Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ: Trung Quốc đe dọa quân sự láng giềng ở Biển Đông

24/04/2016 07:26
Đông Bình
(GDVN) - Trung Quốc còn đe dọa tự do hàng hải và hoạt động thương mại hợp pháp, cản trở láng giềng tự do sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp hòa bình, hợp pháp

Đa Chiều ngày 22/4 cho hay, tại Đại học South California cùng ngày, ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phát biểu cho rằng, trong rất nhiều va chạm Mỹ-Trung, hành vi của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông là điều gây quan ngại nhất.

Ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho rằng, hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là quân sự hóa. Nguồn ảnh: Tân Hoa xã/Đa Chiều
Ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho rằng, hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là quân sự hóa. Nguồn ảnh: Tân Hoa xã/Đa Chiều

Ông Daniel Russel nói: "Mỹ không yêu cầu Trung Quốc từ bỏ yêu sách lãnh thổ ở biển Hoa Đông và Biển Đông, nhưng Mỹ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành vi đơn phương gây thiệt hại cho lợi ích của các bên yêu sách khác, làm thay đổi hiện trạng và phá hoại sự ổn định".

Theo ông Daniel Russel, các tiền đồn quân sự do Trung Quốc xây mới ở quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) đe dọa các tàu thuyền và máy bay qua lại, muốn làm thay đổi đường chạy và bay của chúng, điều này đã đe dọa tự do hàng hải.

Trung Quốc xua đuổi ngư dân địa phương ở ngư trường truyền thống trên những vùng biển này, đã cản trở hoạt động thương mại hợp pháp. Tàu chiến Hải quân Trung Quốc tới lui ở vùng biển (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp, Trung Quốc xây các công trình quân sự mới ở các thực thể có tranh chấp - điều này khiến cho các nước láng giềng bị dọa dẫm và bị đe dọa quân sự;

Trung Quốc ra sức bôi đen vụ kiện của Philippines theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, điều này khiến cho các bên yêu sách chủ quyền khác không thể tự do tìm kiếm cơ chế giải quyết tranh chấp hòa bình, hợp pháp.

Đầu tháng 4/2016, một khu thủy cảnh thuộc Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận với hơn 20 khoa mục trong đó có vượt qua khu phong tỏa thủy lôi, phóng đạn gây nhiễu, đột kích chống người nhái, hỏa pháo tấn công. Nguồn ánh: Nhân Dân nhật báo, Trung Quốc.
Đầu tháng 4/2016, một khu thủy cảnh thuộc Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận với hơn 20 khoa mục trong đó có vượt qua khu phong tỏa thủy lôi, phóng đạn gây nhiễu, đột kích chống người nhái, hỏa pháo tấn công. Nguồn ánh: Nhân Dân nhật báo, Trung Quốc.

Theo ông Daniel Russel, các nước ASEAN cho rằng, Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông, nhưng hành động của Mỹ ở Biển Đông không phải là quân sự hóa.

Vài chục năm qua, hành động của Mỹ ở các khu vực trên thế giới hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế. Sự hiện diện của Mỹ ở khu vực này đã được các nước duyên hải Đông Nam Á ủng hộ.

Ông Daniel Russel cho biết, Mỹ thúc giục Trung Quốc thông qua phương thức phù hợp với luật pháp quốc tế, làm rõ yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, đồng thời thừa nhận các nước khác cũng có quyền lợi như Trung Quốc. Mỹ và các nước khác có lợi ích và tự do ở Biển Đông, được luật pháp quốc tế bảo vệ, trong đó có tự do tránh bị cưỡng bức, uy hiếp.

Trước đó, tại phiên điều trần ở Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ ngày 19/4, ông Daniel Russel cho biết, Mỹ đứng ra để buộc các bên phải tuân thủ luật pháp quốc tế ở những nơi mà Mỹ có các quyền lợi kinh tế và an ninh sống còn.

Ông nói thêm rằng chuyện không phải là về “những bãi đá” mà về “các luật lệ” mà Mỹ sẽ hưởng lợi.

Ngày 17/4/2016, một chi đội tàu đổ bộ Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật, đã điều động tàu đệm khí Type 726 tiến hành đổ bộ. Nguồn ảnh: Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc
Ngày 17/4/2016, một chi đội tàu đổ bộ Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật, đã điều động tàu đệm khí Type 726 tiến hành đổ bộ. Nguồn ảnh: Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc

Ngày 22/4, ông Daniel Russel còn tái khẳng định, Mỹ cho rằng, vụ kiện trọng tài được thực hiện theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có thể làm rõ quyền lợi biển của Trung Quốc và Philippines, có lợi cho thu hẹp phạm vi tranh chấp giữa hai nước ở vùng biển liên quan.

Theo ông Daniel Russel, quyết định của trọng tài cũng có thể mở rộng không gian, làm cho tất cả các bên yêu sách có thể tiến hành thảo luận có ý nghĩa về vấn đề quản lý tài nguyên và cùng khai thác, hy vọng quyết định này có thể thúc đẩy các bên tiến tới thỏa hiệp, làm giảm tình hình căng thẳng ở Biển Đông.

Dự kiến, vào giữa năm nay, Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc sẽ đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Trung Quốc, một nước thành viên thường trực của Liên hợp quốc lại khăng khăng tuyên bố, họ không chấp nhận vụ kiện của Philippines, cũng không tham gia vào quá trình vụ kiện này. Đồng thời, hành động của Trung Quốc ở Biển Đông càng bất chấp luật pháp quốc tế, đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. 

Đầu tháng 4/2016, một khu thủy cảnh thuộc Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận với hơn 20 khoa mục trong đó có vượt qua khu phong tỏa thủy lôi, phóng đạn gây nhiễu, đột kích chống người nhái, hỏa pháo tấn công. Nguồn ánh: báo Nhân Dân, Trung Quốc.
Đầu tháng 4/2016, một khu thủy cảnh thuộc Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận với hơn 20 khoa mục trong đó có vượt qua khu phong tỏa thủy lôi, phóng đạn gây nhiễu, đột kích chống người nhái, hỏa pháo tấn công. Nguồn ánh: báo Nhân Dân, Trung Quốc.
Đông Bình