầu do Chính phủ Nhật Bản đứng đầu (có sự tham gia của Công nghiệp nặng Kawasaki và Công nghiệp nặng Mitsubishi) cung cấp.

Tàu ngầm AIP lớp Soryu của Nhật Bản
Tàu ngầm AIP lớp Soryu của Nhật Bản

Tổng trị giá chương trình tàu ngầm của Australia lên tới 40 tỷ đôla Úc, bao gồm 12 tàu chiến và sẽ thay thế tàu ngầm lớp Collins cũ kỹ hiện có của Australia, trong khi đó, Nhật Bản luôn giữ vị trí dẫn trước trong chương trình này. Nhưng, do sức ép của nghị sĩ đảng đối lập và đảng cầm quyền, Thủ tướng Australia Tony Abbott gần đây cũng đã mở đấu thầu mua sắm tàu ngầm cho các nước khác.

Việc cởi mở về kế hoạch mua sắm đã gây ra sự bất an cho quan chức quốc phòng của Nhật Bản, bởi vì tham gia tranh thầu xuất khẩu có thể xây dựng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thành một người "theo chủ nghĩa quân phiệt", trong khi đó, cuối tháng này, ông Shinzo Abe sẽ đưa ra một đề án lập pháp gây tranh cãi ở Quốc hội Nhật Bản, để tiếp tục tăng cường năng lực phòng vệ của Nhật Bản.

Nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani vẫn đồng ý cung cấp tài liệu kỹ thuật bí mật liên quan tàu ngầm cho Australia - đồng minh ngoài Mỹ, bởi vì Australia cho biết điều này rất quan trọng để căn cứ vào tình năng kỹ thuật của tàu ngầm, từ đó đưa ra quyết định.

Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Nhật Bản
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Nhật Bản

Australia hy vọng Nhật Bản tham gia chương trình tranh thầu tàu ngầm, bởi vì Australia rất quan tâm tới tàu ngầm lớp Soryu 4.000 tấn và hệ thống đẩy pin ion lithium của nó. Trong khi đó, chương trình tranh thầu của Đức và Pháp là tàu ngầm lớp 2.000 tấn.

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Kevin Andrews ngày 6 tháng 5 còn gọi điện cho Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani, hy vọng được Nhật Bản giúp đỡ trong chương trình tàu ngầm và đề nghị Nhật Bản tham gia tranh thầu.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nhật Bản Hirofumi Takeda từ chối tiết lộ chi tiết về kế hoạch tranh thầu tàu ngầm, nhưng cho biết: "Quan chức của Tokyo đang thảo luận cách thức giúp đỡ Australia".

Còn chủng loại tài liệu kỹ thuật cụ thể mà Nhật Bản cung cấp cho Canberra cũng hoàn toàn chưa rõ, nhưng điều đáng chú ý là, sau kế hoạch trao đổi này, vào tháng 6, Thủ tướng Australia Tony Abbott sẽ đến thăm Tokyo để gặp Thủ tướng Shinzo Abe.

Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản

Tàu ngầm thông thường lớp Soryu phiên bản cải tiến có thể trở thành đơn đặt hàng nước ngoài lớn đầu tiên của công nghiệp quốc phòng Nhật Bản, sau khi ông Shinzo Abe thông qua lập pháp vào năm 2014 nới lỏng hạn chế xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản.

Trong khi đó, ông Tony Abbott gọi Nhật Bản là "người bạn thân thiết ở châu Á" của Australia, thể hiện rất muốn tăng cường hợp tác giữa hai nước.

Mỹ cũng trông đợi làm sâu sắc hợp tác hai nước và ủng hộ tàu ngầm Nhật Bản (lắp trang bị vũ khí, radar và giám sát do Mỹ sản xuất) tham gia tranh thầu.

Đánh giá mua sắm tàu ngầm của Australia sẽ xem xét đến tính năng, chi phí, kế hoạch chế tạo và mức độ tham gia của ngành quốc phòng Australia, mỗi nước đấu thầu sẽ nhận được 6 triệu đô la Úc dùng để chuẩn bị dự thầu, trong đó, một hạng mục kiểm tra chính là tiết lộ tài liệu công nghệ liên quan. Kế hoạch đánh giá sẽ trải qua ít nhất 10 tháng, sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Australia sẽ đề xuất kiến nghị mua sắm lên Chính phủ Liên bang.

Tàu ngầm thông thường Type 039B Trung Quốc
Tàu ngầm thông thường Type 039B Trung Quốc

Trung Quốc

Tự tô vẽ tính năng tàu ngầm AIP

Mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 6 tháng 5 đưa tin, những năm gần đây, nhiều loại tàu ngầm động cơ AIP (hệ thống không lệ thuộc không khí) của Trung Quốc liên tục đưa vào hoạt động, tính năng được cho là đạt trình độ tiên tiến thế giới. Nhưng, do Trung Quốc giữ kín công nghệ tàu ngầm, vì vậy họ chưa công khai toàn diện các thông số cụ thể của hệ thống AIP của nước này.

Gần đây, tờ "Nhân Dân nhật báo" Trung Quốc thậm chí cho rằng, công suất của động cơ tàu ngầm AIP Trung Quốc cao hơn sản phẩm của nước ngoài tới 117%, đây là lần đầu tiên thông tin công khai nhắc tới chi tiết thông số kỹ thuật của động cơ Stirling Trung Quốc. Loại động cơ tiên tiến này sẽ trở thành "công nghệ bí mật riêng" AIP mới của Quân đội Trung Quốc.

Theo "Nhân Dân nhật báo" ngày 26 tháng 4, trong lĩnh vực động cơ đặc chủng, bộ phận động cơ đặc chủng của Viện nghiên cứu 711, Tập đoàn công nghiệp nặng tàu thủy Trung Quốc trải qua gần 10 năm, nghiên cứu chế tạo thành công động cơ mới có bản quyền sở hữu trí tuệ hoàn toàn, so với sản phẩm cùng loại tiên tiến nhất của nước ngoài, công suất đã nâng cao 117%, đứng hàng đầu thế giới, hiện đã đưa vào kế hoạch ứng dụng của tàu thế hệ tiếp theo.

Tàu ngầm thông thường Type 039 lớp Tống Trung Quốc
Tàu ngầm thông thường Type 039 lớp Tống Trung Quốc

Được biết, Viện nghiên cứu 711 là cơ quan nghiên cứu chủ yếu hệ thống động lực tàu ngầm thông thường của Trung Quốc, từng nghiên cứu chế tạo hệ thống động lực của nhiều loại tàu ngầm, trong đó, trình độ công nghệ cao nhất là hệ thống động cơ AIP sử dụng ở tàu ngầm Type 039B.

Hệ thống AIP của tàu ngầm Type 039 sử dụng động cơ Stirling, loại động cơ này được Trung Quốc nhập khẩu công nghệ của Thụy Điển, bắt đầu nghiên cứu chế tạo từ thập niên 1980.

Hiện nay, động cơ 4-275 được Thụy Điển đưa ra thị trường quốc tế có nhiều loại, gồm có loại 75 kW và 110 kW, nhưng bán trên thị trường quốc tế hiện nay là loại 75 kW. Loại Trung Quốc nhập khẩu ban đầu chính là động cơ Stirling phiên bản 75 kW, sau khi sao chép thành công, đã sử dụng cho tàu ngầm thông thường Type 039B.

Do công suất của động cơ Stirling khá nhỏ, cho nên thường trực tiếp dùng để đẩy tàu ngầm chạy chậm dưới nước. Trong khi đó, công nghệ máy phát điện mới của Trung Quốc có thể đồng thời đáp ứng yêu cầu chạy chậm ở dưới nước và nạp điện cho pin chính của tàu ngầm.

Vì vậy, mặc dù tổng công suất của 4 động cơ Stirling giống như tàu ngầm AIP lớp Soryu của Nhật Bản, nhưng nó lại có tính linh hoạt chiến thuật cao hơn. Trước khi ô xi hóa lỏng trên tàu hao hết, tàu ngầm cũng không phải chạy ở trạng thái sử dụng ống thông khí, từ đó gần như có tính năng của "tàu ngầm hạt nhân nhỏ".

Tháng 7 năm 2014, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert thăm quan tàu ngầm Type 039B số hiệu 230 ở căn cứ Lữ Thuận, Đại Liên của Hải quân Trung Quốc
Tháng 7 năm 2014, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert thăm quan tàu ngầm Type 039B số hiệu 230 ở căn cứ Lữ Thuận, Đại Liên của Hải quân Trung Quốc

Mặc dù vậy, do vấn đề công suất động cơ Stirling nhỏ, tốc độ nạp điện dưới nước của tàu ngầm Type 039B khá chậm. Sau khi chạy ở dưới nước vài giờ với tốc độ 20 hải lý/giờ, có thể cần lấy tốc độ khoảng 2 hải lý/giờ quanh quẩn vài ngày ở dưới nước mới có thể nạp đủ bình điện chính.

Như vậy, nâng cao công suất của động cơ Stirling là công nghệ then chốt của tính năng tàu ngầm Type 039B và tàu ngầm AIP thế hệ mới tương lai.

Trong khi đó, "máy hơi nóng" do Viện 711 nghiên cứu chế tạo chính là thành quả mới nhất của Trung Quốc trên phương diện này, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nó có các loại khác nhau, dùng cho máy phát điện loại 20 kW và loại 100 kW.

Ưu điểm của nó là, vừa có thể sử dụng khí đốt, dầu diesel, năng lượng mặt trời, vừa có thể sử dụng nhiên liệu thể rắn khác làm động lực để tiến hành phát điện, trong khi khí thải nhỏ hơn động cơ khác, đạt tiêu chuẩn khí thải của châu Âu.

Tức là, động cơ Stirling của Trung Quốc khi đó đã tiếp cận mức công suất 110 kW của động cơ Type 4-275 Thụy Điển.

Tính như vậy, công suất của động cơ Stirling thế hệ mới Trung Quốc phải là 160 kW hoặc 217 kW, tàu ngầm mới nếu cũng sử dụng 4 động cơ Stirling như Type 039B, công suất có thể đạt 640 kW - 868 kW (868 mã lực - 1.180 mã lực). Động cơ này phải đồng thời xạc điện cho máy phát điện và hệ thống động cơ.

Tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo của Hải quân Trung Quốc
Tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo của Hải quân Trung Quốc

Trên tàu ngầm động cơ thông thường lớp Kilo Nga, có 1 tổ máy phát điện dùng trong tuần tra 150 mã lực và 2 tổ máy phát điện dùng khi khẩn cấp 102 mã lực. Tức là, động cơ Stirling mới của Trung Quốc có thể dùng tốc độ tương đương với tàu ngầm thông thường trong trạng thái sử dụng ống thông khí để xạc cho bình điện chính, đồng thời vẫn có thể đẩy tàu ngầm chạy tốc độ thấp (tốc độ 2 - 3 hải lý/giờ).

Tính năng này độc nhất vô nhị trên thế giới hiện nay, cho dù là nghiên cứu thành công tàu ngầm sử dụng pin lithium trong tương lai thì mật độ năng lượng của nó cũng không thể sánh ngang với dầu diesel, vẫn cần xạc điện cho bình điện trong trạng thái sử dụng ống thông gió.

Đột phát của Trung Quốc đối với công nghệ động cơ Stirling đã giúp cho tính năng của hệ thống động lực tàu ngầm thông thường Trung Quốc tiếp tục mở rộng ưu thế trước tàu ngầm cùng loại của nước khác.

Tàu ngầm Trung Quốc thiếu sức chiến đấu

Ngoài ra, cũng nói về tàu ngầm Trung Quốc, mạng “Đại kỷ nguyên” tiếng Trung ngày 7 tháng 5 đưa tin, 2 căn cứ tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc hiện đều đã xây dựng kiểu “hang động”.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn, Hải quân Trung Quốc
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn, Hải quân Trung Quốc

Dư luận quốc tế cho rằng, tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc nếu thường xuyên đậu ở căn cứ sẽ trở thành “bánh sủi cảo đặt trong bình”, hoàn toàn không có sức chiến đấu. Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc ít được đưa đi tuần tra được cho là do có tiếng ồn lớn, dễ bị theo dõi.

Theo tạp chí “Kanwa Defense Review” Canada tháng 5, tổng quan tình hình năm 2014 của 3 căn cứ tàu ngầm hạt nhân lớn của Hải quân Trung Quốc có thể phát hiện, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 không nằm trong trạng thái trực ban sẵn sàng chiến đấu, phần lớn thời gian ở lì tại căn cứ.

Trong khi đó, thời gian đi biển của tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 tăng so với tàu ngầm Type 091, nhưng vẫn không đạt mức tuần tra của tàu ngầm hạt nhân Mỹ và Nga.

Theo tạp chí, tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Mỹ và Nga trong 1 năm có 1/3 thời gian tuần tra trên biển, nhưng lực lượng tàu ngầm Trung Quốc lại thường đậu ở căn cứ. 2 căn cứ tàu ngầm ở Thanh Đảo, Hải Nam đều đã được xây dựng kiểu “hang động”. Căn cứ vào kỷ lục năm 2014, tàu ngầm thường xuyên đậu ở cảng.

Theo tờ “Thời báo Hoàn Cầu” ngày 6, nơi ẩn náu tốt nhất của tàu ngầm chính là thời chiến nhanh chóng lặn xuống, rời khỏi căn cứ. Một khi chui vào hang động, dựa vào độ chính xác tấn công của vũ khí dẫn đường, tên lửa hành trình trên biển, trên không hiện nay, phá hủy cửa hang động là không thành vấn đề, muốn hoàn thành sửa chữa thì chiến tranh đã kết thúc, huống hồ có thể nhiều lần tiến hành tấn công chính xác đối với cửa hang động.

Theo bình luận của Kanwa, tất cả tàu ngầm trong hang động này sẽ trở thành “bánh sủi cảo đặt ở trong bình”, hoàn toàn mất đi sức chiến đấu.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn, Hải quân Trung Quốc ở quân cảng
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn, Hải quân Trung Quốc ở quân cảng

Theo dư luận quốc tế, trước năm 2007, tàu ngầm thông thường và vài tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Trung Quốc hàng năm chỉ tiến hành tuần tra rất ít. Còn trong năm 2005, ở căn cứ tàu ngầm không tiến hành bất cứ hoạt động tuần tra nào. Nhiều năm qua, do thiếu nhân viên điều khiển tàu ngầm thành thạo và vấn đề máy móc của bản thân tàu ngầm, phần lớn tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc luôn đậu ở căn cứ hải quân.

Theo bài báo, tiếng ồn của tàu ngầm Trung Quốc lớn hơn dự tính của bất cứ ai. Rất nhiều hoạt động dưới nước của tàu ngầm Hải quân Trung Quốc sẽ đem lại nhiều cơ hội hơn cho quân đội nước ngoài bám theo và theo dõi.

Bài báo chỉ ra, chỉ cần tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc không hoạt động, máy bay, tàu trinh sát và tàu ngầm theo dõi của hải quân các nước sẽ không có cơ hội thu được thông tin về những tàu ngầm này. Điều quan trọng nhất là không thể biết được, khi lặn, tàu ngầm Trung Quốc sẽ sinh ra bao nhiêu tiếng ồn.

Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc trên Biển Đông
Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc trên Biển Đông

“Việt Nam được Nga tiết lộ phương pháp tác chiến của tàu ngầm Kilo”

Cũng theo tờ “Đại kỷ nguyên”, ngày 5 tháng 6 năm 2014, Nga khởi công chế tạo tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo thứ 6 cho Việt Nam ở St. Petersburg, tàu ngầm này là chiếc cuối cùng trong hợp đồng tàu ngầm Nga-Việt năm 2009. Được biết, tàu ngầm lớp Kilo sẽ lắp tên lửa chống hạm Club-S, tiếng ồn rất thấp.

Đài truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng ngày 7 tháng 1 nói lên góc nhìn riêng của họ, cho rằng: “Việt Nam hy vọng có thể ngăn chặn hoạt động của tàu ngầm Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông, trong khi đó, Nga bán nhiều vũ khí, kiếm tiền mặt từ Việt Nam, giúp Việt Nam chống lại Quân đội Trung Quốc”.

Theo bài báo, trong mấy năm qua, Nga bán cho Việt Nam 32 máy bay chiến đấu phiên bản nâng cấp đổi mới của Su-30MK2, ngoài ra còn có tàu hộ vệ, tàu tên lửa, máy bay chiến đấu Su-27, máy bay trực thăng vũ trang, radar dò tìm điện tử v.v…

Theo bài báo, Nga đã bán cho Việt Nam 6 tàu ngầm lớp Kilo, chúng tiên tiến hơn so với 12 tàu ngầm lớp Kilo Nga bán cho Trung Quốc trước đây.

Tàu ngầm HQ-182 Hà Nội và HQ-183 Hồ Chí Minh - được báo chí Trung Quốc cho là lực lượng trụ cột của Hải quân Việt Nam
Tàu ngầm HQ-182 Hà Nội và HQ-183 Hồ Chí Minh - được báo chí Trung Quốc cho là lực lượng trụ cột của Hải quân Việt Nam

Vấn đề quan trọng là, Nga còn cam kết, binh sĩ tàu ngầm của Hải quân Việt Nam có thể được đào tạo cách đánh của tàu ngầm lớp Kilo mới nhất của Nga, như vậy, Việt Nam có thể học được cách đánh của tàu ngầm lớp Kilo – loại tàu mà Hải quân Trung Quốc sử dụng, bao gồm trang bị tương ứng, hơn nữa, tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam được nâng cấp về công nghệ cao hơn so với công nghệ tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc. 

Đông Bình (Tổng hợp)