Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh. |
Tân Hoa Xã ngày 18/12 đăng bài xã luận cho rằng, những tháng vừa qua Trung Quốc đã nỗ lực "dàn xếp các vấn đề lãnh thổ do lịch sử để lại với các nước láng giềng Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam".
Vì vậy, theo Tân Hoa Xã Ngoại trưởng Mỹ John Kerry "không cần phải chỉ trích khắc nghiệt đối với chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông" khi ông đến thăm Hà Nội hôm thứ Hai.
Tại Manila, điểm dừng chân tiếp theo của mình, Ngoại trưởng John Kerry dự kiến sẽ chờ đợi một thỏa thuận về tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở quốc gia này, một hành động được xem như hỗ trợ cho các nước Đông Nam Á "trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc".
Trong vài năm qua, Biển Đông đã trở thành một chủ đề mới trong chiến lược của Washington ở châu Á. Tân Hoa Xã cáo buộc, "giới diều hâu Mỹ đã xúi một số nước Đông Nam Á tin vào một kịch bản trò chơi có tổng bằng không trong quan hệ với Trung Quốc" khi hình dung Bắc Kinh như một mối đe dọa phổ biến.
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc bình luận, như lịch sử thường thấy, quan hệ với Trung Quốc là "trò chơi cùng thắng", tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc trong 3 thập kỷ qua đã tạo ra lợi ích lớn cho các nước láng giềng. Thương mại nở rộ, đầu tư twang vọt là kết quả của chính sách cải cách và mở cửa của Trung Quốc.
Tân Hoa Xã tự tin nhận định, kinh tế Trung Quốc được gắn chặt với phần còn lại của thế giới bằng "một con đường hòa bình, phát triển" là xu thế cần thiết và không thể tránh khỏi. Trung Quốc phát triển phong phú hơn thì ai cũng có lợi. Một khu vực Đông Á thịnh vượng là "vì lợi ích của tất cả các nước có quyền lợi trong khu vực, trong đó có Mỹ".
Ngoại trưởng Mỹ thăm Philippines. |
Tân Hoa Xã cho rằng sức sống của (hợp tác) kinh tế làm cho các cuộc đối đầu ngày càng ít hấp dẫn. "Trong tháng 10, Trung Quốc đã đưa ra đề xuất phát triển chung với Việt Nam và Brunei như một khúc dạo đầu chiến lược và thực tiễn để giải quyết dứt điểm vấn đề tranh chấp lãnh thổ".
Phương pháp hay "thủ đoạn" Bắc Kinh đang triển khai để đạt mục đích này, được Tân Hoa Xã liệt kê: Chủ động, hứa hẹn lợi nhuận vứng chắc từ (hợp tác khai thác) dầu và khí đốt (ở Biển Đông), thúc đẩy sự hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau để tiến đến một giải pháp cuối cùng.
Như một phần của kế hoạch lớn củng cố quan hệ với các nước láng giềng Đông Á, Trung Quốc đang đề xuất thiết lập một ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng và tăng cường hợp tác an ninh hàng hải để thúc đẩy hòa bình và phát triển trong khu vực.
Tân Hoa Xã cho rằng mục tiêu này rất phù hợp với mục tiêu chiến lược của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và để đảm bảo một môi trường khu vực hòa bình và hợp tác, Mỹ cần phải có thái độ tích cực hơn.
Kênh truyền thông chính thức của nhà nước Trung Quốc cảnh báo, sẽ là thiếu thận trọng nếu Washington tiếp tục đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực, làm mất cân bằng cán cân quyền lực, đồng thời "nhắc nhở một số bên trong khu vực đang lựa chọn đối đầu thay vì tham gia vào các cuộc đàm phán hiệu quả."
Tuy nhiên, chiêu bài "cùng hợp tác" của Trung Quốc ở Biển Đông mà Tân Hoa Xã đang cổ súy đã bị Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ vạch trần trong bài Ts Trần Công Trục: TQ chỉ muốn hợp tác chung, né tránh phân giới đăng tải trên báo Điện tử Giáo dục Việt Nam gần đây.
- Hậu Jang Song-thaek TQ lực bất tòng tâm, Vương Nghị gọi hỏi Lavrov
- Từ đầu Kim Nhật Thành đã không muốn Jang Song-thaek làm con rể
- Cháu Kim Jong-un xóa dấu vết tránh bị truy lùng sau vụ Jang Song-thaek
- Cha Kim Jong-un dặn con trai: Cảnh giác với Jang Song-thaek
- Ngôi sao mới trên bầu trời Bình Nhưỡng lập công lật đổ Jang Song-thaek
- Chosun: Bầu không khí sợ hãi bao trùm Bình Nhưỡng hậu Jang Song-thaek
- Cô ruột Kim Jong-un phải ly hôn 1 ngày trước khi xử tử Jang Song-thaek
- Jang Song-thaek có thể bị tra tấn trước phiên tòa
- Ảnh Ngoại trưởng Mỹ thăm Cà Mau: Thật tuyệt vời khi được ở đây
- Học giả TQ: Cô ruột Kim Jong-un đồng ý để cháu tử hình Jang Song-thaek