Tụt hậu hoặc phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân

12/10/2014 07:57
Trần Sơn Lâm
(GDVN) - Một trong những nguyên nhân là động lực mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển...

Tác giả Trần Sơn Lâm, từng được độc giả biết đến qua bài viết Tranh chấp chủ quyền: Chọn hữu nghị viển vông hay quốc gia, dân tộc?.

Ông là người lính trong chiến tranh vệ quốc cuối thế kỷ 20, đồng thời là nhà khoa học. Khi hòa bình lập lại, ông tham gia công tác chính quyền và nhiều năm nắm giữ vị trí Hàm vụ trưởng, Vụ khoa giáo-văn xã của Văn phòng Chính phủ. 

Bài báo mới này, ông gửi riêng cho Báo Giáo dục Việt Nam. Tòa soạn xin đăng nguyên văn, với mục đích góp thêm một góc nhìn mới của tác giả với các vấn đề của quốc gia, dân tộc hiện nay.

Văn phong, lập lập và quan điểm là của tác giả, không nhất thiết trùng với quan điểm của Tòa soạn.

Xin trân trọng giới thiệu. 

Sự thật lịch sử không thể chối cãi

Một sự thực lịch sử, dù ai có suy nghĩ gì đi nữa thì lịch sử vẫn mãi ghi nhận sự hy sinh của các thế hệ đã làm nên Cách mạng tháng 8 lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ tay phát xít Nhật hoàn toàn bằng tinh thần tự lực và sức mạnh quật khởi của toàn thể dân tộc dưới sự lãnh đạo của mặt trận Việt minh đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh. 

Trận Điện Biên Phủ với tên “Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp” là kết cục bi thảm của đội quân viễn chinh Pháp, một trong các cường quốc lúc bấy giờ và các cường quốc thế giới  đã phải họp Hội nghị tại Giơ ne vơ để công nhận nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên đất liền và trên biển bao gồm cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Điều đặc biệt là tại Hội nghị này là một bên tham gia và đã đặt bút ký. Trận Điện Biên Phủ đã trở thành  biểu tượng của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới và thành một huyền thoại. Chúng ta có quyền tự hào là chưa có một dân tộc nào ngoài Châu Âu đã có một trận đánh lừng lẫy bắt sống trên hàng chục nghìn tên lính, từ tư lệnh mặt trận đến các lính lê dương khét tiếng tàn ác và tinh nhuệ của một đội quân phương Tây có lịch sử quân sự hoành tráng, là những hậu duệ của Napoleong bách chiến bách thắng đã từng chinh phục cả Châu Âu. Đây cũng là một trận đánh rửa nỗi hận khi Pháp đem quân xâm lược nước ta cuối thế kỷ 19.

Nhưng định mệnh và sự trớ trêu của lịch sử đã buộc dân tộc Việt Nam ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền lấy vĩ tuyến 17 làm  đường ranh giới tạm thời  để sau 2 năm sẽ thực hiện tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Do tầm quan trọng của vị trí địa chính trị, một lần nữa nước ta lại nằm trong âm mưu tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc lớn và giữa hai hệ thống chính trị lúc bấy giờ,

Mỹ và các nước phương Tây khuyến khích chính quyền Miền Nam lúc bấy giờ phá hoại hiệp định Giơ ne vơ và ra sức đàn áp những người đã tham gia kháng chiến chống Pháp, để làm tiền đồn của phe Tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu, chúng ta một lần nữa phải cầm vũ khí chiến đấu để thực hiện thống nhất Tổ quốc và với trận Điện Biên Phủ trên không 1972, Mỹ buộc phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam và để dân tộc Việt Nam tự giải quyết công việc nội bộ của mình.

Cuộc kháng chiên chống Mỹ đã làm đảo lộn mọi suy nghĩ của người Mỹ và gây ra các phong trào phản chiến chưa từng có ở Mỹ và phong trào ủng hộ Việt Nam ở khắp các nước trên thế giới. Nếu những ai đã từng đến các nước trên thế giới sau năm 1975 mới thấy nhân dân thế giới ngưỡng mộ dân tộc Việt Nam đến thế nào. 

Chúng ta không thể phủ nhận vinh quang và ánh hào quang của các thế hệ đi trước là trong thế kỷ 20 chúng ta đã đánh bại 3 cường quốc lớn Pháp, Mỹ, Trung Quốc và cứu nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng của chế độ Khơ Me Đỏ. Làm thế nào để chúng ta có thể giữ mãi ánh hào quang và sự vinh quang đó, đây là một câu hỏi đặt ra cho toàn thể mọi người dân Việt Nam.

Nếu những ai không muốn thừa nhận sự thực lịch sử này, thì những người đó cũng chỉ là một thiểu số rất ít ỏi và sẽ không bao giờ được đại đa số nhân dân Việt Nam để ý tới những tiếng nói của họ.

Đổi mới hay...

Năm 1986, đứng trước tình hình đất nước vẫn bị bao vây cấm vận và cô lập với phần lớn thế giới do Mỹ cấu kết với Trung Quốc và các nước phương Tây thực hiện với lý do vu cáo Việt Nam xâm lược Campchia. Đồng thời, đất nước ta vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh với Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, chúng ta chỉ còn mối liên hệ với các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô, nhưng bản thân các nước này cũng đang ở trong tình trạng khủng hoảng kinh tế và xã hội trầm trọng, mọi sự chi viện cho chúng ta trở nên rất ít ỏi.

Tại Đại hội 6 với sự đứng đầu của Tổng Bí thư, Chủ tịch Hội đồng Nhà  nước Trường Chinh, Đảng đã khởi xướng con đường đổi mới để đưa đất nước ta ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. 

Con đường đổi mới này thực chất là  một cuộc cách mạng về tư tưởng, kiên quyết xóa bỏ những tư tưởng giáo điều cứng nhắc, đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết, mặc dù Tổng bí thư Trường Chinh và các đồng chí của Người cũng gập phải không ít những ý kiến chỉ trích gay gắt và ý kiến không tán thành vì sợ rằng chúng ta đi chệch khỏi con đường XHCN đã lựa chọn, phá hoại thành quả cách mạng đã đạt được, khi cho kinh tế tư nhân phát triển với tinh thần mạnh dạn giảm dần, tiến đến hoàn toàn xóa bỏ chế độ kế hoạch hóa quan liêu bao cấp, tiến dần đến xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước. 

Cụ thể chỉ qua vài ba năm, từ một đất nước thiếu lương thực trầm trọng, ngân khố hầu như trống rỗng chúng ta đã sản xuất được một lượng lương thực dồi dào đủ để cung cấp lương thực trong nước và xuất khẩu,  dùng lương thực đển đẩy mạnh chăn nuôi, đàn gia súc phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. 

Về quan hệ quốc tế, Mỹ và Trung Quốc bấy giờ tưởng rằng với sự cấu kết của mình Việt Nam sẽ sụp đổ nhưng ngược lại chúng ta vẫn đứng vững trước sự sụp đổ của các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô. 

Trước sự vững vàng của ta, Mỹ bắt đầu thay đổi thái độ trong việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và từ năm 1995 lập quan hệ chính thức với ta. 

Còn Trung Quốc đi trước một bước với việc ký hiệp định Thành Đô để chấm dứt chiến tranh biên giới và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, về Hiệp định này còn có nhiều ý kiến khác nhau nhưng lúc ấy chúng ta cần hòa bình để tái thiết đất nước

Chúng ta có thể thấy rõ sự phát triển kinh tế của chúng ta từ năm 1986 đến cuối năm 2013 qua bảng công bố của Ngân hàng Thế giới để thấy sự thành công của tư duy đổi mới của lớp lãnh đạo tiền bối đã mang lại cho thế hệ ngày hôm nay.

GDP của chúng ta  năm 1989 theo ước tính của Ngân hàng Thế giới vào khoảng 6,3 tỷ USD nhưng đến năm 2006 đã đạt 66,37 tỷ USD, tăng hơn 10 lần so với năm 1989, dự trữ ngoại tệ của ta lúc này theo các số liệu đã công bố cỡ khoảng trên 10 tỷ USD và tỷ lệ nợ công rất nhỏ chỉ bằng ¼ tỷ lệ nợ công ở thời điểm hiện nay. 

Từ năm 2007 đên 2014, GDP tăng khoảng  gần 2,5 lần, nhưng tỷ lệ nợ công lại tăng vọt lên tới mức báo động và theo con số thông báo chính thức của Bộ tài chính tỷ lệ nợ công của ta năm 2013 là 55,7% GDP, tương đương khoảng 81,3 tỷ USD, như vậy mỗi người Việt đang gánh gần 20 triệu đồng nợ công.

Theo chuyên gia  kinh tế, tiến sĩ Lê Đăng Doanh nguyên viện trưởng Viện quản lý  kinh tế Trung ương thì số nợ công của ta xấp xỉ 106% nếu tính cả nợ trong nước và nợ nước ngoài của Chính phủ (cả trung ương, địa phương và DNNN); nợ để chi và nợ bảo lãnh; nợ ngân hàng, nợ qua phát hành giấy nợ như trái phiếu…

Nhìn qua các số liệu trên chúng ta thấy việc tăng trưởng của ta là không bền vững, trong GDP chiếm một khoảng vốn lớn vay nợ của nước ngoài, nếu không có một sự đột phá nào đấy thì khả năng vỡ nợ là một điều cần hết sức lưu ý như các chuyên gia kinh tế đã cảnh báo

Sự thành công của sự nghiệp đổi mới trong những năm 90 và đầu những năm 2000 không thể không kể đến khả năng chèo lái của các vị lãnh đạo Đảng, nhà nước, Chính phủ thời bấy giờ đã đưa nước ta ra khỏi sự khủng hoảng kinh tế và xã hội cả trên mặt trận kinh tế, quan hệ quốc tế và củng cố quốc phòng, tạo đà để lấy lại niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước, với Đảng và Chính phủ.

Nói đến thời kỳ này ta không thể không nói đến việc xây dựng thành công đường dây điện 500kv, đường Hồ Chí Minh, đưa công nghệ thông tin, internet một thành tựu của khoa học công nghệ phổ cập tại Việt Nam,  mỗi gia đình có một máy điện thoại bàn đã trở thành hiện thực và số người sử dụng điện thoại di động đã trở nên phổ thông với tất cả mọi người, không phải chỉ những người có tiền mà ngay cả người giúp việc, bà bán rau, buôn thúng bán mẹt cũng dùng điện thoại di động. 

Chúng ta đã xóa bỏ việc đăng ký các thiết bị như máy ghi âm, các thiết bị quay phim, nghe, nhìn khác … mỗi khi được nhập khẩu vào Việt Nam.

Nói đến các thành tựu trên không thể không kể tư duy đổi mới, đến tinh thần quyết liệt, quyết đoán nói và làm đến cùng của Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt và các cộng sự của người với mục tiêu nhanh chóng cải thiện đời sống của nhân dân và nâng cao sức mạnh nội lực của đất nước. 

Ông Nguyễn Khánh, nguyên Phó Thủ tướng nhiều lần nói với  anh chị em chúng tôi ở  Vụ Khoa Giáo Văn Xã VPCP, nhiệm kỳ Chính phủ này làm được nhiều việc vì chúng ta may mắn có một vị Thủ tướng nhưng lại là một vị công thần đã từng bị giam cầm tù đầy, vào sinh ra tử.

Những ai đã có dịp làm việc với Thủ tướng đều phải thừa nhận Ông có một trí nhớ tuyệt vời, ông không bao giờ quên các công việc mà ông đã giao việc. Ông luôn chú ý đến những việc tưởng chừng đó không phải là việc của Thủ tướng như việc ông trực tiếp ra chỉ thị thành lập ban chỉ đạo nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vì một lý đơn giản là nông dân và người dân nghèo phải được uống nước sạch và đi vệ sinh một cách sạch sẽ văn minh. 

Ông tâm sự với chúng tôi tại sao những người nông dân, những người nghèo đã hết lòng hy sinh cho cách mạng lại vẫn chịu cảnh uống nước bẩn và đi vệ sinh ở cầu tõm, chúng ta không thể để hiện tượng này tiếp diễn.

Tất cả anh em làm việc ở Văn phòng Chính phủ đều thấy Ông luôn gần gũi, lắng nghe mọi ý kiến phản biện kể cả các việc mà thường trực Chính phủ đã quyết như vụ chuyển đổi dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ từ công nghệ nhiệt điện ngưng hơi sang công nghệ Tua bin khí chu trình hỗn hợp, tiết kiệm cho nhà nước gần 300 triệu USD, mà công suất của nhà máy lại tăng lên gấp 1,5 lần theo vốn vay ODA của Nhật Bản. Ông kiên quyết nếu Nhật bản không chấp nhận thì cho dừng dự án.

Việc đưa công nghệ thông tin, mạng Internet vào Việt Nam cũng không đơn giản. Tôi nhớ, có lần trong một cuộc họp do lãnh đạo Chính phủ chủ trì để bàn triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin, sau khi nghe đại diện các bộ, ngành. Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh hôm đó chủ trì cuộc họp đã phát biểu đại ý “nếu chúng ta còn ngần ngại việc nhân dân sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, máy ghi âm, máy ghi hình vv… ảnh hưởng đến an ninh, sợ bị các lực lượng thù địch lợi dụng, chống phá thì đến bao giờ nhân dân ta mới được hưởng các thành quả khoa học của nhân loại. Các cơ quan an ninh phải phát triển và lớn mạnh để theo kịp xu hướng phát triển của nhân loại, còn nhân dân phải có quyền thụ hưởng các sản phẩm này”.  

Nếu không có nhận thức và tầm nhìn xa của lãnh đạo Chính phủ thời kỳ đó thì có lẽ công nghệ thông tin không thể phát triển như ngày nay.

Phải nói một cách thẳng thắn, cuối những năm 90 và đầu những năm 2000 cuộc sống của nhân dân, cán bộ được cải thiện rõ rệt, đồng lương thực sự có giá trị đối với công nhân, viên chức của mọi thành phần kinh tế.

Sau gần một thập kỷ qua, kể từ năm 2007, - một phần do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, một phần do có những thất thoát nghiêm trọng trong hoạt động kinh tế của các tập đoàn kinh tế nhà nước bao gồm cả các ngân hàng nhà nước và tư nhân, mặc dù GDP vẫn tăng trưởng nhưng kéo theo là tỷ lệ nợ công tăng lên gấp gần 4 lần so với năm 2006, lạm phát có một thời tăng với tốc độ phi mã lên đến 2 con số, giá trị đồng lương giảm, sức mua giảm, một loạt không nhỏ các công ty phá sản-, đến nay ta phải thừa nhận là mình đang tụt hậu về sức mạnh kinh tế so với các nước trong khu vực và so với các cường quốc chủ yếu trên thế giới. Điều này có thể tham khảo qua bản công bố của ngân hàng thế giới về GDP của các nước kết thúc vào cuối năm 2013:  

Tên nước và vùng lãnh thổ

GDP

Mốc tính

GDP Năm trước

GDP cao nhất

GDP xuất phát điểm

Đơn vị tính

Mỹ

16800,00

12/2013

16244,60

16800,00

520,53

Tỷ USD

Trung Quốc

9240,27

12/2013

8230,00

9240,27

45,50

Tỷ USD

Nhật bản

5960,00

12/2012

5900,00

5960,00

44,30

Tỷ USD

Đức

3634,82

12/2013

3425,95

3634,82

208,90

Tỷ USD

Pháp

2734,95

12/2013

2611,22

2831,80

62,70

Tỷ USD

Anh

2522,26

12/2013

2461,77

2857,08

72,33

Tỷ USD

Nga

2096,71

12/2013

2017,28

2 096,78

195,90

Tỷ USD

Ý

2071,31

12/2013

2013,70

2071,31

40,77

Tỷ USD

Ấn Độ

1876,80

12/2013

1858,45

1876,80

63,50

Tỷ USD

Canada

1825,10

12/2013

1821,45

1825,10

40,77

Tỷ USD

Hàn Quốc

1304,55

12/2013

1222,81

1304,55

2,36

Tỷ USD

Indonexia

868,35

12/2013

878,04

878,04

5,98

Tỷ USD

Đài Loan

489,21

12/2013

475,33

489,21

42,23

Tỷ USD

Thái Lan

387,25

12/2013

365,97

387,25

2,76

Tỷ USD

Malaysia

312,44

12/2013

305,03

312,44

2,42

Tỷ USD

Singapor

297,94

12/2013

286,91

297,94

0,70

Tỷ USD

Hồng Kong

274,94

12/2013

262,63

274,01

1,32

Tỷ USD

Philippin

272,02

12/2013

150,18

274,01

4,40

Tỷ USD

Việt Nam

171,39

12/2023

155,82

171,39

6,3 1989

Tỷ USD

Nhìn bảng trên ta thấy quả là GDP của chúng ta còn quá thấp nếu so với Singapor với số dân trên 5 triệu và diện tích quốc đảo này chỉ có 716,1 km2. Vào những năm 60 của thế kỷ trước GDP của Singapor chỉ có 0,7 tỷ USD nhưng hiện nay đã lớn vượt hơn ta khoảng trên 120 tỷ USD và thu nhập đầu người của ta bằng khoảng 1/51 của Singapor.

Hàn Quốc với diện tích 100.140km2 gần bằng khoảng 1/3 diện tích nước ta và dân số trên 48 triệu, với GDP khởi điểm của đầu những năm 1960 là 2,36 tỷ USD đến nay đã vượt lên đến 1304, 55 tỷ USD. GDP của Hàn Quốc gấp hơn 7,6 lần nước ta

Trong khi đó dân số nước ta tại thời điểm hiện tại gần gấp 2 lần Hàn Quốc, gần gấp 17 lần Singapor. Về diện tích nước ta thì gấp khoảng 3,3 lần diện tích Hàn Quốc và gấp hơn 460 lần diện tích Singapor.

Hiện nay Hàn Quốc có khoảng 90 nghìn dân sống tại Việt Nam nhưng họ hầu hết là các ông chủ, đốc công, cán bộ kỹ thuật cao, nhân viên kỹ thuật. Việt Nam cũng có khoảng 90 nghìn người sống ở Hàn Quốc nhưng đại đa số là người giúp việc và công nhân lao động phổ thông.

Theo thông tin mới nhất, để đuổi kịp Hàn Quốc tại thời điểm này, Việt Nam phải có tốc độ tăng trưởng GDP 9% trong vòng 20 năm.

Làm sao chúng ta có thể giữ được sự vinh quang và ánh hào quang của các thế hệ đi trước nếu như sức mạnh kinh tế của chúng ta tiếp tục tụt hậu như Phó Thủ tướng, Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Phúc đã thẳng thắn nhận định tại  cuộc họp kiểm điểm về tình hình kinh tế tổ chức ngày 23/9/2013 do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với ủy ban kinh tế của quốc hội tổ chức: "Trong khi phần lớn các nước trong khu vực đã lấy lại đà tăng trưởng sau khủng hoảng thì tại Việt Nam, sự phục hồi còn chậm. Xét về mặt tuyệt đối, khoảng cách giữa Việt Nam và các nước trong khu vực đang ngày một cách xa

"Dư địa chính sách cho mô hình tăng trưởng hiện tại không còn nhiều. Những cảnh báo về một nền kinh tế chứa ẩn nhiều rủi ro và một triển vọng tăng trưởng không mấy tươi sáng đang có nguy cơ trở thành hiện thực".

Điều này Chủ tịch nước đã khẳng định lại và nói rõ thêm “….nền kinh tế nước ta còn tụt hậu, cuộc sống của đồng bào ta ở nhiều vùng, nhiều đối tượng còn rất khó khăn”.

Lời cảnh báo của Chủ tịch nước là một điều tâm huyết từ vị Nguyên thủ quốc gia đối với thực trạng kinh tế, xã hội ngày nay.

Làm thế nào để thoát ra khỏi tình trạng này. 

Một điều là có biết bao dân tộc trên thế giới khát khao một vị trí địa chính trị chiến lược với những tiềm năng to lớn của Việt Nam. Chiều dài bờ biển Việt Nam là 3350 km (công bố trên website của Bộ Khoa học – Công nghệ), Một số tổ chức nước ngoài, như CIA World Factbook (tại website http:www.cia.gov) công bố chiều dài bờ biển Việt Nam là 3.444km, với những hải cảng nước sâu, có tầm chiến lược mà bao nhiêu cường quốc thèm muốn như vịnh Cam Ranh, cảng nước sâu Vũng Áng… chúng ta có các cảnh đẹp mang tầm cỡ thế giới như vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng mà các nhà thám hiểm nước ngoài liệt kê là các kỳ quan của thế giới, có các thành phố nghỉ mát có khí hậu như ở Châu Âu như Đà Lạt và rất nhiều các bãi biển có thể so sánh với các bãi biển đẹp của thế giới ở Đà Nẵng, ở miền Trung như Phan Thiết, Nha Trang, Vũng Tàu … chúng ta lại có những khoáng sản tuy có trữ lượng không thật lớn mang tầm cỡ thế giới nhưng đủ để phát triển nền kinh tế của đất nước như than đá, dầu khí, bô xít, sắt, đất hiếm, kể cả mỏ Uranium và nhiều loại khoáng sản đa dạng khác.

Ngoài những tiềm năng to lớn trên đất liền chúng ta lại có chủ quyền với gần 1 triệu km2 thềm lục địa, một ngư trường đánh bắt cá với tiềm năng to lớn và khoáng sản dưới thềm lục địa như ti tan ven biển, dầu khí…

Chúng ta lại có nguồn tài nguyên to lớn là con người với hơn 90 triệu dân, một dân tộc có tiềm năng về trí tuệ có thể nhanh chóng hấp thụ và phát triển các công nghệ hiện đại.

Với một lợi thế và tiềm năng như đã nói trên, nhân dân đang trông đợi ở các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính phủ có các quyết sách mạnh mẽ như các vị Lãnh đạo Tiền bối đã từng làm để đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh, tăng cường sức mạnh nội lực để có đủ khả năng bảo đảm vững chắc biên giới đất liền, các đảo và chủ quyền trên các vùng biển của ta theo luật pháp quốc tế. 

Phải thừa nhận một thực tế, việc phát triển nền kinh tế thị trường kéo theo nhiều hệ lụy như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã viết: “tham nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm, thói quan liêu hống hách cửa quyền với nhân dân, tình trạng trù dập, ức hiếp người dân lương thiện, gây ra bao nỗi oán thán, bất bình trong nhân dân”, việc lựa chọn nhân tài vẫn bị chi phối bởi câu nói truyền miệng trong nhân dân “Nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ…” trong công tác cán bộ”. Tất cả các điều này dẫn đến “làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ ta, là mầm họa đối với độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc” mà Chủ tịch nước đã khẳng định trong bài viết trên của mình.

Có thể nói rõ hơn là tệ nạn tham những đã phổ cập trong toàn bộ hệ thống chính quyền, từ cấp phường đến cấp tỉnh,  cấp trung ương, tham nhũng dưới góc độ tinh vi hơn khó phát hiện thông qua việc mua bán chính sách của các nhóm lợi ích kể cả việc mua bán quyền chức, việc sử dụng đồng vốn thiếu hiệu quả trong đầu tư các dự án, các công trình, việc lãng phí trong chi tiêu công của các cơ quan nhà nước … dẫn đến chúng ta phải vay nợ nhiều như đã nói ở trên.

Các hệ lụy này chính là các nguyên nhân dẫn đến sức mạnh nền kinh tế nước ta tụt hậu. Nếu so với Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới với GDP  9240,27 tỷ USD, thì GDP của Việt Nam sấp sỉ bằng 1/54 lần GDP của Trung  Quốc. Ở bên cạnh một hàng xóm khổng lồ với sức mạnh kinh tế như vậy, lại luôn có ý đồ độc chiếm biển đông và biến nước ta trở thành vệ tinh của họ thì không có cách nào khác là ta phải có một sức mạnh về kinh tế dồi dào đủ để xây dựng một lực lượng quốc phòng hùng mạnh, đủ sức phòng thủ, răn đe mọi mưu đồ xâm lược của bất cứ kẻ thù nào. Chúng ta phải nhớ một điều: sức mạnh nội lực là yếu tố quyết định trong mọi mối quan hệ và cùng với sự ủng hộ của quốc tế thì sẽ không có kẻ thù nào có thể làm thay đổi biên giới quốc gia của ta trên đất liền và trên vùng biển thuộc chủ quyền của ta. 

 Tụt hậu hoặc phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân ảnh 2Chung tay vì tầm vóc Việt: sữa hay bữa cơm có cá khô?

(GDVN) - Nếu các tổng công ty lương thực, các doanh nghiệp thủy sản cùng chung tay “vì tầm vóc Việt” thì chắc các cháu sẽ có bữa cơm đủ chất trước khi uống ly sữa ngọt.

Để làm được điều này trước hết phải lấy dân làm gốc như lời Bác Hồ dậy, phải khơi dậy sức dân, trí tuệ của dân, trước hết là phải thay đổi về chất của đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Nếu như những năm 80 ông Kim Ngọc đã thực hiện khoán chui để sau nhiều năm Đảng mới tổng kết để có một chính sách về nông nghiệp để đưa việc khoán trở thành hợp pháp theo quy định của pháp luật. Thì việc làm thế nào để thay đổi về chất của đội ngũ cán bộ đã được cụ thể hóa tại Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 5 Khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước.

Trong thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đem lại hy vọng về việc đổi mới quyết liệt hơn khi Thủ tướng khẳng định: “Một trong những nguyên nhân là động lực mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển. Đây là lúc chúng ta cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững". 

Nguồn động lực đó phải đến từ Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân”. Thủ tướng nhấn mạnh: Dân chủ là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã chỉ rõ Nước ta là một nước dân chủ, mọi quyền lực đều thuộc về Nhân dân. Đảng ta đã khẳng định Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dân chủ cũng là xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của xã hội loài người”

Đồng thời Thủ tướng cũng nhắc lại một vấn đề mà đã hơn 6 năm nay kể từ khi ban hành nghị quyết của Trung ương 5 khóa X nhưng vẫn chưa được thực hiện là: “Phải mở rộng dân chủ trực tiếp và hoàn thiện cơ chế bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Sớm thực hiện thí điểm Nhân dân trực tiếp bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa X”.

Việc thực hiện thí điểm nhân dân bầu trực tiếp Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là một bước làm trong sạch bộ máy hành chính, là một bước để tiến dần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở và hạn chế tệ nạn tham nhũng, quan liêu, hống hách, ức hiếp, cửa quyền của những người gần dân nhất. Chúng ta đã có đề án bầu thí điểm 500 chủ tịch xã từ năm 2008. Đà Nẵng cũng là thành phố đầu tiên đề nghị Trung ương cho nhân dân trực tiếp bầu trực tiếp thị trưởng thành phố.

Đây là những tư tưởng đột phá để từng bước tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người dân có thể tham gia quản lý xã hội, đào tạo đội ngũ lãnh đạo có chất lượng theo đúng tinh thần “cạnh tranh” để tìm người thủ lĩnh xứng đáng với lòng tin của dân.  Đây là phương thức duy nhất tiến dần đến triệt hạ tận gốc rễ tệ nạn lựa chọn lãnh đạo theo kiểu: “nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ ”.

Thực hiện tốt việc để cho dân bầu cử lãnh đạo chính là khơi dậy sức dân, khơi dậy trí tuệ của dân và để dân thấy được quyền làm chủ thực sự của mình trong việc lựa chọn những người lãnh đạo. gốc rễ của sức mạnh dân tộc đó là tài nguyên con người, là tạo mọi cơ hội công bằng cho con người có thể cống hiến nhiều nhất cho xã hội, cho nhân dân và được hưởng những thành quả do mình làm ra, là tài năng, phẩm chất của đội ngũ lãnh đạo và thủ lĩnh của đội ngũ này như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: 

“Gốc có vững, cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”.

Trần Sơn Lâm