Lãnh đạo ôm chức và "sư nói sư phải, vãi nói vãi hay"

05/11/2016 06:31
Trinh Phúc
(GDVN) - "Lĩnh vực y tế còn nhiều việc gây bức xúc nên giám đốc bệnh viện phải chuyên sâu, chứ không thể lãnh đạo chung chung, quản lý kiểu định hướng như ngành khác".

Mọi lý do đều là sự ngụy biện!

Vấn đề lãnh đạo bệnh viện ôm nhiều chức, dịch vụ hóa bệnh viện  đang thu hút sự chú ý của bạn đọc.  

Trong các bài báo: “Giám đốc bệnh viện ôm 7 chức là thiếu lòng tin ở cấp dưới, người bệnh thiệt thòi”,“Có nhiều lãnh đạo bệnh viện ôm chức, đâu chỉ riêng Viện nhi Trung ương";

Lãnh đạo ôm chức và "sư nói sư phải, vãi nói vãi hay"  ảnh 1

Bệnh viện có Giám đốc ôm 7 đến 9 chức danh là "tham nhũng chức vụ"

Và “Bệnh viện có Giám đốc ôm 7 đến 9 chức danh là "tham nhũng chức vụ" mà Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam phản ánh đang có những ý kiến trái chiều.

Trong khi Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Nhung (Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương) – người kiêm nhiệm tới 9 chức danh cho rằng:

Kiêm nhiệm nhiều chức vì luật không cấm nên không sai. Giám đốc chỉ quản lý chung không điều trị bệnh nhân”.

Trước đó, Ông Trịnh Ngọc Hải (Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương) khi trả lời phóng viên xung quanh việc Giám đốc Bệnh viện Nhi, Lê Thanh Hải kiêm giữ đến 7 chức cho rằng:

Đúng là lãnh đạo bệnh viện không nên giữ nhiều chức, chỉ dừng lại ở một, hai, ba chức là vừa. Việc ông Lê Thanh Hải giữ nhiều chức để đốc thúc công tác chuyên môn, có lợi cho người bệnh”.

Trong quá trình làm việc bên Bệnh viện 198 (Bộ Công an), phóng viên nhận được một quan điểm mới và cũng đầy bất ngờ.

Trưởng phòng Chính trị Bệnh viện 198, Bác sĩ Nguyễn Thái Hưng (ảnh Trinh Phúc).
Trưởng phòng Chính trị Bệnh viện 198, Bác sĩ Nguyễn Thái Hưng (ảnh Trinh Phúc).

Theo Trưởng phòng Chính trị Bệnh viện 198, Bác sĩ Nguyễn Thái Hưng cho biết:

“Hiện nay, lãnh đạo bệnh viện kiêm nhiệm chức vụ cụ thể gồm, ông  Sái Văn Đức - Phó Giám đốc kiêm Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp;

Ông Phạm Quốc Cường - Phó Giám đốc kiêm Trưởng khoa Thận khớp;

Ông Trần Quốc Hùng - Phó Giám đốc kiêm Giám đốc Trung tâm Ung bướu."

Lãnh đạo ôm chức và "sư nói sư phải, vãi nói vãi hay"  ảnh 3

Có nhiều lãnh đạo bệnh viện ôm chức, đâu chỉ riêng Viện nhi Trung ương

Lý giải rõ hơn về vấn đề này, ông Nguyễn Thái Hưng cho rằng:

“Cá nhân tôi cũng đồng ý rằng, không nên kiêm nhiệm nhiều chức. Hiện tôi vừa làm công tác Trưởng phòng Chính trị lại kiêm luôn trưởng một khoa bệnh.

Thực tế, công tác trưởng khoa bệnh tôi ủy quyền cho cấp Phó đảm đương hết vì công tác tại phòng Chính trị đủ bận lắm rồi.

Hiện tại, việc kiêm nhiệm của các lãnh đạo xuất phát từ việc cán bộ trẻ đang trong quá trình đào tạo, thử thách.

Về chuyên môn, các cán bộ trẻ mang đến cho chúng tôi sự yên tâm nhưng do hoạt động trong ngành Công an muốn lên vị trí trưởng khoa họ phải đạt trần quân hàm đúng quy định.

Quan điểm của bệnh viện là khi có người phù hợp chúng tôi mới chuyển giao, chứ không để việc các Phó Giám đốc Bệnh viện kiêm nhiệm cả trưởng khoa bệnh như lúc này”.

Nguyên Đại biểu Quốc hội Cao Sỹ Kiêm (Ảnh: TTXVN).
Nguyên Đại biểu Quốc hội Cao Sỹ Kiêm (Ảnh: TTXVN).

Rõ ràng, việc ôm chức của lãnh đạo bệnh viên tồn tại ở nhiều nơi nhưng mỗi nơi lại mang đến mỗi lý do khác nhau, rất khó để thuyết phục.

Trước tình trạng "sư nói sư phải, vãi nói vãi hay", nguyên Đại biểu Quốc hội Cao Sỹ Kiêm cho rằng:

“Mọi lý do đưa ra chỉ là ngụy biện! Đặc thù của ngành Y tế, bệnh viện đòi hỏi rất chuyên sâu vì liên quan đến đời sống, sinh mệnh của toàn dân.

Các ngành khác, lãnh đạo có thể chung chung, mang tính quản lý đường hướng còn lãnh đạo bệnh viện thì trách nhiệm phải gắn với sinh mệnh của từng người.

Theo tôi lãnh đạo bệnh viện không nên kiêm nhiệm nhiều bởi họ cần có thì giờ chuyên sâu quản lý trong bối cảnh vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc, bất cập trong bệnh viện chưa được giải quyết triệt để.

Một ông giữ Giám đốc Bệnh viện mà vừa phải quản lý con người đến tài chính, tài vụ đòi hỏi có thời gian.

Còn tình trạng lãnh đạo bệnh viện ôm 7 tới 9 chức sẽ làm giảm chất lượng quản lý của người lãnh đạo”.

Đừng biến bệnh viện thành nơi kinh doanh kiếm tiền! 

Đóng góp ý kiến xung quanh xu hướng dịch vụ hóa bệnh viện công tại Bệnh viên Nhi Trung ương và Bệnh viện Phổi Trung ương, ông Cao Sỹ Kiêm cho rằng:

“Mọi lý do đưa ra để giải thích cho xu hướng dịch vụ hóa trong bệnh viện công từ phía lãnh đạo của các lãnh đạo bệnh viện mà Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam phản ánh không thực sự thuyết phục.

Quan điểm của tôi, Trách nhiệm chính của ngành Y tế là dịch vụ đưa ra phải phù hợp với đại đa số người bệnh.

Lãnh đạo ôm chức và "sư nói sư phải, vãi nói vãi hay"  ảnh 5

Giám đốc bệnh viện ôm 7 chức là thiếu lòng tin ở cấp dưới, người bệnh thiệt thòi

Trong tình hình hiện nay, việc một số bệnh viện phát triển dịch vụ thêm, cải thiện để nâng cao đời sống cán bộ nhân viên; cái đó không có gì sai, nhưng nếu lạm dụng quá mà lại đi tập trung quá sức hay xã hội hóa ồ ạt là không nên.  

Ví dụ, các trang bị thiết bị hiện đại kêu gọi tư nhân người ta trang bị, nhưng rồi khi đi vào chữa bệnh lại cố tình lôi kéo người bệnh chụp chiếu trong khi bệnh đó không cần.

Việc cố tình khám để thu tiền nhằm hoàn vốn, sinh lời sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của người dân.

Dân không đủ điều kiện, thu nhập sẽ không có khả năng thanh toán, còn nếu đưa vào thanh toán bảo hiểm thì thiệt cho Nhà nước...

Việc xã hội hóa hay làm thêm trong bệnh viện để tăng thu nhập cần có một quy chế chung rõ ràng chứ không phải của riêng từng bệnh viện.

Việc xã hội hóa, dịch vụ hóa trong bệnh viện ồ ạt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện, ảnh hưởng đến ngân sách và uy tín của Nhà nước.

Đừng biến bệnh viện thành nơi kinh doanh, kiếm tiền".

Trinh Phúc