Trung Quốc đang biến điểm sáng kinh tế châu Á thành khu vực nguy hiểm

27/05/2014 10:14
Việt Dũng
(GDVN) - Bài viết nhấn mạnh đến sự trỗi dậy của Trung Quốc đang làm thay đổi cục diện khu vực, xu hướng liên kết đối phó Trung Quốc tăng lên.
Giàn khoan HD-981 hạ đặt trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc còn cho tàu chiến, máy bay quân sự cùng các loại tàu khác hộ tống, chẳng khác gì một hành động xâm lược vùng biển thuộc của chủ quyền Việt Nam.
Giàn khoan HD-981 hạ đặt trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc còn cho tàu chiến, máy bay quân sự cùng các loại tàu khác hộ tống, chẳng khác gì một hành động xâm lược vùng biển thuộc của chủ quyền Việt Nam.

Tờ “Liên hợp buổi sáng” Singapore ngày 22 tháng 5 cho rằng, nhìn vào tranh chấp Biển Đông và Đông Bắc Á, rủi ro địa-chính trị khu vực này đang tăng lên. Các bên xung đột cần tránh sử dụng ngôn ngữ chính trị mạnh mẽ làm thu hẹp không gian xoay sở, đồng thời thông qua kênh ngoại giao để giải quyết tranh chấp, làm cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương thể hiện đầy đủ điểm sáng về kinh tế.

Theo bài báo, địa-chính trị là tranh đoạt không gian và quyền lực trong một môi trường địa lý. Tuy tranh chấp đã lâu, nhưng tình hình căng thẳng Biển Đông gần đây nóng lên nhanh chóng.

Ngoài Biển Đông, địa-chính trị Đông Bắc Á cũng sẽ làm thay đổi cục diện quyền lực khu vực này. Quan hệ Trung-Nhật bị xấu đi vì tranh chấp đảo Senkaku, Mỹ gần đây cho biết rõ, Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật được áp dụng cho đảo Senkaku.

Để chống lại Trung Quốc, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ủng hộ Việt Nam và Philippines trong vấn đề Biển Đông. Sách lược liên kết này rõ ràng gây lo ngại cho Bắc Kinh.

Ngày 21 tháng 3 năm 2014, Trung Quốc biên chế tàu khu trục tên lửa Côn Minh Type 052D cho Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Ngày 21 tháng 3 năm 2014, Trung Quốc biên chế tàu khu trục tên lửa Côn Minh Type 052D cho Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Địa-chính trị Biển Đông và Đông Bắc Á không tách rời mối quan hệ giữa hai nước lớn Trung Quốc và Mỹ. Đối với Bắc Kinh, Mỹ đang thông qua các đồng minh quân sự bao vây Trung Quốc, để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Còn đối với Washington, Mỹ là quốc gia Thái Bình Dương, là người có lợi ích ở khu vực này, hơn nữa có quan hệ hợp tác quân sự với nhiều quốc gia trong khu vực, vì vậy họ cảm thấy lo ngại với các hoạt động trên biển gần đây của Bắc Kinh.

Quan hệ Trung-Mỹ liên tục thăng trầm chủ yếu là do cạnh tranh lợi ích chiến lược giữa hai nước. Trung Quốc là nước lớn trỗi dậy, trong khi đó Mỹ là nước lớn hiện tại. Hai bên có quan hệ với nhau như thế nào có ảnh hưởng to lớn đối với khu vực này.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trả lời phỏng vấn chỉ ra, cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc, thực lực của họ sẽ mở rộng, vì vậy không chỉ quan hệ và cân bằng Trung-Mỹ sẽ có điều chỉnh, các nước khác như Nhật Bản và ASEAN cũng cần tiến hành điều chỉnh mới, tìm ra vai trò mới của mình trong sự cân bằng đó.

Ngày 22 tháng 3 năm 2013, biên đội cơ động liên hợp của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông.
Ngày 22 tháng 3 năm 2013, biên đội cơ động liên hợp của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông.

Ngoài ra, tình hình bế tắc chính trị của Thái Lan và cuộc bầu cử Tổng thống Indonesia cũng có thể gây rủi ro địa-chính trị. Sự kiện đặt tên tàu hộ vệ Indonesia đã phản ánh tác động từ chính trị nội bộ của các nước xung quanh, có thể gây ra cục diện căng thẳng bất ngờ. Chính trị đa nguyên hóa của các nước xung quanh có nghĩa là ngoại giao của Trung Quốc sẽ mưu mô và thủ đoạn hơn.

Khác với thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chính trị quốc tế đã bước vào cục diện quyền lực đa cực hóa, vì vậy sách lược liên kết sẽ càng phức tạp hơn. Sự trỗi dậy của Trung Quốc khó tránh khỏi việc nước này sẽ cố tình “viết lại một số quy tắc quốc tế”. Đối với địa-chính trị khu vực này, điều này là then chốt của thay đổi.

Nhìn vào cạnh tranh ở Biển Đông và Đông Bắc Á gần đây, rủi ro địa-chính trị khu vực này đang tăng lên. Bên xung đột cần tránh sử dụng ngôn ngữ chính trị mạnh mẽ làm thu hẹp không gian xoay xở (có thể thương lượng), đồng thời thông qua kênh ngoại giao giải quyết tranh chấp để khu vực châu Á-Thái Bình Dương phản ánh đầy đủ là điểm sáng về kinh tế.

Ngày 26 tháng 7 năm 2013, Hạm đội Nam Hải tiến hành tập trận trên Biển Đông
Ngày 26 tháng 7 năm 2013, Hạm đội Nam Hải tiến hành tập trận trên Biển Đông
Việt Dũng